Từ ngày 20 – 22/6, tại thủ đô Washongton DC (Mỹ), khoảng 6500 người tập Pháp Luân Công đã tổ chức các hoạt động như mít tinh trước tòa nhà Quốc hội Mỹ (Capitol Hill), diễu hành và thắp nến tưởng niệm nhằm kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chấm dứt bức hại Pháp Luân Công. Hơn 10 nghị viên Quốc hội Mỹ và đại diện các tổ chức phi chính phủ phát biểu tại buổi mít tinh, lên án cuộc bức hại tàn khốc kéo dài đến nay đã 19 năm của ĐCSTQ nhắm vào người tập Pháp Luân Công, đặc biệt là việc mổ sống lấy nội tạng của người tập Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công
Khoảng 6500 người tập Pháp Luân Công cùng nhau tập các bài công pháp trước Tòa nhà Quốc hội Mỹ (Ảnh từ internet)

Nghị viên Hạ viện Mỹ Ileana Ros-Lehtinen cho biết: “Hôm nay, chúng tôi cùng kêu gọi mọi người hãy chú ý đến những gian khổ mà người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc gặp phải, chúng tôi một lần nữa cam kết ngăn chặn hành vi bạo ngược đáng sợ của ĐCSTQ”.

Nghị viên Hạ viện Mỹ Dana Rohrabacher nói: “Tại nơi diễn ra buổi mít tinh này, có những bức ảnh về những người đã hy sinh. Vì để cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, trong lịch sử có rất nhiều cũng đã phải hy sinh tính mạng của mình; những người tập Pháp Luân Công bị ĐCSQT bắt là những người cao thượng, họ kiên trì vì những điều tốt đẹp cho nhân loại. Họ đáng là những anh hùng vĩ đại của nhân loại!”

Ông nói: “Tôi muốn để những kẻ độc tài kiểm soát chính phủ ĐCSTQ nhìn thấy các bạn ở đây, và cho họ nhận thức được những ngày tháng độc tài của họ chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Người dân Trung Quốc sẽ có được tự do!”

Ngày 6/8 vừa qua, ông Dana Rohrabacher đã đưa ra Nghị quyết 932, nội dung nghị quyết này có 3 nội dung, trong đó có: lên tiếng ủng hộ người tập Pháp Luân Công và người nhà của họ; yêu cầu ĐCSTQ lập tức dừng bức hại Pháp Luân Công; ủng hộ người dân Trung Quốc theo đuổi một chính phủ tự do dân chủ.

Ông nói: “Tôi chắc chắn rằng sẽ để Quốc hội Mỹ nghe được những tiếng nói này”.

Pháp Luân Công
Nghị viên Hạ viện Mỹ Dana Rohrabacher (Ảnh từ internet)

Nghị viên Hạ viện Ted Poe chia sẻ: “Chúng ta không thể để những việc này tiếp tục diễn ra, một chính quyền đem nhốt người dân của mình vào trong tù ngục, và còn đem bán cơ quan tạng của họ để kiếm lợi, điều này cần phải lên án, đây là sự tàn ác nhất trên thế giới.”

Nghị viên Hạ viện Keith Rothfus nói: “Chúng ta cần phải kiên định bước về phía trước, kết thúc cuộc bức hại tàn bạo nhắm vào người tập Pháp Luân Công”, “Cuối cùng, sự thật và tình yêu thương sẽ chiến thắng tất cả”.

Nghị viên Donald Payne nói: Pháp Luân Công là môn tu luyện Phật gia, biết bao người thông qua tu luyện mà có được tâm thái tích cực và hướng thượng, đạo đức thăng hoa.Mặc dù ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công đến nay đã hơn 19 năm nhưng Pháp Luân Công vẫn phát triển trên thế giới, tại Trung Quốc vẫn có rất nhiều người kiên định vào tín ngưỡng của mình.” Ông nói thêm, “Mỗi năm tôi đều đến đây, đến khi Pháp Luân Công không còn bị bức hại thì thôi”.

Cựu Quốc Vụ Khanh Canada khu vực Châu Á – Thái Bình Dương David Kilgour cho biết, qua nỗ lực của nhiều bên, hiện nay, có nhiều nơi như Tây Ban Nha, Israel, Na Uy, Chile, Italia và Đài Loan đã ban hành luật cấm đến Trung Quốc du lịch ghép tạng.

Pháp Luân Công
Người tập Pháp Luân Công diễu hành tưởng niệm những người đã bị bức hại đến chết (Ảnh từ internet)

Luật sư Nhân quyền Davis Matas nói: “ĐCSTQ bán cơ quan tạng của tù nhân lương tâm để cho các du khách đến Trung Quốc du lịch ghép tạng. Từ khi chúng tôi bắt đầu điều tra (mổ cướp nội tạng) cho đến nay, chúng tôi đã đi đến rất nhiều nơi, nhìn thấy hệ thống cấy ghép tạng này đã thu được lượng tiền rất lớn, nhưng lại không có biện pháp để ngăn chặn những sự việc như thế xảy ra.”

Ông Gayle Manchin – Phó chủ tịch Ủy ban Tự do tôn giáo Mỹ (USCIRF) phát biểu: “19 năm qua, ĐCSTQ vẫn tiếp tục bức hại tàn khốc và quy mô lớn đối với người tập Pháp Luân Công, khiến Trung Quốc trở thành nước vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền lớn nhất thế giới.”

Trước cuộc mít tinh, hơn 23 Nghị viên Quốc hội Mỹ đã phát biểu tuyên bố bằng văn bản, lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công. Trong đó có Nghị viên Thượng viện Ted Cruz, Nghị viên Thượng viện Tammy Baldwin, Nghị viên Hạ viện Nancy Pelosi, Phó Chủ tịch Đảng dân chủ kiêm Nghị viên Hạ viện Stephen Lynch, v.v.

Pháp Luân Công
Ông Lưu Trấn Hoa – Người Việt gốc Hoa đến từ Melbourne (Úc) tham dự buổi mít tinh (Ảnh từ internet)

Ông Lưu Trấn Hoa – Người Việt gốc Hoa đến từ Melbourne (Úc) chia sẻ tại buổi mít tinh, năm 1989, ông tròn 40 tuổi thì bị ung thư gan, trong 9 năm bị bệnh tật dày vò, ông cũng đã thử qua các phương pháp chữa trị Đông, Tây y nhưng đều không có tác dụng. Năm 1998, khi đó ông 49 tuổi, chỉ số ferritin đã vượt qua 470, bác sĩ cũng khuyên ông nên chuẩn bị hậu sự. “Khi đó, con trai tôi mới 10 tuổi, tôi cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, và bắt đầu mua bảo hiểm nhân thọ để cho người nhà tôi hưởng”. Ông nói, sau khi tập Pháp Luân Công, “các triệu chứng của tôi đã không còn nữa, ăn ngủ đều rất ngon, sắc mặt cũng trở nên hồng hào”. Hai mươi năm qua, ông chưa từng uống một viên thuốc nào, cũng chưa từng phải đi bệnh viện, và cơ thể vẫn rất khỏe mạnh.

Ông Scott Chinn là một kỹ sư phầm mềm máy tính, năm nay ông 48 tuổi, ông sinh ra ở California, hiện tại đang làm việc tại New York. Ông chia sẻ, trước khi tập Pháp Luân Công, “Tôi thường lo âu, cũng vì bản thân không kiểm soát được mọi việc nên cảm thấy rất áp lực, ví dụ như mâu thuẫn với mọi người, gia đình, và trong công việc. Tôi thường tự hỏi: ‘Tại sao tôi lại gặp nhiều trắc trở trong cuộc đời? Tại sao tôi không biết thỏa mãn, không hạnh phúc?’”

Pháp Luân Công
Scott Chinn – Kỹ sư phầm mềm máy tính, người đến tham dự buổi mít tinh (Ảnh từ internet)

“Hiện tại, tâm thái của tôi đã hoàn toàn chuyển biến, mười mấy năm sau khi tập Pháp Luân Công, cuộc sống của tôi trở nên vui vẻ hơn. Trong cuộc sống. Khi tiếp xúc nói chuyện, đối đãi với bạn bè, thành viên trong gia đình, tôi sẽ dùng những pháp lý tôi học được từ Pháp Luân Công để đối đãi cho tốt với từng mối quan hệ. Trong 19 năm qua, tôi chưa từng bị ốm đau gì, tôi cảm thấy thân tâm tôi rất khỏe mạnh. Tôi vô cùng biết ơn sư phụ đã giúp tôi hiểu được ý nghĩa cuộc đời.”

Huệ Anh

Xem thêm: