Bà Jihyun Park, 52 tuổi, hiện đang định cư tại thành phố Manchester của Anh Quốc. Bà là một người từng 2 lần đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên: Lần thứ nhất sau khi đào thoát sang Trung Quốc, bà bị bán cho một người nông dân, bị ngược đãi và trở thành “nô lệ tình dục”, về sau bà bị bắt và bị trục xuất về Bắc Triều Tiên, bị tống vào trại lao động cải tạo có môi trường khắc nghiệt; Lần thứ hai, bà tiếp tục đào thoát thành công khỏi Bắc Triều Tiên, và chuyển đến Anh Quốc, hiện cả nhà 4 người của bà bắt đầu một cuộc sống mới. 

p2660991a441525988
Hình ảnh trại lao động cải tạo tại thành phố Kaechon, Bắc Triều Tiên. (Ảnh: Google Earth).

Bà Jihyun Park chia sẻ với tờ Daily Mirror tại Anh Quốc rằng, bà vốn là giáo viên tại quê nhà ở thành phố Chongjin (tỉnh Hamgyong Bắc, Bắc Triều Tiên), nhưng Bắc Triều Tiên đã xảy ra nạn đói. Bố bà lo lắng cho bà và người em trai đang tòng quân có thể chết đói, do đó hai chị em bà đã được bố mình bố trí cho đào thoát sang Trung Quốc  vào tháng 2/1998, cuối cùng bố bà chết đói ở quê nhà. 

Hai chị em bà thất lạc tại Trung Quốc, bà bị kẻ buôn người bán cho một người nông dân Trung Quốc với giá 5.000 nhân dân tệ để làm vợ. Bà nói thẳng, có nhiều phụ nữ Bắc Triều Tiên đào thoát sang Trung Quốc cũng bị buộc phải gả cho người Trung Quốc, cuối cùng biến thành nô lệ tình dục và lao động giá rẻ. 

Sau khi kết hôn, bà Jihyun Park bị chồng và người nhà chồng ngược đãi, thậm chí còn bị đe dọa nếu không phục tùng thì sẽ bị trục xuất trở về Bắc Triều Tiên, mặc dù đã trở thành một thành viên của gia đình này, nhưng họ chỉ coi bà như lao công, còn đàn đông thì coi bà như đồ chơi tình dục, về cơ bản bà sống một cuộc sống như nô lệ tình dục. 

Về sau mặc dù bà đã sinh một người con trai, nhưng năm 2004 bà bị hàng xóm tố cáo nên đã bị trục xuất trở về Bắc Triều Tiên, còn con trai vẫn ở lại Trung Quốc. 

Sau khi trở về Bắc Triều Tiên, bà bị đưa đến trại lao động cải tạo. Bà kể lại, hoàn cảnh trong trại lao động cải tạo vô cùng bẩn và chật chội. Phạm nhân đói buộc phải ăn chuột để đỡ đói, còn những người canh gác thì chưa bao giờ đối đãi với họ như con người, họ bị bắt đi chân đất leo núi làm việc, vô cùng vất vả và cũng vô cùng mệt. “Chúng tôi thiếu đồ ăn và thuốc, thậm chí đi vệ sinh cũng là một vấn đề lớn, vì cơ bản không có nhà vệ sinh. Chúng tôi chỉ có thể đi vệ sinh trước mặt những người canh gác, càng không có băng vệ sinh hoặc vật dụng vệ sinh nào, khi kỳ kinh nguyệt đến, quần đều dính đầy máu, nhưng họ không cho nước để chúng tôi rửa. Do đó, không khí trong trại khiến người ta buồn nôn, trên người chúng tôi còn có cả rệp.”

Bà Jihyun Park trải qua 6 tháng trong trại lao động cải tạo như thế, cho đến khi chân bị thương nghiêm trọng và không cách nào đi được nữa, gác trại cho rằng bà đã sắp hết kỳ hạn, hơn nữa cũng không hy vọng bà chết trong trại, cho nên đã nói với bà rằng, bà phải chết bên ngoài trại, ở bất cứ nơi nào cũng được, cuối cùng họ đem bà đến một cô nhi viện. 

Nhưng ở đó bà lại dần dần phục hồi, người gác trại định kỳ đến điều tra tình hình phục hồi của bà, hơn nữa còn nói với bà rằng bệnh tình chuyển biến tốt sẽ phải trở lại trại lao động cải tạo. Sau 3 tháng, bà có thể đi được, và bà quyết định đào thoát một lần nữa. Tháng 11/2004, được sự giúp đỡ của một kẻ buôn người Triều Tiên, bà đã mất khoảng một ngày để đến Trung Quốc. 

Họ bắt xe taxi đến chỗ ở của kẻ buôn người, nhưng lái xe nghi ngờ bà là một người đào thoát Bắc Triều Tiên. Dù vậy, bà đã khiến cho đối phương tin bà là người Trung Quốc, còn kẻ buôn người là chồng bà. Về sau bà thỉnh cầu kẻ buôn người giúp tìm con trai, cuối cùng cũng biết được tung tích và điện thoại liên lạc của con trai. Do kẻ buôn người cho rằng bà Jihyun Park đã cứu mạng ông ta, hơn nữa, có không ít lái xe taxi Trung Quốc sẽ tố cáo người đào thoát Bắc Triều Tiên để đổi lấy tiền thưởng, do đó ông ta đã quyết định thả cho bà đi. Về sau, bà  Jihyun Park dựa vào thông tin mà kẻ buôn người cung cấp nên đã tìm được con trai, nhưng lại phát hiện con trai cũng chịu đủ ngược đãi, thậm chí còn không được đi học. 

Năm 2005, bà và con trai đào thoát đến Mông Cổ, may mắn trên đường lại gặp một người đào thoát Bắc Triều Tiên, cũng là người chồng hiện tại của bà. “Ông ấy đã cứu hai mẹ con tôi, hiện tại đã là chồng của tôi. Đây có thể nói là lần đầu tiên tôi yêu đương, trước đó cơ bản tôi không hiểu chữ yêu này rốt cuộc là ý gì.”

Khi đó, ba người họ còn bị lạc đường trên sa mạc, bất đắc dĩ phải trở lại Trung Quốc. Sau đó hai năm, bà Jihyun Park quen biết một linh mục người Mỹ gốc Hàn, và giới thiệu bà với quan chức của Liên Hiệp Quốc. Vị quan chức này để bà tự lựa chọn dùng thân phận tị nạn đến Hàn Quốc, Mỹ hoặc châu Âu, nhưng lo lắng ở Mỹ hoặc Hàn Quốc sẽ có nguy hiểm, nên cuối cùng bà lựa chọn đến Anh Quốc. 

Năm 2008, cả nhà ba người đến Anh Quốc, nhưng do bà lớn lên trong sự giáo dục tẩy não ở Bắc Triều Tiên, nên không hề biết chút gì về Anh Quốc, và cảm thấy vô cùng chấn động đối với sự đa nguyên hóa chủng tộc và truyền thông tự do ngôn luận tại Anh. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, bà học tiếng Anh và tìm việc. Sau đó bà sinh thêm một đứa con, hiện tại đã 21 tuổi, đang học tập tại London. Bà nói: “Tôi yêu mến quốc gia và nhân dân này, mỗi ngày tôi đều nói với chồng chúng tôi rất cảm ơn Anh Quốc, họ đã chấp nhận chúng tôi, thậm chí cho chúng tôi một cuộc sống mới và cơ hội mới.”

Hiện tại bà Jihyun Park tham gia vào công việc nhân quyền ở Anh, làm giám đốc quảng bá của “Connect: North Korea”, giúp đỡ những người đào thoát Bắc Triều Tiên tại địa phương. Tháng Hai năm nay, bà còn nhận được giải thưởng của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Bà cho biết, em trai bà cuối cùng cũng bị trục xuất về Bắc Triều Tiên, hiện vẫn không rõ tung tích, tôi không biết em trai mình có còn sống hay không; còn chị và mẹ của bà cũng đã đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên, nhưng vẫn không có thông tin gì về họ. 

Vương Quân

Xem thêm: