Việc GrabTaxi cố ý không ghi doanh thu chịu thuế, làm sai lệch mô hình kinh doanh là hai kẽ hở thuế được doanh nghiệp này tận dụng để trốn thuế. Nếu cơ quan chức năng không thực hiện thanh tra toàn diện mô hình vận tải GrabTaxi thì sẽ khó có thể đảm bảo được tính công bằng trên thị trường vận tải taxi, đồng nghĩa với việc tiếp tay cho các hành vi gian lận thuế, các doanh nghiệp mượn danh mô hình kinh doanh mới để trục lợi.

Grab
Grab liên tục báo lỗ tại Việt Nam. (Ảnh: Shutterstock)

Trong kỳ kinh doanh 2014-2016, Grab có doanh thu 1.755 tỷ đồng nhưng tổng số thuế kê khai, nộp Ngân sách Nhà nước (NSNN) chỉ là 9,5 tỷ đồng. Sau thanh tra, doanh nghiệp này nộp thêm 2,9 tỷ đồng, nâng tổng số thuế nộp vào NSNN trong suốt ba năm lên mức 13,4 tỷ đồng.

Trong khi đó, Uber – một mô hình kinh doanh tương tự Grab phải nộp tới 74,9 tỷ đồng, còn Vinasun – một doanh nghiệp taxi truyền thống, trong kỳ kinh doanh 2014-2016 cũng đã nộp 1.200 tỷ đồng vào NSNN.

Vậy tại sao lại có sự chênh lệch thuế lớn như vậy giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ taxi? Tại sao doanh thu Grab lớn như vậy nhưng nghĩa vụ thuế lại quá nhỏ bé? Lỗ hổng thuế nào được doanh nghiệp này lách qua để giảm thiểu trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng?

Grab có báo cáo đầy đủ doanh thu?

Tại phiên toà Vinasun kiện Grab, đại diện pháp luật Grab đã từ chối trả lời câu hỏi của luật sư về việc Grab có khẳng định xuất hoá đơn đầy đủ cho 15 triệu cuốc xe được thực hiện riêng tại thị trường TP.HCM trong kỳ kinh doanh 6/2016 đến 6/2017 không?

Tương tự, số liệu báo cáo hoạt động của Grab luôn có sự biến động rất lớn. Theo báo cáo hoạt động Grab gửi Sở giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, đến tháng 12/2017, tại TP.HCM, Grab đã thực hiện ký kết với 117 đơn vị vận tải với 21.005 phương tiện.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục thuế TP.HCM, tính đến 31/7/2018, riêng tại khu vực TP.HCM, Grab đã ký kết với 565 đơn vị vận tải, cao hơn tới gấp 5 lần con số Grab báo cáo.

Những khoản thưởng, hỗ trợ tài xế khổng lồ tự nhiên biến mất

Tại phiên toà ngày 19/10, đại diện Grab cho biết phần lớn chi phí của GrabTaxi tại Việt Nam được dùng để chi trả thưởng, hỗ trợ tài xế. Đây là phần thu nhập chính của các tài xế chạy Grab.

Hãng ứng dụng gọi xe Uber lúc còn hoạt động đã tự kê khai số tiền thưởng tài xế trong năm 2016 là 94 tỷ đồng. Trong khi đó, GrabTaxi hoàn toàn không liệt kê khoản mục này trong bảng tổng hợp hoạt động kinh doanh của Tổng cục Thuế.

Nếu kê khai khoản mục này, GrabTaxi sẽ phải khấu trừ và nộp thay cho tài xế theo tỷ lệ 1% thuế TNCN cho khoản thưởng, hỗ trợ khuyến khích doanh thu ngày; và 10% đối với khoản thưởng chất lượng phục vụ.

Kết quả hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ NSNN của GrabTaxi trong kỳ kinh doanh 2014-2016

Năm 2014Năm 2015Năm 2016Tổng cộng
1. Kết quả hoạt động
1.1. Tổng doanh thu hoạt động vận tải69,806468,9651,216,2611,755,032
Phần Công ty Grab hưởng32,958193,563226,521
Phần lái xe và các tổ chức khác69,806436,0071,022,6981,528,511
Thu nhập khác cho lái xe (thưởng, hỗ trợ…)
Tổng chi phí53,384462,193622,2031,137,780
1.2. Tổng lợi nhuận trước thuế(51,669)(441,815)(444,745)(938,229)
2. Kết quả nộp thuế (theo kê khai)172,5836,9059,536
2.1. Nghĩa vụ của Cty Grab VN179965,8076,851
Thuế GTGT179965,8386,851
Thuế TNDN
2.2. Khấu trừ nộp thay của cá nhân lái xe1,5871,0982,685
GTGT (3%)1,0587321,790
TNCN (1,5%)529366895
3. Xử lý vi phạm qua thanh tra2,961
3.1. Số thuế truy thu qua thanh tra2,286
Thuề GTGT của Công ty4113931211
TNCN của Công ty2222
Số thuế nộp thay2,053
Thuế GTGT441,3251,369
Thuế TNCN22662684
3.2. Tiền chậm nộp216
3.3. Phạt vi phạm (khai sai)459
3.4. Giảm lỗ10,6445,13540,79356,572

Bỏ qua hợp tác xã vận tải, làm việc trực tiếp với tài xế khiến nhiều hợp tác xã bị “đổ” doanh thu bất hợp pháp

Ngày 4/12/2017, Cục thuế Hà Nội đã ra văn bản số 78551/CT-KT&KTT yêu cầu các chi cục thuế kiểm tra việc xuất hoá đơn, rà soát, đôn đốc tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của 197 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải là đối tác của Grab tại TP. Hà Nội. Kết quả rà soát cho thấy tính đến ngày 16/4/2018, 21 trong số 197 hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải đã ngừng hoạt động, giải thể, thậm chí biến mất tại địa chỉ đã đăng ký.

tai xe Grab
Các tài xế xe ôm Grab. (Ảnh: Shutterstock)

Đáng chú ý, phần lớn các doanh nghiệp, hợp tác xã trong danh sách đối tác của Grab chưa kê khai hoặc kê khai không đầy đủ số tiền đã nhận từ hợp đồng hợp tác kinh doanh với Grab.

Đơn cử như trường hợp của Hợp tác xã phát triển dịch vụ vận tải Việt Nam, theo báo cáo của GrabTaxi cung cấp cho Cục thuế TP.HCM, đơn vị này có doanh thu năm 2016 là 20,6 tỷ đồng nhưng chỉ kê khai 12,2 tỷ đồng, chênh lệch 8,3 tỷ đồng.

Hay như trường hợp Công ty CP Kinh doanh dịch vụ và vận tải Hà Nội, ghi nhận doanh thu 10,2 tỷ đồng, nhưng chỉ kê khai 2,5 tỷ đồng, chênh lệch 7,7 tỷ đồng. Hợp tác xã Thành Mỹ bị ghi nhận doanh thu vận tải 7,3 tỷ đồng nhưng không kê khai đồng nào.

Đặc biệt, có những hợp tác xã thành lập năm 2016 nhưng đã có trong danh sách nhận doanh thu của Grab từ năm 2015.

Theo Đề án thí điểm số 24 của Bộ GTVT về ứng dụng Khoa học công nghệ hỗ trợ kết nối và quản lý vận tải xe hợp đồng, GrabTaxi sẽ hỗ trợ kết nối hành khách với các hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải. Sau khi hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải đàm phán hợp đồng vận chuyển với hành khách, đơn vị vận tải sẽ điều phối lái xe phục vụ khách hàng. Doanh thu ghi nhận cho hợp tác xã, dòng tiền chuyển trực tiếp cho hợp tác xã để phân bổ cho các thành viên trong chuỗi cung ứng của mình.

Tuy nhiên trên thực tế, yếu tố đơn vị vận tải đã bị bỏ qua trong chuỗi cung ứng vận tải hợp đồng điện tử của GrabTaxi. Hãng này trực tiếp làm việc với khách hàng, giao dịch với các lái xe, thực hiện điều xe, ăn chia doanh thu với lái xe, cũng như thưởng phạt tài xế. Dòng tiền luân chuyển trực tiếp giữa GrabTaxi và lái xe nhưng hoá đơn lại ghi doanh thu về các hợp tác xã.

Đây là hoạt động kinh doanh bất hợp pháp của GrabTaxi và các lái xe. Giữa GrabTaxi và lái xe không có hợp đồng hợp tác kinh doanh. Dòng tiền luân chuyển giữa Grab và lái xe hoàn toàn không có căn cứ pháp lý, không dựa trên bất cứ hợp đồng nào. Hoá đơn ghi nhận doanh thu về các hợp tác xã vận tải trong khi những pháp nhân này hoàn toàn không nhận thức được giao dịch được hình thành khi nào, hợp đồng vận chuyển được thực hiện ra sao, và quan trọng là không phát sinh dòng tiền doanh thu về hợp tác xã.

Việc GrabTaxi cố ý không ghi doanh thu chịu thuế, làm sai lệch mô hình kinh doanh là hai kẽ hở thuế được doanh nghiệp này tận dụng để trốn thuế. Nếu cơ quan chức năng không thực hiện thanh tra toàn diện mô hình vận tải GrabTaxi thì sẽ khó có thể đảm bảo được tính công bằng trên thị trường vận tải taxi, đồng nghĩa với việc tiếp tay cho các hành vi gian lận thuế, các doanh nghiệp mượn danh mô hình kinh doanh mới để trục lợi.

Tuệ San

Xem thêm: