Ngày 16/1, Tạp chí Commonwealth (Commonwealth Magazine) đưa tin, Đại học Massachusetts Boston quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử đã hoạt động được 12 năm tại trường này. Theo số liệu đến ngày 4/1 của Hiệp hội Học giả toàn quốc tại Mỹ cho thấy, có 13 trường đại học tại Mỹ đã đóng cửa hoặc quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử. 

Embed from Getty Images

Ông Tập Cận Bình trong buổi lễ gắn biển Viện Khổng Tử  tại Đại học RMIT ở Melbourne (Úc) vào ngày 20 tháng 6 năm 2010. (Ảnh từ Getty Images)

Vì sao những trường đại học tại Mỹ này lại liên tục đóng cửa Viện Khổng Tử? Gần đây, tờ Washington Post đã xuất bản một bài báo nói về vấn đề này. Tác giả của bài viết này là Samuel Brazys – Phó Giáo sư Khoa Chính trị và Quan hệ Quốc tế Đại học Dublin, và Alexander Dukalskis – Trợ lý giáo sư.

Công trình nghiên cứu số liệu của hai tác giả này cho thấy, mặc dù việc thành lập Viện Khổng Tử có thể giúp Trung Quốc tự tuyên truyền tại các nơi trên thế giới, nhưng lại không cách nào thay đổi được hiện trạng truyền thông toàn cầu đưa tin về mặt trái của Trung Quốc, cũng không đủ để ảnh hưởng đến xu thế nhận thức rõ bản chất của đảng Cộng sản Trung Quốc của công chúng; nhiều đại học tại Mỹ đang gióng lên hồi chuông đóng cửa Viện Khổng Tử.

Viện Khổng Tử là một phần trong hệ thống tuyên truyền ở nước ngoài của Trung Quốc

Tháng 10 năm ngoái, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nói: “Trung Quốc đã bỏ ra chi phí hàng tỷ Đô la Mỹ để tuyên truyền tại Mỹ và các nước khác”.

Bài viết của tác giả Samuel Brazys và Alexander Dukalskis trên Washington Post đã chỉ ra, mặc dù cường quyền của Trung Quốc có thể kiểm soát được ngôn luận chính trị trong nước, nhưng ở nước ngoài muốn diễn vai gia trưởng nhân từ để tuyên truyền thì lại tương đối khó khăn. Nỗ lực cải thiện hình ảnh ở nước ngoài của Trung Quốc có khi lại rất vụng về, có lúc lại thành trò hề, có lúc lại hoàn toàn bị phớt lờ. Dù như vậy, nhưng Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục thử nghiệm. Mấy năm qua, Trung Quốc chú ý đến “thuyết mối đe dọa Trung Quốc” trên quốc tế, và luôn tìm đối sách. Viện Khổng Tử là một phần của bộ máy tuyên truyền mà Trung Quốc đang lợi dụng hệ thống ngôn ngữ để xây dựng hình tượng bề ngoài cho mình.

Viện Khổng Tử do Văn phòng Quốc gia về Quảng bá Hán ngữ quốc tế thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc thành lập, trụ sở chính nằm tại Bắc Kinh, các Viện Khổng Tử bên ngoài Trung Quốc đều thuộc cơ cấu này. Kể từ năm 2004, Trung Quốc thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại Hàn Quốc, cho đến nay đã có hơn 500 viện Khổng Tử ở các nơi trên thế giới.

Viện Khổng Tử không thể ngăn cản truyền thông thế giới đưa tin về mặt trái của Trung Quốc

Washington Post đưa tin chỉ ra, sự bành trướng của Viện Khổng Tử đã để lại ấn tượng sâu sắc cho nhiều người, nhưng người ta lại không rõ những tổ chức này thành lập liệu có tác dụng quảng bá hình tượng đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở nước ngoài hay không. Samuel Brazys và Alexander Dukalskis đã thông qua sử dụng kho dữ liệu sự kiện, ngôn ngữ và quan điểm chính trên toàn cầu (Global Database on Events, Language and Tone, GDELT) để tìm ra đáp án. Số liệu này nắm được quan điểm chính của hơn 100 nghìn kênh truyền thông tại hàng nghìn khu vực trên toàn thế giới. Nói cách khác, số liệu này đã xác định quan điểm chính chính diện và phụ diện của các kênh truyền thông ở các nơi khi đưa tin về Trung Quốc.

Nghiên cứu của họ cho thấy rằng khi một Học viện Khổng Tử được mở tại một khu vực, thì nó sẽ tuyên truyền giúp cho ĐCSTQ.

Tuy nhiên, hai vị chuyên gia này cũng chỉ ra, mặc dù Viện Khổng Tử có tác dụng giúp đưa tin tuyên truyền cho Trung Quốc ở nước ngoài, nhưng song song với đó là vấn đề Biển Đông, bẫy nợ “Một vành đai, Một con đường”, việc đàn áp người dân tộc thiểu số liên tiếp bị phơi bày, những tin tức giả có tính chất tuyên truyền đã không thể nào ảnh hưởng đến xu hướng đại chúng nhận thức rõ bản chất của ĐCSTQ. Trên thực tế, từ năm 2005 đến 2017, có hàng trăm Viện Khổng Tử được thành lập, nhưng dữ liệu GDELT cho thấy, trong giai đoạn này, giọng điệu chung của các kênh truyền thông toàn cầu đưa tin về Trung Quốc có xu hướng đưa tin về các mặt trái hơn, đặc biệt là từ năm 2012 đến 2013 và từ 2014 đến 2015.

Sự bành trướng của Viện Khổng Tử gặp trở ngại

Toàn thế giới cũng đang nhìn rõ được sự thực là Viện Khổng Tử đang trợ giúp tuyên truyền cho Trung Quốc. Ngày 1/8/2018, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua “Đạo luật Ủy quyền quốc phòng”, trong đó có một quy định hạn chế việc Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ ngân sách cho các khóa học tiếng Trung trong các trường đại học tại Mỹ có Viện Khổng Tử. Cục Điều tra Liên bang chỉ ra, Viện Khổng Tử truyền dạy cho sinh viên về một đất nước Trung Quốc đã được ĐCSTQ tô vẽ, những Viện Khổng Tử này đã trở thành tiền đồn của mạng lưới tình báo ở nước ngoài của chính quyền Trung Quốc.  

>>Mỹ cấm Bộ Quốc phòng tài trợ cho các Viện Khổng Tử

Theo Hiệp hội Học giả toàn quốc tại Mỹ (National Association of scholars), số liệu được cập nhật đến tháng 1/2019, tại Mỹ có 105 Viện Khổng Tử, có 13 trường đại học đã đóng cửa hoặc quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử. Gần 5 năm qua, ngoài Mỹ, còn có các nước như Canada, Pháp, Thụy Điển đều có trường đại học đóng cửa Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường của mình.

Tạp chí Commonwealth số ra 16/1 có đưa tin, Đại học Massachusetts Boston quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử đã hoạt động được 12 năm tại trường. Nhà trường không đưa ra nguyên nhân cụ thê, nhưng cho biết, Viện Khổng Tử đã gây nhiều tranh cãi trên toàn cầu.

Năm ngoái, một nhóm sinh viên, giáo sư và cựu sinh viên của Đại học Massachusetts Boston đã viết thư cho nhà trường, để nêu lên sự lo lắng của họ đối với việc Viện Khổng Tử có ý đồ ảnh hưởng đến tự do học thuật. “Do sự tồn tại của họ (Viện Khổng Tử) trong trường, dù là thông qua can dự trực tiếp hay tự kiểm duyệt trước, các chủ đề về chính trị và nhân quyền đều bị hạn chế.” 

Tháng 3/2018, Nghị sĩ Liên bang Seth Moulton đã viết một bức thư kêu gọi Đại học Tufts (Tufts University) đóng cửa Viện Khổng Tử. Ông viết, “Mục đích và tôn chỉ của chính phủ Trung Quốc khi thành lập và mở rộng Viện Khổng Tử ở khắp nước Mỹ đã rõ ràng, tức làm lệch lạc các cuộc thảo luận của giới học thuật đối với các chủ đề về Trung Quốc, họ đe dọa và dập tắt tiếng nói của những nhà bảo vệ nhân quyền, tạo thành bầu không khí khó chấp nhận đối với những ý kiện bất đồng hoặc các cuộc thảo luận công khai.” 

Ngày 14/8/2018, Đại học Bắc Florida cho biết, Viện Khổng Tử được thành lập trong khuôn viên trường từ năm 2014, do đến nay đã không phù hợp với nhu cầu của nhà trường nữa, nên sẽ quyết định đóng cửa vào tháng 2/2019.

Ngoài ra, Đại học Chicago, Đại học bang Pennsylvania, Đại học Tây Florida, Đại học bang Bắc Carolina, Đại học Iowa và Đại học Rhode Island cũng tuyên bố chấm dứt mối quan hệ hợp tác của họ với Viện Khổng Tử. Viện Khổng Tử tại Đại học Illinois, Urbana-Champaign cũng đã đóng cửa vào tháng 9/2017.

Trí Đạt

Xem thêm: