Sự kiên cường là khả năng giúp một số người có thể phục hồi trở lại sau khi bị cuộc sống làm gục ngã. Thay vì trở thành một nạn nhân của nghịch cảnh, họ tìm thấy con đường để trở lại từ đống tro tàn. Yusra Mardini, 18 tuổi, vận động viên bơi lội người Syria, người chiến thắng ở trận khai mạc nội dung bơi bướm 100m tại Olympic Rio, là minh họa hoàn hảo về phẩm chất này.  

Vào mùa hè năm 2015, Yusra và em gái của cô là Sarah đã chạy trốn khỏi thủ đô Damascus của Syria, qua Beirut và Istanbul để tới  tới thành phố Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây, sau khi trả tiền cho những người buôn lậu ở Izmir, họ lên một chiếc xuồng nhỏ băng qua Địa Trung Hải để tới Hy Lạp.

AP 16210662315401
Thành viên trong nhóm người tị nạn Olympic Yusra Mardini tập lặn tại sân vận động Olympic Aquatics trước Thế vận hội Rio ở Rio de Janeiro, Brazil vào ngày 28/7/2016. Mardini là một trong mười vận động viên thuộc nhóm người tị nạn đầu tiên chạy trốn khỏi vùng chiến sự Syria. (Ảnh: Youtube)

Nỗ lực đầu tiên của họ đã thất bại khi cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ bắt con tàu quay trở lại. Họ đã cố gắng một lần nữa, và đã lên một chiếc xuồng bơm hơi nhỏ vào lúc hoàng hôn. Tuy nhiên, ba mươi phút sau khi rời đi, động cơ của chiếc xuồng dừng chạy và chiếc thuyền mỏng manh chở 20 người có nguy cơ bị lật.

Chỉ có ba người có thể nhảy xuống nước và kéo xuồng vào bờ, trong số họ có Yusra và Sarah. Họ đã không chần chừ. Yusra nói: “Tôi nghĩ rằng thật là đáng xấu hổ nếu tôi chết đuối khi ở biển, vì tôi là một vận động viên bơi lội“.

Những con sóng không làm cô nản lòng và kiệt sức, chị em nhà Mardini và một tay bơi cừ khôi khác đã có thể đưa thuyền đến nơi an toàn. Họ đã đến hòn đảo Lesbos của Hy Lạp, và sau đó thực hiện chuyến đi dài một tuần đến Macedonia, Serbia và Hungary, họ đã đến Áo và cuối cùng đã tới được Đức.

Ngay sau đó, Yusra bắt đầu tập luyện cho Olympic Rio và được chọn vào đội tị nạn của Ủy ban Olympic Quốc tế. Cô được huấn luyện tại cơ sở ban đầu được xây dựng để tổ chức Thế vận hội 1936 tại Berlin.

Yusra nói thông qua một thông cáo báo chí VISA, một trong những nhà tài trợ của đội: “Kể từ khi đến Berlin, tôi thấy mình bé nhỏ vì sự đón tiếp ấm áp từ cộng đồng bơi lội và tất cả mọi người liên quan đến Thế vận hội Olympic. Tôi cảm thấy rất ý nghĩa khi có một tổ chức chấp nhận tôi, bao bọc tôi và cho tôi những cơ hội giống như các vận động viên khác cạnh tranh ở Rio“.

GettyImages 586436980
Yusra Mardini của Đội tuyển Olympic tị nạn cạnh tranh ở nội dung bơi bướm 100m nữ vào ngày đầu tiên ở Olympic Rio 2016 tại sân vận động Olympic dưới nước, ở Rio de Janeiro, Brazil, vào ngày 6/8/2016. (Ảnh: Lars Baron/Getty Images)

Nhìn ra biển từ máy bay đang trên đường đến Rio có lẽ đã làm Yusra nhớ lại trải nghiệm đau buồn về thử thách của mình trên biển. Nhưng nó cũng có thể mang lại cho cô sức mạnh và quyết tâm thực hiện tốt tại Thế vận hội Olympic. Nó làm trải nghiệm của cô tại cuộc thi này trở thành một phần thưởng đặc biệt.

Yusra đã gia nhập đội Olympic dưới khu vực “đội tị nạn”, và nhóm của cô tiến vào sân vận động trong sự hoan nghênh nhiệt liệt. Cô và chín vận động viên Olympic tị nạn khác là đội cuối cùng bước vào Lễ khai mạc, ngay trước đội chủ nhà.

Yusra đã vượt qua vòng sơ bộ, cùng các vận động viên bơi từ Grenada, Yemen, Rwanda và Qatar tranh tài nội dung bơi bướm 100m. Mặc dù, cô không bơi đủ nhanh để vào bán kết, cô đã bước vào vòng bơi tự do 100m, nơi vòng sơ bộ bắt đầu vào ngày thứ Tư.

Trải nghiệm này làm Yusra trở nên quyết tâm hơn. Bây giờ cô đang nhìn xa hơn ở Olympic Rio, cô tuyên bố với báo chí: “Tôi hy vọng nhiều hơn ở Tokyo”, nơi tổ chức Olympic 2020.

Tác giả: Bác sỹ, Tiến sĩ César Chelala,  là một chuyên gia tư vấn sức khỏe cộng đồng toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và nhiều cơ quan quốc tế khác. Ông đã thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sức khỏe tại 50 quốc gia trên toàn thế giới. Ông đã sống ở New York và viết rất nhiều bài về vấn đề nhân quyền và chính sách đối ngoại, và là người nhận giải thưởng từ Câu lạc bộ báo chí hải ngoại Mỹ quốc, ADEPA, và Chaski, và gần đây đã nhận được huy chương Cedar of Lebanon Gold Medal. Ông cũng là tác giả của nhiều ấn phẩm chính thức của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề sức khỏe.