Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang, Bắc Kinh đã có động thái đầy mạo hiểm là để cho đồng Nhân dân tệ “vượt ngưỡng 7”. Nhiều phân tích chỉ ra rằng đây là “trò chơi mạo hiểm”, có thể dẫn đến cuộc chiến tranh tiền tệ.

Embed from Getty Images

Ngày 27/6 năm nay Tập Cận Bình đã đến Osaka Nhật Bản để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 (Nguồn: Getty Images)

Không ít người nhận định rằng, ông Tập Cận Bình đã tính toán sai lầm và hiện Trung Quốc đang phải chịu hệ quả khi Mỹ đánh thuế quan hàng chục tỷ USD và hầu hết hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đều nằm trong tầm ngắm thuế của ông chính quyền ông Trump.

Vẫn biết lịch sử không có chữ nếu, nhưng nếu ông Tập Cận Bình thực hiện lời hứa tại Hội đàm Trump – Tập bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina ngày 01/12 năm ngoái thì đã không có nước cờ hồi tháng 5/2019 và Tổng thống Trump sẽ không áp thuế 25% trên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc. Nếu ông Tập Cận Bình thực hiện lời hứa tại cuộc gặp Trump – Tập tại Osaka Nhật Bản hồi cuối tháng 6 vừa qua thì ông Trump cũng không áp thêm mức thuế 10% đối với tất cả các sản phẩm của Trung Quốc kể từ ngày 01/9 tới.

Tổng thống Trump truy quét đến cùng, còn ông Tập Cận Bình cũng quyết đối đầu toàn diện. Phía Trung Quốc tuyên bố ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, mục đích đánh vào kho phiếu bầu của giới nông nghiệp dành cho ông Trump. Rõ ràng phản ứng của Trung Quốc cho thấy họ đã không còn hy vọng gì về đàm phán. Điều đáng nói là phía Trung Quốc ôm hy vọng ông Trump thất bại trong bầu cử nhiệm kỳ sau, vì vậy tập trung đánh cược vào “chiến lược đậu nành”, đánh vào kho phiếu bầu này của Trump. Đến nay, giá đậu nành tại kỳ hạn giao hàng đã giảm 1/4, Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính gần một nửa nông dân Mỹ đã rơi vào tình trạng thua lỗ.

Tiếp đó, Trung Quốc tạo ra thêm một cú sốc lớn đối với thị trường chứng khoán toàn cầu khi tỷ giá Nhân dân tệ đã phá vỡ “ngưỡng 7”.

Liệu tỷ giá Nhân dân tệ vượt ngưỡng này có châm ngòi cuộc chiến tiền tệ hay không? Đây là một “vũ khí nguy hiểm” hiếm khi được sử dụng, hiệu quả quá mạnh mẽ, cả Phố Wall và thị trường chứng khoán thế giới đã lao dốc. Việc tỷ giá Nhân dân tệ vượt “ngưỡng 7” sẽ khiến hiệu quả đánh thuế của Trump đối với hàng hóa Trung Quốc giảm 10%. Vào ngày đầu tiên Nhân dân tệ phá ngưỡng, phân tích của New York Times cho hay: “Giới chức Trung Quốc sẽ phải đối mặt với giông tố khi tỷ giá sụt giảm quá nhanh, vì có thể gây khủng hoảng tại Trung Quốc, làm dòng vốn chảy ồ ạt ra nước ngoài.” Có vẻ như Bắc Kinh đã không cân nhắc nhiều như vậy.

Đồng Nhân dân tệ vượt ngưỡng 7 và công bố liên quan của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cuối cùng đã cho ông Trump cơ hội thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử: liệt Trung Quốc vào nước thao túng tiền tệ. Với tốc độ nhanh chưa từng thấy, Bộ Tài chính Mỹ lập tức tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng lên án cáo buộc của Mỹ, nhưng phía Mỹ phản bác lại rằng Trung Quốc thao túng tiền tệ để trả đũa Mỹ đánh thuế.

Như vậy, Kho bạc Mỹ đã tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Hậu quả của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ ngày càng tồi tệ hơn.

Báo Thế giới (Le Monde) của Pháp lo ngại, nếu một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện bùng nổ, cuối cùng cũng sẽ khiến châu Âu phải chịu thiệt hại. Mối quan ngại lớn hơn là cuộc chiến tiền tệ sẽ biến thành cuộc chiến tài chính, khi đó hậu quả hết sức khôn lường.

Với tình hình kinh tế không mấy khả quan, Trung Quốc lấy nguồn vốn ở đâu để duy trì cho cuộc chiến?

Dường như ông Tập Cận Bình chỉ hy vọng trì hoãn tình hình đến khi Tổng thống Trump thất cử để có thể đàm phán thỏa thuận với người kế nhiệm nhằm mang về nhiều lợi ích hơn cho Trung Quốc. Nhiều phân tích chỉ ra, một là chiến lược của Trung Quốc rất khó đảm bảo hiệu quả (ông Trump thất cử), và hai là cái giá phải trả cho việc đối đầu cứng rắn hiện nay quá lớn. Ngay cả khi ông Trump không thể tái đắc cử thì ông vẫn còn thời gian tại nhiệm dài đến một năm rưỡi. Quá trình đối đầu sống chết này, liệu ông Trump có nới tay mềm mỏng hay không?

Theo học giả Hà Thanh Liên, “Từ góc nhìn hệ thống thanh toán thương mại thế giới hiện nay, Mỹ có hệ thống kiểm soát tài chính toàn cầu và hệ thống thanh toán trong giao dịch trao đổi, điều này giúp Mỹ có thể chi phối thanh toán thương mại, Kho bạc Mỹ có thể thực thi các biện pháp trừng phạt tài chính. Nếu thương chiến Trung – Mỹ phát triển sang lĩnh vực tài chính, các biện pháp trừng phạt trên thị trường vốn và thậm chí là chiến tranh tỷ giá, có thể dẫn đến Mỹ dùng những cách như đóng băng tài sản và cấm buôn bán một số mặt hàng nào đó.”

Ông Hồ Bình, chủ biên danh dự tờ “Mùa xuân Bắc Kinh” phân tích, Tổng thống Trump có phe diều hâu, họ sẽ không thỏa mãn với cuộc chiến thương mại mà muốn mở cuộc chiến tài chính, mở ra chiến tranh lạnh toàn diện hoặc thậm chí là chiến tranh nóng. Vốn dĩ ông Trump chủ yếu quan tâm đến chiến thắng trong cuộc chiến thương mại. Nếu Trung Quốc có thể dành cho ông Trump một thỏa thuận tốt đẹp thì cũng sẽ đủ làm thỏa mãn ông ấy. Vì vậy, giải pháp hay hơn cho ĐCSTQ là hãy để Tổng thống Trump chiến thắng trong cuộc chiến thương mại.

Ngay cả khi không xem xét các cuộc phản công tiếp theo của Trump, nhiều phân tích chỉ ra rằng nguy cơ mất giá tiền tệ là rất cao. Về lý thuyết thì việc sụt giá đồng Nhân dân tệ giúp các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc có sức cạnh tranh hơn, có thể bù đắp một phần tổn thất của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, nhưng do tốc độ tăng nợ nước ngoài của Trung Quốc cũng rất nhanh (năm 2017 tăng trưởng 20%, năm 2018 tăng trưởng 12%). Hiện tỷ lệ nợ của Trung Quốc đang tăng ở mức cao nhất thế giới. 

Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, dữ liệu nợ nước ngoài mà cơ quan chức năng Trung Quốc công bố thấp hơn nhiều mức độ thực, tổng số nợ nước ngoài của Trung Quốc có thể dao động từ 3.000 tỷ đến 3.500 tỷ USD, cao hơn 1 nghìn tỷ USD so với thông báo chính thức. Tính đến tháng 6 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vào khoảng 3.100 tỷ, do đó khi đồng Nhân dân tệ sụt giảm thì số nợ nước ngoài này sẽ tăng lên, khiến gánh nặng đối với các công ty Trung Quốc sẽ tăng theo, đến một giới hạn nào đó sẽ gây làn sóng tháo chạy, giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng tốc độ tăng tỷ lệ nợ là yếu tố quyết định để xác định một cuộc khủng hoảng tài chính ở một quốc gia.

Một nguy hiểm khác là nếu thị trường hình thành một kỳ vọng tâm lý khiến đồng Nhân dân tệ tiếp tục mất giá, sẽ gây làn sóng chảy vốn ra ngoài. Điều này đã chứng khiến hồi năm 2015 đến năm 2016, do kỳ vọng phổ biến về Nhân dân tệ trên thị trường sụt giá, kéo theo làn sóng rút vốn, khiến Chính phủ Trung Quốc sau đó phải sử dụng khoản dự trữ ngoại hối khoảng 1000 tỷ USD để ổn định tỷ giá Nhân dân tệ.

Có phân tích cho rằng Tập Cận Bình đã không cân nhắc kỹ các “vấn đề mang tính kỹ thuật” này, nếu không cuộc chiến thương mại sẽ không lên đến mức độ như hiện nay. Có lẽ ông Tập Cận Bình chỉ nghĩ rằng khi nông dân Mỹ không tiêu thụ được đậu nành sẽ trút giận lên Trump, Trung Quốc sẽ có đủ năng lực để chống lại.

Theo một phân tích khác, nguyên nhân sâu xa trong phán đoán sai lầm của ông Tập Cận Bình nằm ở “tính ngoan ngoãn” của toàn hệ thống. Bất kỳ ai dám hoài nghi chiến lược với Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình bị xem là có vấn đề chính trị nghiêm trọng. Toàn bộ hệ thống truyền thông chỉ tuyên truyền theo ý của lãnh đạo, nhất loạt đưa tin rằng cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ gây tổn thất lớn cho Mỹ, tính ưu việt của thể chế Trung Quốc đã quyết định năng lực chịu đựng của Trung Quốc trong chống lại cuộc chiến thương mại, khiến giới chóp bu “say sưa trong ảo giác mà họ tự tưởng tượng ra”.

Phía Trung Quốc dường như đang làm điều tồi tệ nhất, tờ New York Times bình luận: “Nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi người dân Trung Quốc hãy sẵn sàng chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn.”

Theo RFI

Xem thêm: