Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết Việt Nam xếp thứ 77/140 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh toàn cầu, tụt 3 bậc so với năm ngoái.

canh tranh toan cau shutterstock 386612182 e1539761902310
(Ảnh: Shutterstock)

Trong 12 yếu tố cấu thành nên điểm số chung của Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) năm 2018, Việt Nam được điểm số khá về quy mô thị trường (Market size), đạt 70,9 điểm và xếp thứ 29/140 nền kinh tế; kế đến, yếu tố “sức khỏe” cũng là một lợi điểm khác của Việt Nam, với 81 điểm, xếp thứ 68/140.

Trong khi đó, những yếu tố còn hạn chế của Việt Nam là những vấn đề về năng lực đổi mới (Invovation Capability) chỉ được 33,4 điểm, xếp thứ 82; thể chế được 50 điểm, xếp thứ 94; kỹ năng người lao động xếp thứ 97; thị trường sản phẩm và động lực kinh doanh đều xếp thứ hạng thấp ngoài 100.

chi so canh tranh 2018
Điểm số và thứ hạng các yếu tố đánh giá về năng lực cạnh tranh của Việt Nam. (Nguồn: WEF 2018)

So với các quốc gia trong cùng khu vực ASEAN, năng lực cạnh tranh toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam bị các nước cùng khối bỏ khá xa về khoảng cách. Cụ thể, Malaysia đứng ở vị trí 25, tăng 1 bậc so với năm 2017; Thái Lan được WEF xếp thứ 38, tăng 2 bậc; trong khi Indonesia xếp 45, tăng 2 bậc; Philippines tăng tới 12 bậc để xếp thứ 56; Brunei xếp thứ 62, tăng 2 bậc và cao hơn Việt Nam 15 bậc…

Mỹ năm nay tiếp tục duy trì vị trí đầu bảng xếp hạng với 86 điểm. Trong đó, hệ thống tài chính, thị trường lao động và động lực kinh doanh tại Mỹ đều xếp đầu bảng với các điểm số lần lượt là 92, 82 và 86 điểm. Bên cạnh đó, kinh tế vĩ mô ổn định, quy mô thị trường và cơ sở hạ tầng của Mỹ đều đạt điểm số cao.

Các vị trí tiếp theo không có nhiều thay đổi, đảo quốc sư tử Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ 2, trong khi Đức cũng cố vị trí thứ 3 và Thụy Sĩ giữ vị trí thứ 4.

Nhật Bản năm nay cũng tiến thêm 3 bậc để xếp vị trí thứ 5 với 82 điểm. Còn Hà Lan và Hồng Kông chia sẻ lần lượt các vị trí tthứ 6 và thứ 7.

Đáng chú ý, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc chỉ xếp thứ 28 về năng lực cạnh tranh toàn cầu với 72,6 điểm, không đổi so với năm 2017. Trong khi Nga đứng thứ 43, tăng 2 bậc; Venezuela và Zimbabwe đứng gần cuối bảng với các vị thứ 127 và 128/140 nền kinh tế. Và nhóm các quốc gia “đội sổ” về năng lực cạnh tranh toàn cầu chủ yếu là các nước châu Phi.

Chân Hồ

Xem thêm: