Những phát ngôn và hành động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về việc liệu tổ chức quốc tế này có bị chính trị hóa khi không ngừng ca tụng để làm hài lòng giới lãnh đạo ĐCSTQ ở Bắc Kinh hay không. Thậm chí, cư dân mạng Trung Quốc còn đặt biệt danh mới cho WHO là “Tổ chức y tế Vũ Hán” (Wuhan Health Organization). 

who tham nhung corona
(Ảnh: Internet)

Công bằng mà nói, WHO đã có một hồ sơ ảm đạm về những thất bại trong việc đối phó với dịch bệnh chết người trong những năm qua. Chẳng hạn, vào năm 2015, dưới sự lãnh đạo của Margaret Chan do Bắc Kinh hậu thuẫn, WHO thừa nhận rằng họ đã có một sự chuẩn bị “tồi tệ” trong việc xử lý dịch Ebola.

Theo một bài báo của Time, WHO đã liệt kê 8 bài học mà họ rút ra được từ cuộc khủng hoảng, bao gồm việc cần “truyền đạt rõ ràng hơn những điều cấp thiết”, và sau đó đã đề xuất 9 biện pháp để thực hiện công việc tốt hơn trong trường hợp bùng phát dịch bệnh trong tương lai, như thiết lập “Lực lượng Khẩn cấp Sức khỏe Toàn cầu” cùng một quỹ dự phòng.

Ai (WHO) quan tâm đến Bắc Kinh (!/?)

Tuy nhiên, lần này sự thất bại của WHO không phải do sự bất tài, mà còn gồm cả những nỗ lực “tinh tế” trong việc thổi phồng những câu chuyện tích cực về Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng virus Vũ Hán.

Đã có nhiều lời chỉ trích trên toàn thế giới về việc WHO cố gắng “cộng hưởng” với Bắc Kinh khi chính quyền này cố tình hạ thấp mức độ nghiêm trọng của virus vào đầu tháng 1. Các chuyên gia y tế trên khắp thế giới nhận thấy rằng, mặc dù có nhiều bằng chứng đưa ra về sự kiểm soát hà khắc của Bắc Kinh đối với thông tin về virus, bao gồm đe dọa, bắt giữ những người tố giác, thì giám đốc của WHO vẫn sẽ ca ngợi Bắc Kinh vì “đã giúp thế giới an toàn hơn.” WHO cũng chỉ tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu sau khi Vũ Hán bị phong tỏa vào ngày 23/1. Vào thời điểm đó đó, loại virus chết người này đã lan đến Bắc Mỹ và Châu Âu.

Sợ làm mất lòng Bắc Kinh, WHO đã lòng vòng trong nhiều ngày trước khi đặt tên cho dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ là COVID-19. Phản ứng chậm chạp của WHO để cảnh báo các nước khác trên thế giới về căn bệnh đã khiến nhiều người lên tiếng phản đối sự điều hành của Tổng Giám đốc Ghebreyesus. Chỉ trong vài ngày, hơn 456.000 người đã kiến ​​nghị trên Change.org, yêu cầu ông từ chức.

Video: Tham nhũng ở WHO góp phần khiến virus corona lây lan?

Một trong những hành động đáng lo ngại của WHO là quản lý gian dối thông tin trên trang web của họ về virus Vũ Hán. Chẳng hạn, dòng thông tin sau đây đã được đăng trên trang web của WHO bằng tiếng Anh: “Các biện pháp sau đây “KHÔNG” hiệu quả đối với COVID-2019 và có thể gây hại: Hút thuốc. Dùng thảo dược truyền thống. Đeo nhiều khẩu trang. Dùng thuốc tự điều trị như kháng sinh.”

Cảnh báo của WHO đối với việc dùng thảo dược truyền thống cũng được đăng trên các phiên bản tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Nga, ngoại trừ phiên bản tiếng Trung Quốc. Đến nay, cảnh báo trên trang tiếng Anh đã được xóa bỏ.

WHO rõ ràng rất cân nhắc đến các chiến dịch truyền thông nhà nước của Trung Quốc nhằm quảng bá thuốc thảo dược truyền thống của mình để chống lại virus Vũ Hán. Việc bí mật thao túng thông tin hay đưa thông tin sai lệch về đại dịch là hành vi không phù hợp, phi đạo đức và vô trách nhiệm, đặc biệt đối với người bệnh và các chuyên gia y tế dũng cảm trên tuyến đầu ở khắp thế giới.

Khi Tiến sĩ Bruce Aylward, Trợ lý Tổng Giám đốc của WHO, tuyên bố rằng việc phòng chống virus Vũ Hán của Trung Quốc nên là hình mẫu được nhân rộng, có vẻ như ông ấy đã nhìn mà như không thấy, nếu không nói là ủng hộ, hệ thống của một xã hội giống như trong “Trại Gia súc” hay “1984” của Owen – nơi luật pháp, nhân quyền, minh bạch và tự do báo chí đều không tồn tại.

Đặc biệt, khi ông Aylward nói với báo chí: Nếu tôi bị nhiễm virus, tôi cũng muốn được điều trị ở Trung Quốc,” cư dân mạng Trung Quốc ngay lập tức phản bác lại rằng ông hoặc ngây thơ hoặc ngu ngốc, và chẳng hiểu gì về thực tế khủng khiếp tại các cơ sở cách ly của Trung Quốc. 

Virus Vũ Hán đã được các bác sĩ Trung Quốc phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2019, tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh chỉ công khai công bố cho đến nửa cuối tháng 1. Bắc Kinh đã liên tục kiểm duyệt nội dung liên quan đến virus Vũ Hán trên các nền tảng truyền thông xã hội như WeChat và YY kể từ tháng 12/2019, hạn chế người dân tiếp cận thông tin về bệnh. Điển hình trong vụ này là việc cảnh sát Vũ Hán cảnh cáo bác sĩ Lý Văn Lượng vì đã đưa thông tin về dịch bệnh cho các đồng nghiệp của mình.

Thật vô trách nhiệm khi WHO, các hãng thông tấn và chính phủ trên toàn cầu mặc nhiên sử dụng các số liệu được chính quyền Trung Quốc cung cấp mà không để lại bình luận hay yêu cầu xác thực, cho dù Bắc Kinh đã có ‘truyền thống’ giả mạo số liệu trong dịch SARS.

Phương tiện truyền thông phương Tây, các chính phủ và WHO dường như đã xác thực số liệu từ Bắc Kinh khi sử dụng hay trích dẫn nó mà không hề đặt ra nghi vấn.

Cơ quan quốc tế này dường như tập trung vào việc giải quyết các nhu cầu của các nhà lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh thay vì quan tâm tới tình trạng của 1,3 tỷ người Trung Quốc cũng như 23,7 triệu người ở Đài Loan.

Dịch COVID-19 làm dấy lên nghi vấn về quan hệ của Trung Quốc với WHO

Ai (WHO) đã ‘mặc kệ’ Đài Loan (!/?)

Trong những năm qua, việc trộn lẫn chính trị với sức khỏe cộng đồng không phải là điều xa lạ đối với WHO. Bất chấp sự phản đối của nhiều quốc gia thành viên, Đài Loan vẫn không được cấp một ghế chính thức tại WHO. Việc này đã ngăn Đài Loan tiếp cận với các dữ liệu và tài nguyên tại WHO và đây là một vấn đề nghiêm trọng, đã xảy ra từ cuộc khủng hoảng SARS cho đến nay.

Để thuyết phục Đài Loan chấp nhận “Một quốc gia, hai chế độ”, tuyên truyền của Bắc Kinh thậm chí mô tả người Đài Loan là “đồng bào máu thịt,” nhưng khi Đài Loan gặp khủng hoảng về sức khỏe như SARS và virus Vũ Hán, hoặc khi Đài Loan cố gắng đạt được tư cách là thành viên của WHO, tình “đồng bào máu thịt” dường như biến mất.

Năm 2003, Đài Loan đã phải nhờ Mỹ để có được các số liệu và thông tin liên quan đến dịch SARS. Hàng năm, có khoảng 60.000 chuyến bay chờ theo khoảng 10 triệu hành khách giữa Đài Loan và Trung Quốc, do đó, Đài Loan có lý do chính đáng để bảo vệ lãnh thổ khỏi mối đe dọa về sức khoẻ này. Tuy nhiên, Đài Loan đã bị loại khỏi các cuộc họp khẩn cấp của WHO về cuộc khủng hoảng virus corona mới.

Các nhà phân tích nhận định Trung Quốc đang ngày càng sử dụng sức mạnh kinh tế, chính trị và thể chế để thay đổi hệ thống quản trị toàn cầu từ bên trong. Do đó, các tổ chức quốc tế đã trở thành một đấu trường cho sự cạnh tranh về ý thức hệ, trong đó mục tiêu của Bắc Kinh là làm cho sự cai trị độc tài có vẻ hợp pháp như chính phủ dân chủ.

Đài Loan chống dịch xuất sắc nhờ… không tin ĐCSTQ

Kể từ dịch SARS, sự “bắt nạt” của Trung Quốc đã khiến hòn đảo này không ngừng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng y tế công cộng để có thể sẵn sàng ứng phó với cuộc khủng hoảng tiếp theo.

Quan trọng nhất, Đài Loan đã quyết định từ chối chế độ cộng sản của Trung Quốc đại lục. Bà Thái Văn Anh đã giành thắng lợi kỷ lục trong lịch sử bầu cử Tổng thống gần đây của Đài Loan. Điều này thể hiện ý chí mạnh mẽ của công chúng trong việc duy trì quyền tự trị khỏi Trung Quốc đại lục, bác bỏ ứng cử viên do Bắc Kinh hậu thuẫn cũng như bác bỏ đề xuất “Một quốc gia, hai chế độ”.

Mặc dù có lượng lớn người Trung Quốc làm việc ở Đài Loan, cũng như lượng du khách vào khoảng 2,7 triệu người, khiến Đài Loan dễ bị tổn thương khi virus bùng phát, nhưng hòn đảo này tới nay được cho là một trong những ví dụ điển hình nhất của việc chống dịch thành công. Sự kết hợp của việc minh bạch thông tin, kiểm dịch, cách ly xã hội, sử dụng dữ liệu lớn đã được chứng minh là những yếu tố quan trọng trong việc giúp Đài Loan ngăn chặn dịch bệnh.

Theo nhiều chuyên gia y tế, một trong những bước quan trọng đầu tiên là chính phủ Đài Loan đã quyết định nhanh chóng áp lệnh cấm du lịch với Trung Quốc đại lục và Hồng Kông trước khi dịch bệnh có thể lan rộng.

Vì sao dịch COVID-19 tại Đài Loan và Ý khác nhau một trời một vực?

Đi theo lợi ích của Trung Quốc

Ngược với Đài Loan, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý và Iran đã chậm trễ trong việc đình chỉ các chuyến bay từ Trung Quốc, đã phải chịu hậu quả nặng nề trong đợt bùng phát virus Vũ Hán này. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà virus Vũ Hán dường như đi theo một số lợi ích kinh tế và địa chính trị của Trung Quốc, như ở Iran, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ý.

Nhiều tập đoàn của Hàn Quốc và Nhật Bản hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh, khiến họ trở nên phụ thuộc hơn bao giờ hết vào Trung Quốc. Nhiều người Hàn Quốc đã khó nhẫn chịu điều này và đang kiến ​​nghị luận tội Tổng thống Moon Jae-in về lập trường thân Bắc Kinh của ông, gọi ông là “Chủ tịch Trung Quốc Moon”.

Trong khi đó, Ý là quốc gia G7 đầu tiên (và duy nhất) chấp thuận Sáng kiến “​​Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh. Theo một bài báo được đăng trên The Guardian cách đây 9 năm, chỉ riêng ở Prado của Tuscany, số lượng cư dân Trung Quốc đã lên tới hơn 50.000 người và chiếm hơn 30% dân số thành phố; 32% trẻ em sinh ra tại bệnh viện chính của Prado đến từ các bà mẹ Trung Quốc. Ngày nay, Ý đang phải đối mặt với cộng đồng di dân người Trung Quốc ủng hộ mối quan hệ mật thiết giữa Ý với Bắc Kinh.

Không may cho Ý, Trung Quốc chưa mang được đến cho nước này lợi nhuận kinh tế đã hứa từ “Vành đai và Con đường”, thì đã đưa sang loại virus chết người. Quyết định của Ý phong tỏa toàn quốc đã diễn ra quá muộn.

Là đối tác thương mại lớn nhất của Iran, Trung Quốc có ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế và chính sách đối ngoại Iran. Nước này đứng về phe Trung Quốc trong hầu hết các vấn đề, đặc biệt là liên quan tới Mỹ. Giờ đây, Iran là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do virus Vũ Hán. Nhiều quan chức lãnh đạo hàng đầu của Iran nằm trong số hơn 10.000 nạn nhân bị nhiễm virus corona.

Theo bài bình luận trên Epoch Times, thật đáng buồn khi các nền văn minh cổ đại vĩ đại như Iran và Trung Quốc ngày nay lại bị chi phối bởi các chế độ độc tài vô luật pháp, quan tâm đến quyền lực hơn là phúc lợi của người dân.

Trong nhiều thế kỷ, nhiều người ở châu Á đã giữ vững niềm tin Phật giáo, tin vào “Thiện ác hữu báo,” ý tưởng này cũng giống với truyền thống Kitô giáo “Gieo nhân nào gặp quả đấy”.

Nhìn nhận lại, việc WHO từ chối tư cách thành viên Đài Loan có thể là một điều may mắn. Khi sự thật bị Trung Quốc che giấu thì Đài Loan đã nhanh chóng tự mình tìm câu trả lời và không nghe theo những “lời khuyên” tệ hại từ WHO, vốn chứa đầy những tính toán chính trị. 

Ngân Hà (theo Epoch Times)

Xem thêm: