Theo một kết quả điều tra của Hàn Quốc cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2016, có 2.206 người Hàn Quốc ra nước ngoài tiến hành phẫu thuật cấy ghép nội tạng, trong đó tuyệt đại đa số (97%) là đến Trung Quốc. Cuộc điều tra này lần đầu tiết lộ một phần sự thật những phi vụ đi nước ngoài ghép tạng phi pháp của người Hàn Quốc ở Trung Quốc.

huozhai
Người họ Kim môi giới cho người Hàn Quốc sang Trung Quốc ghép tạng bị bắt ở sân bay. (Ảnh cắt từ video của  Yonghap TV)

Theo tin tờ “Đông Á nhật báo”, giáo sư Ahn Hyung-joon của Khoa ghép mạch máu bệnh viện đại học Kyung Hee đã điều tra 42 bệnh viện có bệnh nhân cấy ghép nội tạng bình phục khỏe mạnh như bệnh viện Asan của Seoul. Ông phát hiện từ năm 2000-2016, có 2.206 bệnh nhân ghép thận, gan không làm phẫu thuật ghép tạng ở Hàn Quốc, nhưng lại đến bệnh viện đăng ký điều trị miễn dịch chống thải ghép. Trong đó có 2.147 người làm phẫu thuật ở Trung Quốc, chiếm tổng thể 97,3%.

Theo dự đoán, những người này đại bộ phận là thông qua việc mua bán nội tạng mà cấy ghép nội tạng phi pháp, ra nước ngoài cấy ghép thì không được hưởng các bảo hiểm y tế và các loại ưu đãi trợ giúp của chính phủ.

Kết quả điều tra của giáo sư Ahn Hyung-joon được viết thành bài báo khoa học với tiêu đề “Khuynh hướng cấy ghép nội tạng của người Hàn Quốc”, đăng trên tạp chí quốc tế “Transplantation” của Hiệp hội Ghép tạng Thế giới.

Bệnh nhân Hàn Quốc thông qua môi giới đến Trung Quốc cấy ghép nội tạng

Theo báo cáo, bệnh nhân Hàn Quốc chủ yếu thông qua môi giới trên trang website của những bệnh nhân đợi cấy ghép nội tạng, rồi đến Trung Quốc tiến hành cấy ghép phi pháp, nhưng nguồn cung cấp nội tạng dùng để cấy ghép đến từ đâu thì không thể nào biết được.

Tháng 9/2016, người cầm đầu đường dây môi giới cho người Hàn Quốc đến nhiều bệnh viện của Trung Quốc cấy ghép nội tạng là một người mang họ Kim (nam, 43 tuổi), đã từ Trung Quốc trở về Hàn Quốc tự thú, tiết lộ nội tình đen tối của việc các bệnh nhân Hàn Quốc đi Trung Quốc tiến hành cấy ghép nội tạng phi pháp.

Theo cảnh sát Busan, người đàn ông họ Kim này bị tình nghi cùng đồng bọn từ năm 2006 đến 2011 đã mở “Trung tâm cấy ghép nội tạng xx”, “Hội những người bạn của những người cấy ghép” và nhiều điểm môi giới cấy ghép nội tạng khác trên mạng internet với danh nghĩa là tập hợp những bệnh nhân cấy ghép nội tạng. Họ làm quảng cáo hướng tới những bệnh nhân bị bệnh tim, xơ gan nặng, suy thận mãn và tuyên bố chỉ cần đợi từ 1 đến 2 tuần ở Trung Quốc là có thể có được nội tạng để cấy ghép. Chi phí phẫu thuật ghép thận khoảng 40 đến 60 triệu won (khoảng trên 35.000 – 53.000 USD), ghép gan khoảng 60 đến 100 triệu won (khoảng 53.000 – trên 88.000 USD), ghép tim khoảng 100 triệu won (trên 88.000 USD).

Theo báo cáo, vì chính quyền Trung Quốc chịu áp lực của xã hội quốc tế vào khoảng Olympic 2008, nên bắt đầu cấm cấy ghép nội tạng cho người nước ngoài. Vì vậy mà đường dây này câu kết với 13 bệnh viện ở Thượng Hải, thu xếp cho bệnh nhân Hàn Quốc giả danh người Trung Quốc để ở lại viện và làm phẫu thuật cấy ghép nội tạng.

Cảnh sát Hàn Quốc nhấn mạnh: “Việc giả danh người Trung Quốc để cấy ghép nội tạng nếu không có sự hợp tác của bệnh viên Trung Quốc thì không thể thực hiện được.” “Thông qua hình thức này, họ đã có 87 lần đưa bệnh nhân cần ghép gan, thận, tim đến Trung Quốc để tiến hành phẫu thuật cấy ghép nội tạng, trong đó bao gồm cả những ca tiến hành cấy ghép nội tạng từ người sống.”

Cảnh sát tiết lộ những người giả danh để ghép tạng này có thể bị tử vong trong quá trình phẫu thuật hay sau khi về nước không lâu, nếu không chết thì bị nhiều tai biến và phải phẫu thuật lại nhiều lần. “Số ca ghép tạng thực tế vượt xa nhiều lần so với con số 87.” Điều này thật sự nguy hiểm và đáng báo động cho những bệnh nhân có nhu cầu qua Trung Quốc ghép tạng vì có thể nguy hiểm tính mạng.

Báo cáo quốc tế: Nguồn nội tạng phi pháp của Trung Quốc đến từ người tập Pháp Luân Công

Ngày 22/6/2016, ông David Kilgour: cựu Quốc vụ khanh của Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, luật sư nhân quyền David Matas và nhà báo điều tra lâu năm của Mỹ là Ethan Gutmann đã có báo cáo tại Liên hiệp Câu lạc bộ Nhà báo Quốc gia Hoa Kỳ rằng nguồn nội tạng chủ yếu dùng cho cấy ghép ở Trung Quốc là đến từ người tập Pháp Luân Công.

Báo cáo còn nhấn mạnh, người Hàn Quốc là khách hàng nước ngoài lớn nhất của ngành cấy ghép nội tạng phi pháp ở Trung Quốc.

Ông David Kilgour và luật sư nhân quyền David Matas đã nỗ lực không ngừng trong việc nhấn mạnh việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mổ cướp nội tạng của những người tu luyện Pháp Luân Công và còn vạch trần hành động vô nhân tính này của ĐCSTQ trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy hai ông đã được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2010.

Thành Đô

Xem thêm: