Trong năm 2017 này, thế giới có thể chứng kiến nhiều hơn những cuộc biểu tình chống lại chính quyền đương nhiệm. 

Kêu gọi thoát Âu ở Anh năm 2016. (Ảnh Worcester News)
Kêu gọi rời Liên minh Châu Âu ở Anh năm 2016. (Ảnh Worcester News)

Các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức trong năm nay tại 4 trong số 6 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). Các đảng phái dân tuý, lực lượng chống Liên minh Châu Âu và các lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc sẽ bùng phát ở các nước này.

Không nghi ngờ gì khi những nhân tố tương tự này đã chiến thắng một cách sít sao trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit (rời EU) ở Anh. Trước cuối tháng ba, Thủ tướng Theresa May dự kiến sẽ chính thức kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, khởi động tiến trình rút khỏi EU của Anh quốc.

Chính phủ của bà sẽ phải đối mặt với hai năm khó khăn để đàm phán Brexit với 27 quốc gia thành viên khác. Đối với nữ Thủ tướng Anh khó lại chồng khó khi vào tháng 11/2016, Tòa án tối cao Anh quốc ra điều luật rằng các chính sách phải được thành viên của Quốc hội thông qua trước khi bắt đầu các cuộc đàm phán. Nhiều khả năng đa số trong đó là không được thông qua.

Ngày 15/3 là ngày bầu cử ở Hà Lan, ông Geert Wilders, vốn bất đồng với Liên minh Châu Âu, chống nhận người di cư và chống Hồi giáo hoá, hiện là ứng cử viên dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến. Nếu ông Wilders thắng thì khả năng hầu hết các đảng chính trị khác sẽ từ chối ủng hộ ông, tuy nhiên ông có sức ảnh hưởng đến các chính sách của Hà Lan.

Gần đây Hạ Nghị viện Hà Lan đã bầu chọn cho lệnh cấm về trang phục burqa của phụ nữ Hồi giáo. Số lượng lớn cử tri đông đảo công khai ủng hộ ông Wilders đồng nghĩa với việc Hà Lan sẽ không sẵn lòng đồng ý với các giao dịch tài chính cần thiết cho phép khối liên minh Châu Âu thực hiện chức năng thống nhất tiền tệ một cách hiệu quả.

Tiếp theo vào ngày 23/04 sẽ là bầu cử Tổng thống Pháp. Hậu thuẫn của EU có vẻ không mạnh mẽ ở Pháp một phần là vì cuộc vận động hiệu quả của lãnh đạo dân tộc cực hữu là bà Marine Le Pen. Đối thủ nặng ký của bà, cựu Thủ tướng Pháp François Fillon đang dính phải một bê bối nghiêm trọng có thể khiến ông thất bại trong cuộc bầu cử. Bà Le Pen cũng kêu gọi chống lại sự lan rộng của Hồi giáo và là một người phản đối chính sách nhập cư hiện hành.

Tại Đức, cuộc tuyển cử sẽ được tổ chức trước ngày 22 tháng 10. Người bảo vệ dân chủ tự do và EU là bà Angela Merkel sẽ cạnh tranh chức thủ tướng nhiệm kỳ thứ tư với đảng cánh hữu AfD (Alternative fur Deutschland).

Tương tự như ông Donald Trump và những lãnh đạo dân tuý đang nổi lên, đảng AfD chống nhập cư và chống Hồi giáo. Nhưng có lẽ làn sóng này ở Đức chưa đủ mạnh, cho đến nay, tất cả các cuộc thăm dò chỉ ra rằng bà Merkel sẽ lại tái đắc cử. Bà hiện đang nắm 57% tỉ lệ đồng thuận và nhiều khả năng sẽ tái đắc cử.

Một cuộc bầu cử quan trọng nhưng đầy vấn đề là bầu cử Tổng thống tại Iran vào ngày 19/05. Tổng thống hiện tại, ông Hassan Rouhani, đang tìm cách chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai. Dưới thời của ông, Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc phương Tây. Tuy nhiên, tương lai của thoả thuận là không chắc chắn vì căng thẳng về vấn đề chế tài, hầu hết các quốc gia đều không tin Iran sẽ thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận và chính tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng ông sẽ huỷ bỏ và yêu cầu tái đàm phán.

Nếu năm nay diễn ra bầu cử ở Ý thì có khả năng gây ra tổn hại lớn nhất cho EU. Sự thất bại của ông Matteo Renzi trong cuộc trưng cầu cải cách hiến pháp gần đây, cho thấy sự giận dữ của người dân Ý. Một Italexit (Ý rời Liên minh) nếu xuất hiện, sẽ báo hiệu sự kết thúc của EU.

Bình luận viên James Forsyth gần đây ghi nhận như sau: “Qua vài đo lường cho thấy miền Nam nước Ý hiện nay nghèo hơn cả Ba Lan, trong khi sản xuất ở miền Bắc nước Ý đang phải vật lộn để cạnh tranh vì đồng Euro làm đội thêm chi phí. Trên khắp cả nước, trong suốt 15 năm qua đã không có tăng trưởng về kinh tế… Trong tình huống thế này, người ta có thể hiểu được tại sao các cử tri Ý lại coi một cú nhảy đột ngột vào tương lai bất định lại tốt đẹp hơn việc dậm chân tại chỗ”.

Tiếp theo vào tháng Bảy, Tổ chức G20 sẽ có phiên họp tại Hamburg. Vấn đề làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ là trung tâm của cuộc họp này. Một số dự đoán rằng dưới chính quyền ông Trump, Hoa Kỳ có thể hút nhiều đầu tư hơn, khả năng tác động các nước G20 khác cũng gia tăng đầu tư.

Ông Trump đã ám chỉ rằng Hoa Kỳ có rút lui khỏi vị trí dẫn đầu trong một số trong một số vấn đề thế giới. Nhu cầu cốt lõi nhất là giải quyết các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế và những vấn đề xã hội có tác dụng trên toàn cầu.

Vào Tháng 11, kỳ họp thứ 23 của Hội nghị COP sẽ được tổ chức tại Bonn, Đức. Nổi bật nhất sẽ là các vấn đề về cam kết của Hoa Kỳ đối với Hiệp định Paris. Sau đó, các quốc gia khác sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn về định hướng chính sách môi trường của ông Trump.

Vào ngày 20/01, ông Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Vì người Mỹ bị phân cực rất gay gắt nên có nhiều quan ngại về những gì ông này sẽ làm ngay khi trở thành tổng thống. Trong những ngày đầu tiên, ông đã rời bỏ TPP, ký sắc lệnh chuẩn bị cho việc bỏ ObamaCare và xây tường biên giới với Mexico. Donald Trump đã thể hiện ông sẵn sàng thực hiện cam kết 100 ngày đầu tiên của mình.

Thế giới đang chăm chú theo dõi quyết sách của tân Tổng thống Mỹ về các vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi hơn như chính sách về người nhập cư, biến đổi khí hậu, quan hệ với Nga, Trung Quốc và những nước khác.

David Kilgour

David Kilgour là một luật sư, làm việc trong Hạ viện Canada trong gần 27 năm. Trong nội các Chính phủ Jean Chretien, ông là Thư ký tiểu bang (châu Phi và châu Mỹ Latin) và Thư ký của tiểu ban (châu Á-Thái Bình Dương). Ông là tác giả của nhiều cuốn sách và đồng tác giả với ông David Matas trong cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu:. Bức tử Pháp Luân Công để lấy nội tạng”

Xem thêm: