Kể từ ngày 7/8 khi Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Hồng Kông, khiến dư luận quan tâm liệu bao nhiêu quan chức cấp cao của ĐCSTQ sẽ bị trừng phạt và đóng băng tài sản. Tháng 11 năm nay, Thụy Sĩ sẽ bỏ phiếu để quyết định có hạn chế các công ty Thụy Sĩ, bao gồm các ngân hàng Thụy Sĩ, làm ăn với những kẻ vi phạm nhân quyền ở nước ngoài hay không.

5906004030 23210a0c9d b
Mỹ đang cùng nhiều nước đang tra xét 10.000 tỷ USD tài sản ở nước ngoài của các quan chức cấp cao ĐCSTQ nhằm dùng cho bồi thường dịch bệnh, trong đó đứng đầu là gia đình của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, dự kiến tổng tài sản ​​ít nhất là 1000 tỷ USD. Hình ảnh trụ sở của Ngân hàng Thụy Sĩ (Ảnh:Martin Abegglen / Flickr)

Có thông tin cho rằng, Mỹ đang cùng nhiều nước tra xét số tài sản khoảng 10.000 tỷ USD (đô la Mỹ) của các quan chức cấp cao ĐCSTQ ở nước ngoài để bồi thường cho dịch bệnh. Trong số này thì sở hữu nhiều tài sản nhất là gia đình của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, với tổng tài sản ước tính hơn 1000 tỷ USD.

Mỹ, quốc gia đang hứng chịu tại họa vì đại dịch viêm phổi của ĐCSTQ, đã cùng nhiều nước yêu cầu ĐCSTQ bồi thường nhưng đến nay chưa có phản hồi nào. Tuy nhiên, nhà công nghiệp Hồng Kông một thời Viên Cung Di (Yuen Gong Yi) đang vận động hành lang tại Mỹ để hối thúc Mỹ tuyên bố ĐCSTQ là một tổ chức tội phạm. Hôm 12/8, ông chia sẻ trên Epoch Times rằng Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã nỗ lực vận động các nước ủng hộ việc đóng băng tài sản của các quan chức cấp cao ĐCSTQ ở nước ngoài, người ta ước tính mức thấp cũng khoảng 10.000 tỷ USD và khoản tiền này được sử dụng để bồi thường dịch bệnh.

Ý định của Mỹ phong tỏa tài sản nước ngoài của quan chức ĐCSTQ

Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình
Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân gây chú ý khi xuất hiện tại lễ duyệt binh trên Quảng trường Thiên An Môn năm 2019. (Ảnh cắt từ video)

“Mỹ đang thảo luận với các đồng minh khác về cách đóng băng những khoản tiền của quan chức ĐCSTQ, khoảng 10.000 tỷ USD đã bị đóng băng và tương lai phần lớn trong số đó có thể được sử dụng để bù đắp trước những tổn thất do virus gây ra. Nếu đợi ĐCSTQ mang tiền giao cho thì sẽ không bao giờ có kết quả. Thứ nhất là họ không có tiền; thứ hai là họ cũng không thể làm như vậy, thế thì cần lấy tiền của các quan chức tham nhũng đang ở nước ngoài, bao gồm cả tiền của ĐCSTQ, xem xét được phân phối như thế nào trong tương lai để bù đắp cho những tổn thất của thế giới. Ông Pompeo đã đi khắp nơi để bàn bạc và mong được sự ủng hộ. Sau này sẽ có tiền, bạn hiểu không? Tức là Pompeo vừa cứng vừa mềm, lại có tiền chi cho họ, cũng tạo áp lực cho họ, làm được rất nhiều việc”, ông Viên Cung Di nói.

Làm thế nào để tính toán được gia đình quan chức cấp cao của ĐCSTQ có tài sản 10.000 tỷ USD ở nước ngoài? Ông Viên Cung Di giải thích rằng 7 năm trước khi cựu nhân viên CIA Edward Snowden trốn ở Hồng Kông, anh ta đã từng công bố rằng [quan chức tham nhũng] ĐCSTQ chuyển tiền ra nước ngoài lên tới 4800 tỷ USD, “thông qua rửa tiền hoặc chuyển trực tiếp đổi tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, họ đổi RMB lấy ngoại hối, chẳng hạn lúc đó Trung Quốc cần ‘vươn ra thế giới’ và họ tranh thủ cơ hội này để đi ra nước ngoài, có người cho biết họ muốn đầu tư vào ‘Vành đai và Con đường’ và nhân cơ hội này để đi khắp thế giới. Đây là chuyện 7 năm trước, vì vậy đến nay có thể lên đến 10.000 tỷ USD là có cơ sở.”

Ông Viên cho biết trong số tài sản khoảng 10.000 tỷ USD, phần lớn nhất thuộc sở hữu của gia đình cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, với các quỹ ở nước ngoài vào khoảng 1000 tỷ USD. “Bạn thử nghĩ xem, nhà họ Giang đã thực sự kiểm soát Trung Quốc trong 30 năm, tất cả quyền lực đều trong tay Giang Trạch Dân từ ngày 4/6/1989 đến khi Đặng Tiểu Bình qua đời năm 1997. Thế lực của nhà họ Giang đã chiếm giữ không chỉ ở Thượng Hải mà là toàn bộ Trung Quốc, bao gồm những khu vực dễ kiếm tiền nhất như ba tập đoàn viễn thông và rất nhiều ngân hàng ở Thượng Hải.”

Ông Giang Trạch Dân được dân gian ví là “huấn luyện viên trưởng về tham nhũng”, con trai cả Giang Miên Hằng và cháu trai Giang Chí Thành thường xuyên qua lại Hồng Kông. Tháng 4/2019, thương nhân Quách Văn Quý lưu vong tại Mỹ cho biết, số tài sản quốc gia nằm trong kiểm soát của gia đình họ Giang ít nhất cũng 1000 tỷ USD, số quỹ được “rửa sạch” lên tới 500 tỷ USD.

Trong danh sách người giàu của Forbes năm 2020, người sáng lập Amazon là Bezos tiếp tục giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng là 113 tỷ USD. Có 2.095 tỷ phú trong danh sách với tổng tài sản là 8.000 tỷ USD.

Nói cách khác, một khi tài sản của gia tộc họ Giang được công bố, tài sản này không chỉ gấp mười lần tài sản của người giàu nhất thế giới, mà tài sản ở nước ngoài của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ cũng vượt quá tổng tài sản trong danh sách của Forbes toàn cầu.

 

Mỹ sẽ quản lý các quỹ của Mỹ ở Hồng Kông

Ngày 10/8, khi Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đến thăm Cộng hòa Séc, ông đã công khai tuyên bố rằng “Mỹ sẽ sát cánh với người dân Hồng Kông”, cảnh báo nhiều lệnh trừng phạt sẽ lần lượt được đưa ra.

Ông Viên Cung Di ước tính rằng một loạt hành động của ông Pompeo bao gồm thu hồi vốn của Mỹ tại Hồng Kông và hạn chế đầu tư của Mỹ vào chứng khoán Trung Quốc.

Do gần đây nhiều cổ phiếu có nguồn gốc Trung Quốc đã quay trở lại sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, thu hút dòng tiền nóng ở lại thị trường Hồng Kông, trong đó bao gồm cả vốn của Mỹ. Về vấn đề này, ông Viên Cung Di tiết lộ rằng Chính phủ Mỹ sẽ không cho phép các quỹ của Mỹ tùy tiện đổ vào Hồng Kông, hoặc cho các công ty Trung Quốc Đại Lục vay tiền, vì vậy các biện pháp liên quan sẽ được lần lượt đưa ra. Ông cũng chỉ ra rằng, từ một loạt các tuyên bố gần đây của ông Pompeo cho thấy, Mỹ muốn thu hồi và chi phối các quỹ của Mỹ tại Hồng Kông, bao gồm các quỹ đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, Chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ buộc các quỹ phải quay trở lại Mỹ.

 

Alibaba thân thiết nhà họ Giang nhưng đã bị họ Tập kiểm soát

Gần đây, những công ty nổi trội về cổ phiếu Trung Quốc như Alibaba và Tencent cũng ở đỉnh ngọn sóng cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung.

Ngày 5/8, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã công bố hoạt động “làm sạch internet”, trong đó đề cập rõ ràng rằng các công ty như Baidu, Alibaba và Tencent sẽ bị cấm thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin cá nhân tại Mỹ.

Vào cuối tháng Bảy, trang web tiếng Anh của Reuters dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, cơ quan quản lý giám sát ĐCSTQ của Mỹ đang nghiên cứu xem có nên khởi động “cuộc điều tra chống độc quyền” đối với Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent hay không.

Về vấn đề này, ông Viên Cung Di nhận định, các công ty Trung Quốc như Alibaba, Tencent, Alipay, WeChat Pay… được gia đình ông Giang Trạch Dân hậu thuẫn. Nếu không có sự ủng hộ của gia đình họ Giang thì họ sẽ không phát triển đến quy mô như ngày nay. Họ Giang cho họ quyền lợi thì họ mới có thể làm được trên quy mô lớn như vậy. Mã Hóa Đằng (Ma Huateng) và Mã Vân thay mặt giúp gia đình nhà họ Giang nắm giữ nhiều cổ phiếu. Hai năm trước nhà họ Giang bắt đầu thu lại cổ phần trong tay, trên cơ bản đều lấy lại. Giờ đây Alibaba và Tencent đã trở về kiểm soát của ông Tập Cận Bình.

Tuy nhiên ngày 13/8, Next Magazine tại Hồng Kông có nguồn tin độc quyền rằng Alibaba sẽ chủ động hủy niêm yết cổ phiếu Mỹ và trở lại niêm yết cổ phiếu B của Trung Quốc. Bài viết chỉ ra rằng vấn đề lớn nhất đối với việc này là việc mua lại cổ phiếu, giả sử rằng một nửa số cổ phiếu cần được thu hồi bằng tiền mặt, số tiền liên quan sẽ lên tới hàng nghìn tỷ.

Bài viết cũng nhận định, trong tình hình quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng như hiện nay, việc Alibaba trở lại với cổ phiếu B là thể hiện lòng trung thành với chính quyền trung ương ĐCSTQ.

Thụy Sĩ có thể đóng băng tài khoản USD của giới quyền quý ĐCSTQ và Hồng Kông

Khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ và Hồng Kông, thì Thụy Sĩ – trung tâm tài chính nước ngoài lớn nhất thế giới ở Trung Âu cũng đang chuẩn bị các hành động bom tấn.

Luật An ninh Quốc gia mà ĐCSTQ áp đặt tại Hồng Kông đã gây ra làn sóng quốc tế chống lại, ngay cả quốc gia luôn tuân thủ nguyên tắc trung lập là Thụy Sĩ cũng có hành động liên quan. Ngày 2/8, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ Cassis tuyên bố rằng ĐCSTQ ngày càng vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, rời xa con đường tự do, Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông vi phạm nguyên tắc “Một nước, hai hệ thống”. Nếu ĐCSTQ tiếp tục như vậy thì phương Tây sẽ phải đáp trả.

Ngày 8/8, Chính phủ Thụy Sĩ đã chính thức thông báo trưng cầu dân ý cho biết tháng 11 sẽ tổ chức lấy ý dân để quyết định xem có hạn chế các công ty Thụy Sĩ, bao gồm các ngân hàng Thụy Sĩ, làm ăn với những kẻ vi phạm nhân quyền ở nước ngoài hay không. Nếu luật liên quan được thông qua, hoạt động kinh doanh của các công ty Thụy Sĩ tại Trung Quốc và Hồng Kông dự kiến ​​sẽ bị ảnh hưởng.

Trả lời phỏng vấn của Vision Times, chuyên gia kỳ cựu về Trung Quốc là Trình Tường (Cheng Xiang) đã chỉ ra rằng phản ứng của Thụy Sĩ là bất thường. Ông nói: “Chúng tôi biết rằng Thụy Sĩ đã theo đuổi chính sách trung lập trong gần 300 năm. Bởi vì họ theo đuổi chính sách trung lập nên đã có thể tránh được Thế chiến thứ nhất và thứ hai. Truyền thống tốt đẹp này cũng khiến nhiều người giàu có sẵn sàng đưa tiền của họ vào Thụy Sĩ. Vì vậy việc Ngoại trưởng Thụy Sĩ cũng lên tiếng về vấn đề Hồng Kông và lên án ĐCSTQ là điều khá kỳ lạ, tương đương với việc từ bỏ nền trung lập mà họ đã theo đuổi hàng trăm năm.”

Ông suy luận: “Về vấn đề này, đáng để mọi người tìm hiểu là, họ đã thấy bộ mặt tội ác của chế độ ĐCSTQ, họ có công bố tài khoản bí mật của các quan chức ĐCSTQ ở Thụy Sĩ? Đây cũng là điều đã xảy ra, gần đây đã có một báo cáo của Thụy Sĩ cho biết có khoảng 1.000 quan chức cấp cao của ĐCSTQ với khối tài sản hơn 10.000 tỷ RMB (trong các ngân hàng Thụy Sĩ).

Nếu Thụy Sĩ thực sự có thể công bố thông tin chi tiết của những tài khoản bí mật này, cho người dân ở Trung Quốc biết được, sẽ ngay lập tức bùng nổ làn sóng phẫn nộ của công chúng và hệ quả có thể kéo theo ĐCSTQ sụp đổ từ bên trong.

Lương Trân / Epoch Times Hồng Kông

MỜI NGHE PODCAST: Bloomberg: Ngân hàng Trung Quốc sẽ tuân thủ lệnh trừng phạt chế tài của Mỹ

Xem thêm: