Tính đến hôm 2/1/2018, cuộc biểu tình đòi xóa bỏ chính phủ Hồi giáo tại Iran đã lan sang ngày thứ 6. ít nhất 21 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ với cảnh sát trong khi bạo lực và đổ máu chưa có dấu hiệu dừng lại.

Embed from Getty Images

Người biểu tình Iran đối mặt với cảnh sát chống bạo động ngày 30/12/2017

Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày thứ Năm (28/12/2017) khi những người biểu tình xuống đường phản đối giá cả leo thang, tỷ lệ thất nghiệp cao và tham nhũng tràn lan trong chính quyền Hồi giáo Iran. Cuộc biểu tình được cho là đã khởi phát từ các lời kêu gọi trên các mạng xã hội, với sự tham gia ban đầu chủ yếu từ những người trẻ dưới 40 tuổi.

Để chống lại điều này, chính quyền Iran đã cắt internet, chặn Istagram và chặn phần mềm nhắn tin Telegram được người Iran sử đụng để kêu gọi biểu tình.

Đến nay, cuộc biểu tình đã trở thành lớn nhất từ cuộc bầu cử 2009, thách thức quyền lực tuyệt đối của nền Cộng hòa Hồi giáo. Cảnh sát chống bạo động và bom khói cũng được sử dụng để giải tán người biểu tình. Khoảng 450 người đã bị bắt. Tòa Án Cách Mạng Iran đã cảnh báo người biểu tình có thể đối mặt với án tử hình.

Từ một cuộc biểu tình vì kinh tế và tham nhũng, những người biểu tình đang yêu cầu xóa bỏ chế độ Hồi giáo hiện tại, bao gồm cả Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, với rất nhiều khẩu hiệu kêu gào từ đám đông đòi cái chết cho Cộng hòa Hồi giáo và tổ chức khủng bố Hezbollah mà chính phủ Iran đang bảo trợ.

Chúng tôi không muốn một nước Cộng hòa Hồi giáo, chúng tôi không muốn nó, chúng tôi không muốn nó”, những người biểu tình hô vang, WSJ ghi lại. Người biểu tình còn hô vang các khẩu hiệu khác như:

“Họ đang sử dụng Hồi giáo như một cái cớ để lái người dân vào điên loạn.”

“Độc lập, Tự do, Cộng hòa Iran”.

‎”Chúng ta sẽ chết nhưng chúng ta sẽ lấy lại Iran!.”

Các chính quyền Iran phản ứng lại cuộc biểu tình giống với bất kỳ một chế độ độc tài nào khác trên thế giới: Đổ lỗi cho kẻ thù.

Lãnh tụ tối cao Khamenei nói: “Trong những ngày gần đây, kẻ thù của Iran đã sử dụng các công cụ khác nhau, trong đó có tiền, vũ khí, chính trị và tình báo để tạo ra hỗn loạn cho Cộng hòa Hồi giáo”.

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Iran thì nêu đích danh Mỹ, Anh và Ả Rập Saudi là những kẻ đứng sau các vụ bạo động.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhanh chóng lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ của mình đối người biểu tình tại Iran. Ông nói rằng thế giới đang theo dõi, và lên án quốc gia này đã cắt Internet và cũng đã tweet lên những video về bài phát biểu của mình tại LHQ vào mùa hè, trong đó ông nói về những vấn đề ngày càng gia tăng ở Iran.

“Iran đang thất bại ở mọi cấp độ mặc dù có đã giao kèo được thỏa thuận tồi tệ cho Mỹ với chính quyền Obama. Những người Iran tuyệt vời đã bị đàn áp trong nhiều năm. Họ đang đói khát thức ăn và tự do. Cùng với nhân quyền, sự giàu có của Iran đã bị cướp đi. Đã đến lúc thay đổi!”.

“Người dân Iran cuối cùng đang hành động chống lại chế độ bạo tàn và than nhũng. Tất cả số tiền mà Tổng thống Obama đã ngu ngốc đưa cho Iran đã vào tay khủng bố và vào “túi” họ. Người dân không có thức ăn, lạm phát cao và không có nhân quyền. Mỹ đang quan sát!”.

Theo đánh giá của WSJ: “Các cuộc nổi dậy ở Iran thường có xu hướng thất bại vì thiếu sự lãnh đạo, tổ chức rõ ràng và các mục tiêu cụ thể. Nếu các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn, chính quyền có thể sẽ trấn áp nặng nề hơn, với các vụ bắt bớ hàng loạt và có thêm sự can thiệp của quân đội.”

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đang nỗ lực tổ chức phiên họp khẩn để thúc giục các nước khác bày tỏ ủng hộ những người biểu tình ở Iran. Bà nhắc lại rằng quốc tế đã thất bại trong việc ủng hộ họ trong cuộc biểu tình đòi thay đổi chế độ Iran năm 2009, các cuộc biểu tình sau đó đã bị chế độ Tehran đàn áp đẫm máu.

Chúng ta không được lặp lại sai lầm này”, bà Nikki nói.

Đức Trí (T/h)

Xem thêm: