Nghị quyết xử lý nợ xấu được Quốc hội 14 thông qua lần này được coi như Thượng Phương bảo kiếm giúp các tổ chức tín dụng, VAMC thu hồi, giải quyết nợ xấu. Để thực hiện Nghị quyết, Chính phủ kêu gọi Ngân hàng Nhà nước, các bộ ban ngành, đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Tài nguyên môi trường vào cuộc.

no xau vamc
(ảnh qua sbvamc.vn)

Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội XIV thông qua trong Kỳ họp thứ 3 vừa rồi với nhiều quyền hạn ưu tiên cho các tổ chức tín dụng và VAMC để xử lý nợ xấu. Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 để đốc thúc Ngân hàng nhà nước, các Bộ ban ngành, các tổ chức tín dụng và VAMC rốt ráo giải quyết vấn đề này.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về việc mua bán nợ xấu của VAMC. Bộ Tài nguyên và Môi trường mau chóng bàn hành văn bản hướng dẫn về thủ tục thế chấp tài sản bảo đảm theo Nghị quyết xử lý nợ xấu. Bộ Tư pháp phải hướng dẫn các cơ quan thi hành án thực hiện thi hành án theo yêu cầu của Nghị quyết xử lý nợ xấu. Các khoản nợ xấu của cơ quan nhà nước, nợ của Chính phủ sẽ được Bộ Kế hoạch Đầu tư bố trí phân bổ vốn chỉ trả. Đặc biệt, Bộ Công an chỉ đạo chính quyền địa phương giữ an ninh, trật tự, hỗ trợ khi các tổ chức tín dụng, VAMC thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết xử lý nợ xấu.

Chỉ thị yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan ban ngành phải hoàn tất các công việc của mình trước ngày 15/8/2017 – thời điểm Nghị quyết xử lý nợ xấu có hiệu lực.

Nguyên Hương (T/h)

Xem thêm: