Đề xuất tăng kịch trần thuế môi trường đối với xăng lên 4.000 đồng/lít, dầu lên 2.000 đồng/lít của Bộ Tài Chính mặc dù vấp phải làn sóng phản đối từ người dân, doanh nghiệp cho đến chuyên gia và các Bộ, ngành, nhưng cho đến nay nó đã chính thức được thông qua.

Chiều 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và chính thức thông qua đề xuất tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng dầu.

Trong 1 lít xăng có bao nhiêu khoản thuế phí?

mot lit xang cong bao nhieu thue phi
(Nguồn số liệu: nld.com.vn)

Tổng cộng, một lít xăng đang “cõng” hơn 9.000 đồng các loại thuế phí, chiếm gần 50% giá xăng. Nếu đề xuất tăng thuế môi trường của Bộ Tài chính được thông qua thì con số thuế, phí trong một lít xăng sẽ không chỉ dừng lại ở mức 10.000 đồng mà thậm chí còn nhiều hơn nữa.

Giá xăng đang tăng ‘thẳng đứng’ trong 10 tháng qua

Giá xăng A95
(Nguồn số liệu: Liên Bộ Công thương – Bộ Tài chính)

Song song với đề xuất tăng thuế môi trường đối với xăng dầu là sự tăng giá không ngừng nghỉ của xăng dầu.

Cụ thể, tính từ mức đáy 16.760 đồng/lít vào ngày 5/7/2017, đến nay giá xăng đã tăng tổng cộng 4.150 đồng/lít – mức tăng “không tưởng” đối với một nền kinh tế chuyên xuất khẩu dầu thô như Việt Nam.

Diễn biến tăng thuế môi trường đối với xăng

tang thue moi truongNgười dân đang phải chịu tác động kép từ việc tăng thuế lẫn tăng giá xăng dầu.

Số thu từ thuế môi trường cũng liên tục tăng mạnh qua các năm

thu thue moi truong
(Nguồn số liệu: Bộ Tài chính | ĐVT: tỷ đồng)

Từ mức thu 11.970 tỷ đồng vào năm 2014, đến năm 2017 số thu từ thuế môi trường đã tăng vọt lên 44.825 tỷ đồng, tức tăng gần gấp 4 lần sau 3 năm.

Những tác động từ việc tăng thuế môi trường

thue moi truong
(Nguồn số liệu: Ước tính của Bộ Tài chính và ban đánh giá tiêu dùng – Tổng cục Thuế)

Trong khi ngân sách có thêm hàng chục ngàn tỷ đồng nhờ tăng thuế môi trường, thì người dân nghèo phải “èo lưng” để cán nán thêm khoảng 130.000 đồng/tháng do tác động của việc tăng thuế (và thậm chí còn nhiều hơn vì sẽ làm tăng giá các mặt hàng khác), trong khi đó, mức lương không được cải thiện đáng kể, không bù đắp được mức độ trượt giá của đồng tiền do lạm phát.

Bên cạnh đó, khối nợ công khổng lồ người dân cũng đang phải “gồng mình” gánh thay Chính phủ, chưa kể, tiếp theo đề xuất tăng thuế môi trường là một dãy dài 5 loại thuế khác nhau đang chờ tiếp tục được soạn thảo hoặc thông qua, bao gồm: đề xuất tăng thuế Giá trị gia tăng lên 12%; thuế tài sản đối với nhà ở trên 700 triệu và ô tô trên 1,5 tỷ đồng; tăng thuế thu nhập cá nhân; tăng thuế thu nhập doanh nghiệp…

Dường như các chuyên gia Chính phủ đang quá “bận bịu” với các biện pháp cải thiện nguồn thu mà đã bỏ qua một tiền đề chính yếu: trước khi cải thiện nguồn thu, cần phải cải thiện đời sống người dân, tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thông thoáng để doanh nghiệp tư nhân có cơ hội phát triển trước đã.

Chân Hồ

Xem thêm: