Bầu cử của Anh vào thứ Năm tuần trước (12/12) với việc Thủ tướng Boris Johnson đại thắng đã làm thay đổi cục diện chính trị của nước Anh, Công đảng Anh đã phải chịu thất bại lớn nhất kể từ năm 1935. Có bình luận rằng sự thất bại của Công Đảng Anh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với đảng Dân chủ của Mỹ, “xã hội chủ nghĩa” mà đảng Dân chủ thêu dệt cho cử tri đã định sẵn thất bại.

Embed from Getty Images

Ngày 14/12 Thủ tướng Anh Johnson đã đến thăm miền Bắc nước Anh để “cảm ơn sự ủng hộ”, trong nhiều năm qua nơi đây luôn là phạm vi ảnh hưởng của Công Đảng (Ảnh: Getty Images)

Ngày 13/12, WSJ (Tạp chí Phố Wall) của Mỹ đã đưa tin, “giai cấp công nhân” vốn thuộc Công Đảng đã trở giáo quay sang ủng hộ đảng Bảo thủ là lý do chính cho chiến thắng của ông Johnson, cũng là điểm nhấn của cuộc bầu cử này. Công đảng là “bức tường Đỏ” ở phía bắc nước Anh đã sụp đổ (màu đại diện cho Công Đảng Anh là màu đỏ, còn đảng Bảo thủ là màu xanh), trong đó một số khu vực đã ủng hộ Công Đảng từ trước Thế chiến thứ Hai nhưng hiện đang thay đổi màu cờ, có thể nói là nỗi nhục đối với lãnh đạo Jeremy Corbyn của Công Đảng.

Nhiều quan sát cho rằng, lý do chính cho sự thất bại của Công Đảng là quan điểm cực tả của ông Corbyn và giới cộng sự. Các cuộc thăm dò cho thấy, các cử tri có niềm tin lớn hơn vào ông Johnson trong các vấn đề như Brexit, an ninh quốc gia, tội phạm và kinh tế. Truyền thông Anh đã phỏng vấn những cử tri đã lần đầu bỏ phiếu cho đảng Bảo thủ, cho thấy tất cả đều bày tỏ không muốn ông Corbyn lên nắm quyền.

Quan điểm cộng sản của ông Corbyn được gọi là “chủ nghĩa Corbyn” với lý luận rằng con đường tả khuynh sẽ cứu Đảng này. Ông Corbyn được thăng chức lãnh đạo Công Đảng vào năm 2015 sau khi hai lần Đảng này liên tiếp thất bại trong hai cuộc bầu cử, ông cho rằng Công Đảng cần phải từ bỏ chủ nghĩa trung dung của ông Tony Blair để chuyển theo hướng cấp tiến mới có thể trở lại.

Năm 2016, nhiều tầng lớp lao động Anh đã bỏ phiếu rút khỏi Liên minh châu Âu, điều này khiến “chủ nghĩa Corbyn” càng thêm phát triển, Công Đảng cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là lời kêu gọi phúc lợi xã hội nhiều hơn của người dân, vì lý do này mà ông Cobyn hứa sẽ xây dựng bộ máy Chính phủ lớn và về cơ bản định hình lại nền kinh tế Anh.

Cương lĩnh tranh cử của ông Corbyn là xây dựng “xã hội chủ nghĩa cộng sản”, đánh thuế người giàu, quốc hữu hóa các nguồn lực quan trọng như nước, điện, năng lượng, dịch vụ bưu chính, đường sắt và viễn thông; dần dần loại bỏ các trường tư thục và tạo ra một hệ thống dịch vụ hưu trí quốc gia mới, ngoài ra còn nhiều chính sách phúc lợi. Ông Corbyn gây xôn xao dư luận khi công khai ủng hộ Marx và ca ngợi Marx là “nhà tư tưởng kinh tế vĩ đại”.

WSJ có bình luận, tuy nhiên kết quả của bầu cử hôm thứ Năm cho thấy tầng lớp lao động nhận ra rằng “chủ nghĩa Cobyn” là không thể thực hiện được, Lord Ashcroft – người làm công tác thăm dò ý dân thuộc đảng Bảo thủ nhận thấy rằng, khi các chính trị gia công bố những lời hứa chi tiêu phi thực tế thì 45% cử tri sẽ tức giận vì “chính trị gia xem họ là những kẻ ngu ngốc”, họ cho rằng đằng sau lời hứa suông của ông Corbyn là tương lai tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Anh.

Thứ nữa, ông Corbyn là một nhà hoạt động cấp tiến thân Palestine, có xu hướng bài Do Thái trong Công Đảng. Truyền thông Anh đã dẫn lời một số người Do Thái cho biết nếu ông Cobyn được bầu thì họ sẽ xem xét di dân, Bộ Ngoại giao Israel đã công khai tuyên bố phản đối việc ông Cobyn lên nắm quyền.

Tờ WSJ nhận định, thất bại của Công Đảng Anh sẽ khiến đảng Dân chủ Mỹ phải xem lại chính họ. Vì chiến lược tranh cử của họ hiện nay tương tự như Công Đảng với ý đồ thu phục ủng hộ của tầng lớp lao động đã từng ủng hộ Tổng thống Trump. Cần hiểu, cử tri Anh không mua nợ của Công Đảng, người Mỹ cũng không mua nợ của đảng Dân chủ.

Tuyết Mai

Xem thêm: