Theo báo cáo thường niên về nhân quyền Trung Quốc của năm 2018, tình hình nhân quyền Trung Quốc năm nay lại tiếp tục xấu đi. Báo cáo chỉ ra, Đảng Cộng sản Trung Quốc gia tăng kiểm soát đối với chính phủ, xã hội và doanh nghiệp, đồng thời ứng dụng rất nhiều công nghệ để làm công cụ tăng cường giám sát người dân. Báo cáo lần này cũng đề cập đến việc ĐCSTQ tiếp tục đàn áp người tập Pháp Luân Công, do môi trường bức hại khắc nghiệt nên khó có thể xác định rõ được số người bị bức hại. 

nhân quyền Trung Quốc
Đồng chủ tịch CECC Macro Rubio (trái) và Chris Smith (Ảnh từ VOA)


Bản báo cáo dài 244 trang này cho thấy tình hình nhân quyền Trung Quốc tiếp tục xấu đi trong 17 năm qua.

Ủy ban Điều hành của Quốc hội Mỹ về Trung Quốc (CECC) thành lập năm 2000, được Quốc hội Mỹ trao quyền là một ủy ban độc lập. Chức năng chủ yếu là giám sát tình hình nhân quyền và pháp trị của Trung Quốc, mỗi năm sẽ đệ trình báo cáo về tình hình nhân quyền và pháp trị của Trung Quốc cho Tổng thống và Quốc hội Mỹ.

Ngày 10/10, CECC đã công bố báo cáo thường niên của năm 2018. Báo cáo nhắc đến nhiều năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nỗ lực bảo vệ kết cấu quyền lực chính trị của mình, thông qua các cơ quan quốc gia để tiến hành đàn áp, giám sát và truyền bá tư tưởng nhằm duy hộ quyền lực thống trị của mình.

Báo cáo chỉ ra, chính phủ Trung Quốc tiến hành cuộc đàn áp chưa từng có đối với dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Khu tự trị Tân Cương, hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người theo đạo Hồi đã bị giam giữ trong “trại giáo dục cải tạo”, đây có thể là hành động giam giữ trên quy mô lớn đối với người dân tộc thiểu số kể từ Thế chiến thứ 2 tới nay, đồng thời cũng có thể cấu thành tội nguy hại cho nhân loại.

Về vấn đề tình hình nhân quyền Trung Quốc tiếp tục xấu đi, chủ tịch của Ủy ban này kiến nghị thông qua phương thức chế tài và từ chối cấp Visa, tiến hành truy cứu trách nhiệm đối với quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền, đồng thời đưa vấn đề nhân quyền vào trong đàm phán về quan hệ Mỹ – Trung.

Tào Nhã Học – Một trong những nhà sáng lập Trung tâm Truy cứu trách nhiệm Nhân quyền Trung Quốc cho biết: “Mỹ đã chế tài đối với Iran, đã chế tài đối với Bắc Triều Tiên, cũng đã chế tài đối với Nga, nhưng vì sao chưa chế tài đối với Trung Quốc? Hiện tại đang xảy ra vấn đề nhân quyền lớn như thế này, ĐCSTQ đang tiến hành các cuộc xâm lược, gián điệp kinh tế, đánh cắp và cưỡng chế chuyển giao công nghệ nhắm vào Mỹ, tất cả những hành động này nếu chiểu theo tiêu chuẩn chế tài các nước khác, thì đã đủ để chế tài Trung Quốc từ lâu rồi. Do đó, hiện tại cần phải đề xuất vấn đề chế tài Trung Quốc”.

Chủ tịch CECC Chris Smith và Macro Rubio cũng đăng một bài bình luận trên Wall Street Journal chỉ ra, những chính sách tiếp cận Trung Quốc của Mỹ trong nhiều năm qua không thể thay đổi Trung Quốc. Bài bình luận nhắc đến, những nhà quyết sách của Mỹ đang thẩm định một số giả thiết về sai lầm ảnh hưởng đến quan hệ Trung – Mỹ trong mấy chục năm qua, giống như phát biểu quan trọng về chính sách với Trung Quốc của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, Mỹ cần phải nhận thức được rằng cần ra sức đẩy mạnh nguyên tắc phổ quát, pháp trị và tôn nghiêm của nhân loại là cơ sở của quan hệ và hợp tác của hai nước Mỹ – Trung.

Bà Tào Nhã Học cho rằng, thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc đã có thay đổi, phương hướng quan hệ Mỹ – Trung trong 40 năm qua chắc chắn là cần phải chuyển hướng.

“Từ phương hướng lớn mà nói, chắc chắn cần phải chuyển hướng rồi, tuy nhiên Mỹ – Trung liên quan đến nhiều quan hệ phức tạp ràng buộc lại, vậy hiện tại cần phải tháo gỡ từng bước, đây là một vấn đề thực thi rất cụ thể, và thực thi tốt hay không, chúng ta đều rất quan tâm. Chúng tôi hy vọng chính phủ Mỹ dù là đảng nào chấp chính, thì vẫn có thể có một hoạch lâu dài [với Trung Quốc] và thực thi tốt nó.” 

Báo cáo lần này cũng nhắc đến, “giống như những năm trước, ĐCSTQ tiếp tục giam giữ, ngược đãi người tập Pháp Luân Công. Do sự đàn áp của chính quyền, nên khó có thể xác định được chính xác số người tập Pháp Luân Công bị bức hại”.

Trương Nhi Bình – Người phát ngôn của Trung tâm thông tin Pháp Luân Công cho biết: “Trong báo cáo đề cập đến ĐCSTQ chà đạp nhân quyền, bức hại đối với Pháp Luân Công, nhất là nhắc tới việc liên quan đến mổ sống lấy nội tạng, và những người tập Pháp Luân Công trong thời gian bị giam giữ đã bị các kiểu ngược đãi tra tấn bạo lực, trong đó có cả việc cưỡng chế dùng thuốc, không cho ngủ, cụ thể trong báo cáo có liệt kê ra vài trường hợp như vậy. Trong mấy chục năm qua, Pháp Luân Công luôn bị ĐCSTQ bức hại tàn bạo, do đó chúng tôi hy vọng xã hội quốc tế chú ý tới báo cáo này của Quốc hội Mỹ, cùng chung tay kết thúc cuộc bức hại nhắm vào Pháp Luân Công của ĐCSTQ”. 

 Huệ Anh

Xem thêm: