Khi các nước trên thế giới đang vật lộn để chống lại dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi coronavirus mới, COVID-19), chính quyền Bắc Kinh đã phát động chiến dịch tuyên truyền ra thế giới nhằm viết lại lịch sử nguồn gốc virus, thậm chí đẩy trách nhiệm virus là do Mỹ tạo ra. Nhà nghiên cứu Michael Auslin thuộc Viện Hoover tại Đại học Stanford ở Mỹ đã công bố bài viết chỉ ra rằng, trước khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng đầu tiên của thế kỷ 21 do “viêm phổi Trung Cộng” gây ra, các nước nên tận dụng cơ hội này như một bước ngoặt để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

the white house 1623005 1280
Nhà Trắng (Ảnh: David Mark từ Pixabay )

Mới đây trang Real Clear Politics về dữ liệu tin tức và thăm dò ý kiến ​​chính trị Mỹ đã công bố một bài viết của Austin, theo đó chỉ ra trong khi các nước trên thế giới đang phải chiến đấu chống lại dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” thì chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng Mặt trận Thống nhất để viết lại lịch sử nguồn gốc virus nhằm thoái thác trách nhiệm. Về vấn đề này, các nước trên thế giới nên xem cuộc khủng hoảng do bệnh dịch này gây ra như một bước ngoặt, qua đó suy nghĩ lại về sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Bắc Kinh phát động Mặt trận Thống nhất viết lại lịch sử dịch bệnh

Austin chỉ ra mục tiêu Mặt trận Thống nhất của chính quyền Bắc Kinh rất đơn giản và rõ ràng, họ muốn viết lại lịch sử về nguồn gốc dịch bệnh để thoái thác trách nhiệm về giai đoạn đầu dịch bệnh là do họ đã chậm trễ phòng ngừa, khiến virus lây lan ra toàn thế giới. Với kế hoạch này, ĐCSTQ đã tích cực phát động cuộc tấn công trên mặt trận tuyên truyền, trong nỗ lực thiết lập một hình ảnh lịch sử mới của ĐCSTQ trong cộng đồng quốc tế. Mục đích là làm thay đổi thực tế rằng Bắc Kinh là thủ phạm trong sự lây lan của “virus Trung Cộng” ở Trung Quốc và trên toàn cầu, bởi vì các quan chức ĐCSTQ đã được thông báo về virus corona mới từ tận tháng 12/2019 nhưng họ không có hành động cảnh báo và không thực hiện biện pháp phòng ngừa nào để ngăn chặn dịch bệnh sớm hơn.

Do ĐCSTQ quá chú trọng vào thể diện cũng như tính hợp pháp của họ, vì vậy đã đe dọa những người lên tiếng cảnh báo như bác sĩ Lý Văn Lượng, đã kiểm duyệt ngăn chặn những tiếng nói cảnh báo tình hình thực tế dịch bệnh trên truyền thông xã hội, tất cả điều này là để che đậy sự thật và những tiếng nói phản biện.

Không bất ngờ khi trên trường quốc tế, chính quyền Bắc Kinh cũng có những chức sắc quan trọng giúp họ ‘trang điểm’. Trong vài tháng liền Tổng giám đốc Tedros Adhanom của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã luôn từ chối thừa nhận đây là đại dịch, thậm chí còn cảm ơn chính quyền Bắc Kinh “giúp chúng ta an toàn hơn”. Rõ ràng, cũng chính vì chính sách tiền tệ của Bắc Kinh đối với WHO mà tổ chức này đã từ chối cho Đài Loan gia nhập.

Điều gây sốc nhất là một số quan chức ĐCSTQ thậm chí còn tuyên bố rằng loại virus mới này hoàn toàn không có nguồn gốc từ Trung Quốc Đại Lục, trong khi những người như Tedros Adhanom thì ám chỉ rằng ở mức độ nào đó, có thể thấy phản ứng của Bắc Kinh đã cho thế giới có thêm thời gian để đối phó với khủng hoảng… Điều này cho thấy nỗ lực của bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ để làm cho cộng đồng quốc tế hưởng ứng ủng hộ mô hình cai trị của họ thay vì lên án họ.

Thực tế là trong vài tuần sau khi được cảnh báo tình hình dịch bệnh nhưng chính quyền Bắc Kinh đã “án binh bất động”, cũng từ chối cho các nhóm chuyên gia dịch tễ học nước ngoài xin vào hỗ trợ, như Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC). Do đó, các nước trên thế giới không thể biết sớm và chính xác tình hình dịch bệnh.

Toàn cầu hóa và lợi ích của ĐCSTQ

Dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” đã trở thành sức ép khủng khiếp đối với ĐCSTQ, khiến họ lo ngại các nước trên thế giới đang nhìn nhận lại tình trạng của họ đối với Trung Quốc Đại Lục ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, vì vậy Bắc Kinh rất quan tâm đến hiệu quả hoạt động của Mặt trận Thống nhất trong tuyên truyền hình ảnh của họ ra thế giới.

Có thể nói, đại dịch “viêm phổi Trung Cộng” đã gợi nghi ngờ về vấn đề toàn cầu hóa là xu hướng chủ đạo. Hàng thập kỷ biên giới mở với du lịch liên lục địa, du học… không hạn chế đã gây ra lỗ hổng khó lường đối với vấn đề dân số và nền kinh tế các nước trên thế giới. Những người tin rằng thị trường toàn cầu hóa là mô hình kinh tế tốt nhất và luôn hiệu quả, bây giờ không thể không suy nghĩ lại xem liệu toàn cầu hóa có phải là hệ thống tốt nhất để đối phó với dịch bệnh như virus corona, đặc biệt là tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

fb map 1444989205
Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập khắp thế giới (Ảnh minh họa: IMGUR.COM)

Từ quan điểm phát triển kinh tế toàn cầu mở ra hồi năm 1980, về đại thể thì chất vấn về toàn cầu hóa ngày nay thực tế chính là chất vấn về mối quan hệ giữa thế giới và Trung Quốc. Như các Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Tom Cotton đã chỉ ra, Mỹ và thế giới có trách nhiệm thận trọng trong việc xem xét lại sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Kể từ khi bùng phát bệnh “viêm phổi Trung Cộng” đã cảnh tỉnh cho người Mỹ biết rằng Trung Quốc Đại Lục là nơi cung ứng chính của ngành dược phẩm Mỹ. Do phụ thuộc vào Trung Quốc nên lần đầu tiên tình trạng thiếu thuốc đã xảy ra. Vì 80% nguyên liệu sản xuất thuốc (Active Pharmaceutical Ingredients, API) ở Mỹ đến từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc Đại Lục (và Ấn Độ); 45% penicillin được sản xuất ở Trung Quốc Đại Lục, gần như 100% Ibuprofen cũng là từ quốc gia này. Rosemary Gibson, tác giả của “China Rx 2019”, đã làm chứng trước Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung, chứng minh về sự phụ thuộc nghiêm trọng này. Tuy nhiên đã không có gì thay đổi xảy ra đối với chuỗi cung ứng quan trọng nhất này.

Toàn bộ nền kinh tế Mỹ và thế giới đang lặp lại thảm kịch phụ thuộc này. Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc Đại Lục dưới sự cai trị của ĐCSTQ trong vài thập kỷ qua đã gây ra lỗ hổng trong các ngành công nghiệp quốc nội tại nhiều nước trên thế giới, đã là rào cản đối với các nước như Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng công nghiệp. Trên thực tế, các công ty Trung Quốc đã thành nhà cung cấp duy nhất hoặc chính yếu trong nhiều ngành công nghiệp trên thế giới. Vì thực tế giá thành cao từ các nhà sản xuất khác ngoài Trung Quốc, và thực tế cũng hiếm có nước nào có thể làm theo mô hình cơ sở hạ tầng của Trung Quốc và cung cấp một lượng lớn lao động giá rẻ.

Nhìn lại toàn cầu hóa và mô hình ĐCSTQ

Virus corona mới có thể sẽ không gây hiểm họa đối với thế giới, tương tự như các nước không bao giờ nên để cho kinh tế nước mình quá phụ thuộc Trung Quốc Đại Lục. Điểm độc đáo của dịch virus corona mới là liên kết hai vấn đề dường như không liên quan này với nhau. Đây là lý do tại sao chính quyền Bắc Kinh mong muốn trốn tránh trách nhiệm và tránh những lời chỉ trích, vấn đề không chỉ vì tình trạng vô năng của họ mà còn vì hệ thống toàn cầu hóa được kiến lập từ năm 1980 giờ đã trở thành tâm điểm chú ý. Như vậy, virus corona trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền tảng của mối quan hệ giữa Trung Quốc với cộng đồng quốc tế trong các lĩnh vực từ du lịch đến thương mại, từ trao đổi văn hóa đến hợp tác khoa học.

Riêng đối với nước Mỹ, có lẽ dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” khiến nước Mỹ phải xem xét ba vấn đề hệ trọng nhất:

Thứ nhất, Chính phủ Mỹ phải ủy thác một tỷ lệ nhất định sản xuất trong nước đối với các loại thuốc quan trọng, thuốc hàng ngày, vật tư y tế khẩn cấp (như khẩu trang và quần áo bảo hộ) và thiết bị y tế cao cấp (như máy thở) để ứng phó được với làn sóng tiếp theo của dịch “viêm phổi Trung Cộng”. Ngoài ra, việc kiểm soát cung ứng thuốc và thiết bị quan trọng của Mỹ cho phép Chính phủ Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho các nước khác trong tình huống khẩn cấp tương tự, hiện tại Mỹ không thể làm được và chính quyền Bắc Kinh đang sử dụng điều này để cố gắng thiết lập hình ảnh quan hệ công chúng mới của họ.

Thứ hai, giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc Đại Lục. Các vật liệu như đất hiếm (trong đó 80% là từ Trung Quốc Đại Lục) nên được sản xuất ở Trung Quốc càng nhiều càng tốt. Quân đội Mỹ cần hạn chế tất cả các sản phẩm từ bóng bán dẫn đến cao su săm lốp, để giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng Trung Quốc Đại Lục.

Thứ ba, Chính phủ Mỹ phải đảm bảo rằng chính quyền Bắc Kinh không thể kiểm soát ngành sản xuất chip bán dẫn toàn cầu, đây là nhiệm vụ ưu tiên của ĐCSTQ hiện nay. Nếu không, trong nền kinh tế kỹ thuật số, Mỹ sẽ dựa vào Trung Quốc Đại Lục trong một thời gian dài.

Tổng kết lại, dịch bệnh “viêm phổi Trung Cộng” là một bước ngoặt đối với Trung Quốc và thế giới. Trong bối cảnh Mỹ và các nước khác trên thế giới đang nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, trước mắt cộng đồng quốc tế không nên để Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ viết lại lịch sử của đại dịch này. Về lâu dài, thế giới phải cẩn thận tìm cách cải tổ toàn cầu hóa bằng cách định hình lại mô hình kinh tế – xã hội của các nước.

Michael Auslin

Xem thêm: