Truyền thông chính thức từ Bắc Kinh cho biết quốc gia này vừa phải đảm bảo ổn định thanh khoản cho thị trường tài chính trong khi vẫn cần kiểm soát nguồn tiền nhằm ngăn ngừa bong bóng tài sản.

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

Đây không phải là một bài toán dễ bởi hạn chế thanh khoản giai đoạn này có thể gây ra những đổ vỡ khó lường trên thị trường tài chính, theo một bài bình luận trên một tờ báo thuộc sở hữu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đối mặt với một tình thế khó xử khi họ vừa phải  kiểm soát tăng trưởng tín dụng (vốn đang quá cao) và tình trạng đầu cơ trong khi vẫn đảm bảo thanh khoản ổn định cho hệ thống tài chính.

Các nhà lãnh đạo của nước này đã đưa ra một chính sách tiền tệ “thận trọng và trung lập” trong năm 2017 kèm theo nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính, trong khi vẫn giữ nền kinh tế trên đà tăng trưởng “ổn định và lành mạnh”, theo báo cáo sau một cuộc họp kinh tế trọng điểm trong tháng 12 vừa qua.

Chính sách tiền tệ cần phải hỗ trợ việc tăng trưởng kinh tế và  phải đảm bảo đủ tính thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, nhưng cũng cần phải nhắm tới mục tiêu ổn định giá cả và chú ý đến bong bóng tài sản, theo bài bình luận trên tờ Bản tin tài chính ra ngày thứ Bảy.

Cũng theo bài bình luận thì các chính sách cũng cần có mục tiêu rõ ràng hơn nữa thì mới có thể giải quyết các vấn đề một cách có hệ thống. Với thực trạng hiện nay của hệ thống tài chính Trung Quốc, chính sách này khó lòng đảm bảo cùng một lúc hai mục tiêu trên.

Trên thực tế, thắt chặt tiền tệ để hạn chế tăng trưởng tín dụng và đầu cơ đã dẫn đến biến động lớn trên thị trường tiền tệ; thanh khoản hệ thống tài suy giảm mạnh khiến giá trái phiếu giảm và lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, Ngân hàng Trung ương của nước này đã  phải bơm lượng tiền đáng kể.

Minh Đức – Theo The EpochTimes

Xem Thêm: