Khủng bố một trong những vấn đề ám ảnh nhất trên toàn thế giới hiện đại. Từ Nhà nước Hồi giáo IS khét tiếng độc ác ở Trung Đông, cho đến những “con sói cô đơn” lảng vảng tại chính những quốc gia phương Tây, chực chờ tấn công bất cứ lúc nào. Kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh, an ninh thế giới chưa bao giờ bị đe dọa bởi một thế lực liều lĩnh và nguy hiểm như thế. Đứng đầu trong danh sách khủng bố là khủng bố Hồi giáo. Để ngăn chặn nó, chúng ta phải hiểu bản chất và dám thực sự nhìn nhận rằng đây chính là hệ tư tưởng nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Trong giai đoạn đầu thế kỷ 20, Chủ nghĩa Phát xít là hệ tư tưởng nguy hiểm nhất, bắt đầu trước tiên ở Ý trong thập niên 1920, và sau đó ở Đức và Đế chế Nhật Bản. Thế giới đã phải trải qua một cuộc Thế chiến lấy đi sinh mạng từ 50 đến 80 triệu người để đánh bại nó.

Trong giai đoạn sau của thế kỷ 20, theo ông Raymond Ibrahim, chuyên gia nghiên cứu người Mỹ, hệ tư tưởng nguy hiểm nhất là Chủ nghĩa Cộng sản. Từ Liên Bang Xô-viết đến Trung Quốc dưới sự cầm quyền của Mao Trạch Đông và những quốc gia thân cộng sản, đã có ít nhất 120 triệu người chết vì hệ tư tưởng đó.
Ngày hôm nay, theo Ibrahim, tác giả cuốn Giải mã Al-Qaeda (Al-Qaeda Reader), vị trí đó được thay bằng Chủ nghĩa Hồi giáo. Cần phân biệt Chủ nghĩa Hồi giáo là một hệ tư tưởng chính trị, khác với Hồi giáo, hay Đạo Hồi là một tôn giáo.

Chủ nghĩa Hồi giáo là một hệ tư tưởng toàn trị mà bản chất của nó là: chính quyền kiểm soát tất cả mọi thứ. Cũng giống như tư tưởng gây chiến để thống trị thế giới của Chủ nghĩa Phát xít hay tư duy thế giới đại đồng Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa Hồi giáo luôn muốn bành trướng. Nó luôn tìm cách để trở nên lớn hơn, xuyên biên giới, và đem càng nhiều người vào hệ tư tưởng đó càng tốt. Cũng như Chủ nghĩa Phát xít hay Chủ nghĩa Cộng sản, rất nhiều tín đồ cuồng giáo của Chủ nghĩa Hồi giáo sẵn sàng tàn sát người khác hoặc hy sinh chính mạng sống của mình để đạt được mục tiêu này.

Các mục tiêu của Hồi Giáo cực đoan trái ngược với tất cả những gì Tây phương và các xã hội tự do khác tôn vinh: tự do ngôn luận, tự do thị trường (chủ nghĩa tư bản), tự do theo hoặc không theo tôn giáo, tự do tụ họp, tự do báo chí và, đương nhiên, tất cả những quyền con người căn bản khác.

Bản chất của Chủ nghĩa Hồi giáo

chu nghia hoi giao

Chủ nghĩa Hồi giáo hoàn toàn bác bỏ nguyên tắc nhà nước tách biệt với tôn giáo của Tây phương. Theo quan niệm của nó, chính phủ phải tồn tại trong khuôn khổ của các luật lệ tôn giáo – trong trường hợp của Chủ nghĩa Hồi giáo là luật Sharia, bộ luật hà khắc trong Hồi giáo.

Sharia được dựa trên những lời dạy của Kinh Thánh Koran và Sunnah. Koran được cho là những lời nói của thánh Allah, được tiết lộ bởi đấng tiên tri Muhammad vào thế kỷ thứ 7. Còn Sunna là những lời nói và hành động của chính Muhammad.

Những người tin theo Chủ nghĩa Hồi giáo và thực hành theo Sharia cho rằng những ai sinh ra trong đất Hồi giáo phải luôn là người Hồi giáo và phải bị hành hình nếu họ muốn bỏ đạo; phụ nữ ngoại tình phải bị ném đá cho đến chết; những ai xúc phạm Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad phải bị đánh bằng roi hoặc tử hình, và người ăn trộm phải bị chặt tay. Tuy nhiên, những người theo Chủ nghĩa Hồi giáo lại tha thứ cho đàn ông đa thê và hôn nhân với trẻ em.

Nếu những người theo Chủ nghĩa Hồi giáo chỉ muốn sống theo luật Sharia trong cộng đồng riêng của họ, không động chạm gì tới những ai không giống họ, thì họ sẽ không bị coi là một sự đe dọa đến cả thế giới. Nhưng vậy thì không phải là Chủ nghĩa Hồi giáo nữa.

Chủ nghĩa Hồi giáo muốn toàn thế giới được cai trị bởi Sharia. Và bất cứ ai phản đối chính sách bành trướng và nới rộng của Chủ nghĩa Hồi giáo sẽ bị xem là kẻ thù và phải bị tiêu diệt. Trong đó gồm có Hoa Kỳ, tất cả các nước châu Âu và Do Thái (Israel). Điều này giải thích tại sao nhiều dân Palestine, từ trẻ em đến người già lại sẵn sàng cầm dao lao vào những cảnh sát Israel được vũ trang súng ống.

Và một sự thật là chính những người theo Chủ nghĩa Hồi giáo đã giết người Hồi giáo nhiều hơn bất cứ thành phần của nhóm nào khác.

Sự nguy hiểm của Chủ nghĩa Hồi giáo

Vậy thì, có bao nhiêu người theo Chủ nghĩa Hồi giáo? Không ai biết chắc được. Nhưng chúng ta có thể đưa ra một vài suy đoán tượng trưng. Có khoảng 1,5 tỷ người Hồi giáo trên thế giới. Bao nhiêu người trong số đó tin hoặc ủng hộ Chủ nghĩa Hồi giáo?

Theo một cuộc thăm dò của trung tâm Pew Research năm 2013:

86% người Hồi giáo ở Pakistan, 80% ở Ai Cập, và 65% ở Jordan, ủng hộ việc ném đá đến chết những ai ngoại tình (thường là phụ nữ vì muốn kết tội đàn ông Hồi giáo ngoại tình phải có 5 nhân chứng).

79% người Hồi giáo ở Afghanistan, 62% ở Palestine và 58% ở Malaysia – một đất nước Hồi giáo được cho là ôn hòa, ủng hộ việc giết bất cứ ai bỏ Hồi giáo đi theo tôn giáo khác.

Nếu chỉ 10% số người theo đạo Hồi là những người tin hoặc theo Chủ nghĩa Hồi giáo – tất nhiên phần trăm có thể cao hơn – thì số người tin theo Chủ nghĩa Hồi giáo tạm tính là 150 triệu người.

Trong những số người đó, có bao nhiêu người sẵn sàng dùng bạo lực và giết chóc để thực hiện Chủ nghĩa Hồi giáo?

Hiện tại, một số tổ chức tuyên bố thực hiện tư tưởng của Chủ nghĩa Hồi giáo mà thế giới biết đến là:

A-Qaeda, Nhà nước Hồi Giáo (IS), Taliban, Hamas, Hezbollah, Boko Haram và Al-Shabaab, v.v… Các nhóm này hầu hết bị phương Tây và nhiều nước khác liệt vào danh sách khủng bố.

Những người này cổ súy cho hành vi tử vì đạo, tổ chức gửi người tấn công tự sát vào các khu chợ đông người, đánh bom xe ở các lễ tang, tạt axit vào mặt những bé gái và phụ nữ “dám đến trường”, giết chị hoặc con gái nếu không nghe lời người cha, anh; cướp máy bay, đâm máy bay vào các tòa nhà. Cho nên chúng ta hãy cẩn trọng khi biết rằng, nếu con số đó chỉ là 2% của 150 triệu người thì đó vẫn là 3 triệu người. 3 triệu người này có thể trở thành khủng bố được tổ chức và gắn kết bởi một hệ tư tưởng chung – và được ủng hộ bởi nhiều người hơn nữa.

islam 13 vi

Không phải người Hồi giáo nào cũng theo Chủ nghĩa Hồi giáo

May mắn là hàng trăm triệu người Hồi giáo trên thế giới không phải là những người cực đoan. Ví dụ điển hình là ở Ai Cập năm 2012. Khi đó, tổ chức Huynh đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood) nắm chính phủ Ai Cập để thi hành luật Sharia hà khắc thì có quá nhiều người Ai Cập đã tức giận và tổ chức biểu tình và cuối cùng làm sụp đổ chính phủ.

Từ đầu thế kỷ 20, mỗi thế hệ đã phải giáp mặt với một nguy hiểm đe dọa đến tự do và nhân quyền. Những con người tự do của thế hệ trước đã đánh bại hai mối đe dọa toàn trị là thì đến thế hệ này, chúng ta, cả những người không theo Hồi giáo và người Hồi giáo, sẽ phải đánh bại mối đe dọa hiện tại – Chủ nghĩa Hồi giáo.

Trọng Đức