Chương trình Khảo sát Thái độ Toàn cầu năm 2017 của Trung tâm Nghiên cứu Pew đã phác thảo hình ảnh của một Trung Quốc dưới con mắt nhìn của người dân trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dưới đây là bốn phát hiện chính về cách các nước láng giềng đánh giá Trung Quốc.

Embed from Getty Images

Tàu cứu hộ Changdao của Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc ngày 22/9/2017, tại Biển Nhật Bản.

Có nhiều quan điểm khác nhau về ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Có nhiều khác biệt giữa thái độ của người dân 7 nước được khảo sát về việc liệu sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là tốt hay không tốt. Có 3 nước cho rằng đó là điều không tốt, 2 nước cho là tốt và hai nước cho rằng gần như không ảnh hưởng.

1.AsiaPacific China economy

Người Úc có quan điểm tích cực nhất về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Với tỷ lệ 3/1, nhiều người cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là tốt cho Úc hơn là xấu. Ngược lại, chỉ có 20% người Ấn Độ thấy rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là một điều tốt cho đất nước họ.

Tại Việt Nam, có đến 64% người được hỏi cho biết sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là một điều xấu, đây cũng là tỷ lệ cao nhất trong khu vực.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng là một trong những khu vực mà hầu hết mọi người đều chọn Mỹ mới là nền kinh tế hàng đầu thế giới, chứ không phải Trung Quốc.

>> Khảo sát Pew: Mỹ hay Trung Quốc mới là cường quốc số một thế giới?

Phần lớn người dân trong khu vực lo ngại về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ngân sách quân sự chính thức của Trung Quốc tăng khoảng 9% mỗi năm trong thập kỷ qua và hầu hết các nước đều tỏ ra e ngại sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.2.AsiaPacific China military

Tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, các quốc gia đang vốn đang có tranh chấp với Trung Quốc về các cuộc triển khai quân sự hay vùng lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông – có đến 9/10 số người được hỏi, hay nhiều hơn nữa cho rằng sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc là một điều xấu đối với đất nước của họ.

Ở Ấn Độ, thậm chí trước thời điểm xảy ra cuộc tranh chấp biên giới gần đây ở dãy Himalaya, người ta đã có một cái nhìn tiêu cực về Bắc Kinh với tỷ lệ cao hơn 3/1.

Không những về mặt kinh tế, 90% người Việt Nam coi sức mạnh quân sự của Trung Quốc là một điều xấu.

Ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc được xem là mối đe dọa lớn trong khu vực

Mặc dù quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc không bị coi là mối đe dọa hàng đầu trên toàn cầu, nhưng nhiều nước ở châu Á – Thái Bình Dương coi đó là mối lo ngại chính.

3. AsiaPacific China powerInfluence

Bên ngoài khu vực, trung bình 27% người xem quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc như là một mối đe dọa lớn đối với đất nước họ. Tuy nhiên, tỷ lệ đó trong số 7 nước châu Á – Thái Bình Dương được khảo sát còn cao hơn, với trung bình 47% cho rằng đó là một mối đe dọa lớn.

Người Hàn Quốc và Việt Nam thậm chí đánh giá sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc như là mối đe doạ hàng đầu đối với quốc gia. Mối lo ngại về Trung Quốc cũng vượt qua những lo ngại về Hoa Kỳ trong khu vực, khi chỉ có 35% người cho rằng quyền lực và ảnh hưởng của Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn đối với đất nước họ.

trung quoc xay dao nhan tao tren bien Dong
Một đảo nhân tạo trên Biển Đông do Trung Quốc xây dựng trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam. (Ảnh qua: breakingdefense.com)

Rất ít người trong khu vực có thái độ tích cực đối với ông Tập Cận Bình4.

Các nước láng giềng của Trung Quốc không có nhiều tin tưởng rằng ông Tập sẽ làm điều đúng đắn trong các vấn đề thế giới. Trung bình 34% người dân  ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết họ rất tin tưởng hoặc phần nào tin vào sự lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc. Cao nhất là 53% tại Philippines và thấp nhất 11% ở Nhật Bản – một quốc gia mà thậm chí không có đến 1% người nói rằng họ rất tin tưởng ông Tập.

Phần đông 74% người dân Việt Nam cho biết họ không có nhiều niềm tin hay hoàn toàn không có niềm tin đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, 4% rất tin tưởng vào Tập và 14% phần nào tin vào ông.

Tại Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam và Philippines, số người tin ông Tập cũng thấp hơn Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, đáng chú ý là trong hai nước đồng minh của Mỹ trong khu vực, Úc và Hàn Quốc, người dân lại có nhiều niềm tin đối với ông Tập hơn ông Trump.

Tổng hợp từ Pew Research Center,
Chân Hồ

Xem thêm: