Chỉ trong vòng 1 tháng, toàn ngành chăn nuôi đã thiệt hại khoảng 45.000 tỷ đồng, ước tính khoảng 3 triệu hộ, doanh nghiệp chăn nuôi lâm vào khó khăn tài chính. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống ngân hàng vốn đã và đang là khu vực yếu kém và rủi ro của nền kinh tế.

Nợ xấu theo công bố của Ngân hàng nhà nước (SBV) tính đến 31/12/2016 ở mức 2,46%. Tuy nhiên, nếu tính cả phần nợ xấu ngoại bảng đang nằm im lại Công ty quản lý tài sản (VAMC), chưa gồm các khoản nợ xấu chưa được hạch toán đúng và đủ thì con số đã lên tới 8,86% tổng dư nợ. Nợ xấu tồn đọng và không ngừng tích lũy thêm trong gần 7 năm qua thực chất làm giảm tính hữu hiệu của chính sách tiền tệ và tài khóa, ví dụ như chi phí tài chính trở nên đắt đỏ hơn so với các quốc gia trong khu vực bất chấp các nỗ lực nới lỏng chính sách.

Vì vậy, dù nợ xấu trong khu vực ngân hàng không phải là vấn đề mới nhưng vẫn luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch của Chính phủ kể từ 2011 đến nay. Tuy nhiên, việc không xử lý dứt điểm nợ xấu cộng thêm diễn biến không mấy khả quan từ môi trường kinh doanh khu vực và thế giới khiến nợ xấu khu vực ngân hàng tiếp tục tích lũy, ví dụ: nợ xấu từ các dự bán BOT giao thông, nợ xấu từ các doanh nghiệp khai khoáng, nông nghiệp.

Chỉ trong vòng 1 tháng, toàn ngành chăn nuôi đã thiệt hại khoảng 45.000 tỷ đồng, ước tính khoảng 3 triệu hộ, doanh nghiệp chăn nuôi lâm vào khó khăn tài chính. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống ngân hàng vốn đã và đang là khu vực yếu kém và rủi ro của nền kinh tế.

Theo số liệu của SBV, hiện nay tổng dư nợ tín dụng cho ngành chăn nuôi lợn đạt mức gần 30.000 tỷ đồng. Số lượng khách hàng vay tín dụng để chăn nuôi lợn là 506.000 khách hàng, trong đó cá nhân, hộ gia đình chiếm tới 90%. Trong số tổng dư nợ tín dụng, vay ngắn hạn đạt 12.600 tỷ, chiếm 43%, cho vay dài hạn 16.700 tỷ, chiếm 57%. Có thể dễ dàng nhận thấy, tình hình chăn nuôi không thể sớm phục hồi và các khoản vay ngắn hạn sẽ nhanh chóng đến hạn, và khả năng trở thành nợ xấu là rất cao.

Để tháo gỡ khó khăn cho các hộ, doanh nghiệp chăn nuôi, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại giãn nợ, khoanh nợ cho các khoản vay chăn nuôi lợn, đồng thời giữ nguyên nhóm I, không chuyển nhóm khách hàng. Đối với các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi có nhu cầu chăn nuôi tiếp, nếu có kế hoạch kinh doanh tốt, vẫn được xem xét cho vay.

Đây thực sự là hoạt động rất có ý nghĩa đối với ngành chăn nuôi. Nhưng các ngân hàng thương mại cũng không thể làm khác, vì hỗ trợ các hộ chăn nuôi thì mới có khả năng thu hồi nợ.

Tuy nhiên, việc không đánh giá đúng thực trạng tín dụng, không phân loại đúng khách hàng sẽ khiến các báo cáo ngân hàng ngày càng không minh bạch; điều này có thể khiến bản thân mỗi ngân hàng và chính các cơ quan giám sát của hệ thống này không thể nhận diện đúng và đầy đủ quy mô, mức độ rủi ro của từng định chế nói riêng và cả hệ thống nói chung.

Ngoài ra, cách “hỗ trợ” hộ gia đình và doanh nghiệp nông nghiệp theo cách “hành chính” này có thể làm méo mó quy luật cung – cầu của thị trường do tác động trực tiếp vào quan hệ kinh tế giữa hai bên. Theo quy luật thị trường, khi Nhà nước tác động trực diện vào quan hệ kinh tế (quy định về giá cả, cách ứng xử) giữa cung – cầu sẽ tạo ra các “vùng trũng” lợi ích cho một nhóm nhỏ, thường gây tổn thất lớn hơn trên bình diện tổng thể nền kinh tế.

Do vậy, khi một nhóm ngành, doanh nghiệp gặp khó khăn, Chính phủ không nên tạo ra cơ chế, chính sách “ưu đãi” bằng mệnh lệnh hành chính, can thiệp trực tiếp vào quy luật thị trường. Thay vào đó, nên thúc đẩy cung hoặc cầu của ngành, sản phẩm thông qua các quỹ hỗ trợ vốn độc lập, các chương trình thúc đẩy bán hàng hàng tại thị trường trong nước và quốc tế.

Nguyên Hương

Xem thêm: