Vừa qua, Cơ quan Kiểm soát Biên giới Canada (CBSA) đã công bố danh sách hơn 15.000 người di dân bất hợp pháp năm 2017, nhưng vì có một số nước từ chối hoặc trì hoãn cho công dân nước mình trở về khiến công tác này gặp nhiều khó khăn.

canada
Có 2.066 người Trung Quốc sẽ bị buộc hồi hương (Ảnh: Pixabay)

Nhiều quốc gia từ chối nhận lại người dân bị trục xuất

Nhiều báo tiếng Trung đưa tin, Canada đã lên danh sách hồi hương đối với 15.237 người, trong đó nhiều nhất là công dân Trung Quốc với 2.066 người, tiếp theo là Ấn Độ và Mỹ là 1.029 người và 977 người. Số người không có quốc tịch bị trục xuất là là 209 người và số nước có công dân bị trả về tổng cộng là 180 nước.

Danh sách các đối tượng nằm trong diện trục xuất bao gồm những người xin tị nạn bị từ chối và những người không được chấp nhận được vì lý do có tiền án, tiền sự, mang mối đe dọa tiềm ẩn đối với sức khoẻ hoặc an toàn công cộng, hoặc nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Đây là một trong nhiều quốc gia áp dụng một đường dây chống lại các quốc gia kháng cự khi xu hướng di cư toàn cầu tiếp tục.

Brian Lee Crowley, Giám đốc điều hành của Viện Macdonald-Laurier, tin rằng Canada nên đẩy mạnh chống lại các quốc gia không “chơi theo luật lệ”. Ông nói: “Nếu có những quốc gia từ chối nhận lại công dân họ khi chính phủ Canada xác định họ không có quyền ở lại Canada, tôi nghĩ công chúng có quyền biết điều này và tôi cũng nghĩ rằng chính phủ Canada nên dùng chính sức ép từ công chúng để đàm phán với các nước này nhằm giải quyết vấn đề này .”

Về vấn đề này, nước láng giềng Mỹ đã đi trước khi xác định danh tính các quốc gia “ngoan cố” không hợp tác theo luật quốc tế này, trong đó 4 quốc gia hàng đầu là Campuchia, Eritrea, Guinea và Sierra Leone sẽ bị hạn chế cấp thị thực vì chính phủ người dân nước này từ chối hoặc cố tình trì hoãn nhận lại người nhập cư trái phép. Ngoài ra trong danh sách này còn có Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, Lào, Iran, Myanmar, Ma-rốc, Hồng Kông và Nam Sudan. Theo một số tổ chức hoạt động vì cộng đồng ở Mỹ, có khoảng 8.500 người Việt tại Mỹ có thể bị bắt, giam giữ và trục xuất về Việt Nam. Tuy nhiên, phía Việt Nam vẫn từ chối tiếp nhận những người Việt nhập cư đến Mỹ trước năm 1995, thời điểm Việt-Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ, cũng như những người không sinh ra và được cấp chứng minh thư tại Việt Nam.

Người Trung Quốc bị trục khỏi Canada xuất nhiều nhất

10quocgia
Xếp hạng 10 quốc gia chiếm số lượng người bị trục xuất nhiều nhất khỏi Canada

Thông tin chỉ ra, kể từ năm 2010, mỗi năm trung bình có hàng trăm công dân Trung Quốc bị buộc hồi hương, năm 2013 là 618 người, năm 2015 là 605 người, năm 2016 tính đến tháng 9 là là 324 người, cả năm khoảng trên dưới 400 người. Nhưng năm 2017, số người bị buộc hồi hương là 2.066 người (tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2016).

Theo thông tin, số di dân Trung Quốc bị trả về năm 2017 tăng đột biến vì có liên quan đến một số trường hợp gian lận trong xin nhập cư vào năm 2016.

Năm 2016, một người đàn ông Trung Quốc tên Vương Tuần bị tình nghi giúp hàng trăm người gửi đơn xin nhập cư gian lận, bị tòa án tỉnh BC xử 7 năm tù giam và phạt hơn 900.000 USD. Đồng thời đa số người trong nhóm 1.200 khách hàng liên quan vụ đến vụ án tạo giả tư vấn nhập cư không có giấy phép đều nhận được kết quả xấu: vì khai không đúng sự thật nên họ không được Canada hoan nghênh, giới chức Canada có thể đưa lệnh trục xuất đối với 800 người trong số này.

Người Trung Quốc bị lừa vì tìm từ khóa “công dân di dân” trên Baidu

Tháng 2/2017, Cục Di dân Canada đã từ chối đơn xin di dân của 57 người, lý do vì công ty Trung Quốc đại diện cho họ giải quyết thủ tục không phải đại diện pháp luật hợp pháp.

Theo “Luật bảo vệ dân tị nạn nhập cư” (Immigration and Refugee Protection Act), chỉ những luật sư Canada và cố vấn di dân có đăng ký với Hội đồng Quản lý Xuất nhập cảnh Canada (ICCRC) mới được cung cấp các dịch vụ nhập cư có thu phí. Người xin di dân phải khai vào “Mẫu xin đại diện” để chứng minh có đại diện thay mặt xin, đồng thời cung cấp thông tin người đại diện để nhân viên di trú xác định xem người đại diện liên quan có được phép hay không.

Ngoài ra, người xin còn phải ký vào mẫu kê khai thông tin liên quan về đại diện xin di dân.

Trong vụ án này, viên chức phụ trách nhập cư đã gửi công văn từ chối cho những người xin di dân, trong đó nêu rõ rằng người xin di dân đã không nộp “Mẫu xin đại diện”, vì thế người đại diện biến thành đại diện không được trao quyền, trở thành trường hợp “không xác thực”, vì thế đơn xin bị từ chối.

Theo tìm hiểu, trong vụ án này, một người bị từ chối cho biết, năm 2014 người này đã nộp cho công ty Flyabroad 6000 USD để chuẩn bị xin di dân. Người này nói, bản thân chưa từng đến công ty này ở Bắc Kinh, mọi liên lạc đều qua điện thoại hoặc email.

Khi nhận được phúc đáp từ chối của cơ quan di dân thì người này cảm thấy hoang mang. “Nhìn chung tôi không hiểu luật pháp cũng như kê khai trao quyền liên quan vấn đề này. Chúng tôi chỉ biết ký rồi gửi cho công ty Flyabroad để họ xin giúp chúng tôi.”

Người đàn ông xin giấu tên này là một kỹ sư ngoài 30 tuổi, anh ta nói ở Trung Quốc Đại Lục chỉ cần lên Baidu tìm từ khóa “di dân Canada” là thấy những trang mạng tư vấn di dân bằng tiếng Trung.

Người phát ngôn của cơ quan di dân cho biết, chính phủ Canada nghiêm khắc đối với hành động lừa dối trong nhập tịch hoặc di dân, bất kể ở Canada hay ở nước khác, cơ quan phụ trách người nhập cư không giải quyết các trường hợp không có đại diện hợp pháp. “Bạn muốn di dân đến Canada, không cần thuê tư vấn hoặc đại diện. Những tư vấn nhập cư này không nhận được sự quan tâm đặc biệt nào, không thể đảm bảo rằng thị thực, giấy phép, hoặc thẻ công dân của bạn sẽ được chấp thuận.”

Một phát ngôn viên của Hội đồng quản lý xuất nhập cảnh Canada cho biết, cho dù bạn xin cố vấn như thế nào thì chúng tôi cũng chỉ căn cứ theo quyết định của bạn, Hội đồng sẽ không chịu trách nhiệm việc thuê tư vấn không hợp pháp.

Tuyết Mai

Xem thêm: