Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kéo dài đã hơn một năm, đến nay tranh chấp thương mại giữa hai nước vẫn chưa được giải quyết. Dù cho kết quả cuối cùng ra sao, thì chiến tranh thương mại cũng đang thiết lập lại chuỗi cung ứng toàn cầu là điều chắc chắn, và các doanh nghiệp Âu, Mỹ đang rời khỏi Trung Quốc cũng tác động không nhỏ đến ngành sản xuất của quốc gia này.

Embed from Getty Images

Hình ảnh công nhân đang làm việc trong một nhà máy ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Ảnh minh hoạ từ Getty Images) 

Hôm 16/7, trang tin Forbes đưa tin, trong khảo sát của Công ty dịch vụ kiểm soát chất lượng và chuỗi cung ứng QIMA công bố, cho thấy 80% công ty Mỹ và 67% công ty thuộc các nước Liên minh châu Âu đang rời khỏi Trung Quốc.

Những số liệu trên của QIMA không phải bằng chứng duy nhất cho thấy sự thay đổi này. Một phương diện khác, do 2 nguyên nhân là ngành sản xuất của Trung Quốc đang mất các đơn đặt hàng của nước ngoài vì chi phí liên quan đến thuế quan và các công ty chuyển một số bộ phận sản xuất khỏi Trung Quốc đến nước khác để tránh thuế quan, nên nhu cầu kiểm toán của các công ty có trụ sở tại Trung Quốc giảm 13%.

Châu Âu và Mỹ đang cùng trên một con thuyền

Mặc dù các công ty châu Âu chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tương đối nhỏ, bởi vì các nước châu Âu không áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc như Mỹ, nhưng QIMA cho rằng, doanh nghiệp châu Âu cũng có lý do của mình để giảm thiểu phụ thuộc vào ngành sản xuất Trung Quốc. Đa số công ty châu Âu chuyển dây chuyền sản xuất đến khu vực Đông Nam Á và khu vực gần châu Âu để tìm cách đa dạng hoá chuỗi cung ứng. 

Chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đa nguyên hoá sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, và mở ra thị trường mới tại các nước như Việt Nam. Đối với ngành may mặc mà nói, tương lai nhãn mác “Made in Viet Nam” có thể sẽ thay thế nhiều hơn nữa các nhãn mác “Made in China”. 

Cuộc khảo sát này của QIMA công bố hồi tuần trước, kết hợp dữ liệu được thu thập thông qua hàng chục ngàn cuộc kiểm tra và kiểm toán được thực hiện bởi hơn 150 công ty trong ngành hàng tiêu dùng. 

Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 75% doanh nghiệp Mỹ được hỏi cho biết họ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, nói rằng việc tăng chi phí liên quan là một trong những yếu tố nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Họ đang di chuyển chuỗi cung ứng hoặc muốn di chuyển nhanh hơn so với kế hoạch

Châu Âu và Mỹ cùng trên một con thuyền. Mặc dù doanh nghiệp châu Âu chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tương đối nhỏ, chỉ có 14% doanh nghiệp được hỏi cho biết do thuế quan nên đã giảm mua tại Trung Quốc. Nhưng mối đe dọa về thuế quan cùng với việc các đối thủ cạnh tranh tìm nguồn cung ứng ở nơi khác cũng khiến các công ty châu Âu xem xét lại chuỗi cung ứng hiện có. Trong đó, một số công ty đang chuyển dịch khỏi Trung Quốc.

Đại đa số các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ đã chuyển sang mua hàng hoá tại Nam Á, nửa đầu năm nay, nhu cầu kiểm nghiệm và kiểm toán tại khu vực này đã tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, điều này có nghĩa số lượng các nhà máy tại khu vực này tăng hơn so với năm trước. 

Một số công ty châu Âu cũng chuyển chuỗi cung ứng đến các khu vực gần công ty mình hơn, nhu cầu kiểm tra và kiểm toán của Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước châu Phi tăng hơn 40%. QIMA chỉ ra, các nhà sản xuất hàng dệt may và hàng may mặc của châu Âu đã tăng mua hàng từ Romania và Bồ Đào Nha trong năm nay. 

Thương hiệu thời trang Mỹ chuyển khỏi Trung Quốc

Theo trang tin Forture đưa tin hôm 10/7, lần đầu tiên trong 30 năm qua, nhà sản xuất hàng may mặc Newage Group có trụ sở tại Bangladesh cảm nhận được cơ hội bán hàng tại Mỹ. Newage là nhà cung cấp của H&M (Hennes&Mauritz AB), trả lời phỏng vấn, ông Asif Ibrahim – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Newage cho biết, 30 năm qua công ty vẫn luôn triển khai kinh doanh tại châu Âu, hiện nay đã được công ty Macy và Gap tại Mỹ thăm hỏi. 

Ông David Hasanat – Chủ tịch Tập đoàn Viyellatex (đối thủ cạnh tranh của Newage Group) cho biết, bắt đầu từ 1/7 năm nay, dự kiến xuất khẩu của công ty sang Mỹ sẽ tăng mạnh lên 25 triệu USD. 

Khoảng 30% khách hàng của Viyellatex đến từ Mỹ, trong đó có Công ty PVH sở hữu thương hiệu thời trang Tommy Hilfiger và Calvin Klein; một năm trước, tỉ lệ này là 20%.

Là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 trên thế giới, doanh số bán hàng ở nước ngoài của Bangladesh tính từ đầu năm đến ngày 30/6 đã đạt kỷ lục 40,5 tỉ USD.

Ngày 10/5 năm nay, Mỹ đã nâng mức thuế quan lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Chiến tranh thương mại bùng nổ đến nay, trong số 1.981 loại hàng hoá bị áp thuế quan, có hơn một nửa đơn đặt hàng chuyển dịch sang các nước khác, trong đó có Việt Nam và Malaysia.

Asif Ibrahim – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị của Newage nói, “tỉ lệ khách hàng đã để ý đến công ty tăng 30%”. Ông bổ sung thêm, thuế quan khiến cho một số nhà bán lẻ căng thẳng. Họ đang chuyển đơn đặt hàng đến đất nước này (Bangladesh) để giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

Hồi tháng 5, công ty Macy’s cho biết, các công việc để chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã triển khai được vài tháng, thậm chí là vài năm; cũng hồi tháng 5 vừa qua, Công ty Gap cho biết, trong mấy năm qua, công ty này vẫn đang chuyển dịch mua hàng khỏi Trung Quốc.

Đến nay, quần áo may sẵn vẫn chưa bị tăng thuế quan, nếu Mỹ và Trung Quốc đàm phán thất bại, trong đợt áp thuế 300 tỉ USD hàng hoá Trung Quốc tiếp theo, sản phẩm dệt may sẽ bị ảnh hưởng. Trong một bản báo cáo của Fitch Solutions có cho biết, Bangladesh và Việt Nam có lợi thế trở thành trung tâm sản xuất hàng may mặc.

Huệ Anh

Xem thêm: