Nhiều con mắt đang hướng sự chú ý vào cuộc họp lãnh đạo cấp cao các nước APEC sắp tới, dự kiến ​​sẽ diễn ra từ ngày 11-12/11 tại Đà Nẵng. Làm thế nào để Việt Nam tận dụng được vai trò là nhà tổ chức lần này để thúc đẩy các chương trình nghị sự của riêng mình?

Embed from Getty Images

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo nhà nước Đông Nam Á đầu tiên thăm chính quyền Tổng thống Donald Trump vào tháng 5/2017. (Ảnh: Getty Images)

Bản chất phi chính thức của hội nghị thượng đỉnh APEC tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế lớn cả về đa phương lẫn song phương.

Kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận Hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào đầu năm 2017, các nhà lãnh đạo Hà Nội nhận thức rõ rằng họ cần thúc đẩy quan hệ song phương với Washington để níu giữ ông Trump tập trung vào Việt Nam và lợi ích đôi bên.

Vì vậy, Việt Nam đã tranh thủ chuyến thăm lần này của ông Trump trong khuôn khổ hội nghị APEC, để đàm luận các vấn đề kinh tế với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội.

Việt Nam cần Mỹ để đối trọng lại tham vọng  bành trướng của Trung Quốc

Trong hai năm gần đây, tình hình quốc tế đã thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho Việt Nam. Nước láng giềng Trung Quốc đang tỏ ra cứng rắn hơn về lập trường và cách hành xử ngày càng hung hăng trên Biển Đông.

Các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á thì dần ngả về Trung Quốc do lợi ích kinh tế và các khoản đầu tư kếch xù từ Bắc Kinh.

Trong khi đó, Hoa Kỳ dường như đã chấp nhận một chính sách biệt lập. Việt Nam buộc phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tăng cường nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, và bảo vệ các lợi ích quốc gia ở Biển Đông.

Cách tiếp cận ‘can thiệp sâu’ đã được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016. Do đó, Việt Nam sẽ sử dụng vai trò của chủ nhà APEC 2017 để thúc đẩy việc định hướng lại chính sách đối ngoại của Việt Nam từ “có tham gia” đến “chủ động đóng góp” trong các thoả thuận song phương và đa phương.

Mặc dù có vẻ như Tổng thống Trump không mang tới gì nhiều trong chuyến đi Á châu cấp tốc của ông, nhưng Việt Nam có thể nổi lên như một trong những quốc gia trong khu vực có thể mang lại nhiều lợi ích cho Hoa Kỳ hơn là điều ngược lại.

Việt Nam đã cố gắng hết sức để dẫn đầu các nước Đông Nam Á khác trong mối quan hệ với Hoa Kỳ trong các vấn đề thương mại và an ninh. Xét từ khía cạnh cam kết, Việt Nam đã chứng minh rằng ngày càng phù hợp hơn với Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh chính quyền ông Trump đang thực thi chính sách rút dần khỏi các tổ chức đa phương, Hà Nội phải tận dụng chuyến thăm đầu tiên lần này của ông Trump để đảm bảo rằng lợi ích của Việt Nam vẫn ‘hội tụ’ với các tính toán của Mỹ trong khu vực.

Những nỗ lực đàm phán Việt-Mỹ

Chuyến đi này chỉ là một trong những chuyến thăm cấp cao giữa hai nước mà Việt Nam đã cố gắng có được kể từ khi ông Trump lên nhậm chức.

Trước đó vào tháng 5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo nhà nước Đông Nam Á đầu tiên thăm chính quyền Tổng thống Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo khẳng định lại cam kết tăng cường chính sách “Hợp tác toàn diện” với trọng tâm là thúc đẩy quan hệ thương mại và an ninh quốc phòng.

Tháng 8/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã chia sẻ với người đồng cấp, ông James Mattis của Washington về nhu cầu cải thiện quan hệ quốc phòng dựa trên quan điểm chung về tự do hàng hải ở Biển Đông.

Một dấu hiệu nữa trong hợp tác quốc phòng tiếp theo là chuyến thăm của một tàu sân bay Hoa Kỳ sẽ đến biển Đông vào năm 2018.

Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam hơn là đối với Hoa Kỳ.

Với bước đi này, Việt Nam cho thấy rằng đất nước có đủ can đảm để mời tàu sân bay Mỹ nhằm đối trọng lại với tham vọng  bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

USCG National Security Cutter BERTHOLF Wiki

Các cuộc tập trận chung cấp thiết với các cường quốc phương Tây thường được giữ ở mức thấp ở Việt Nam, vì vậy chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ vào năm tới sẽ đánh dấu Việt Nam đã vượt ra khỏi sự nhút nhát, và cho thấy Hà Nội có thể đóng vai trò như một nước cờ quan trọng trong khu vực.

Có lẽ nhận ra được điều này, Tổng thống Trump chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của Đông Nam Á kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1/2017. Ông cũng là vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam trong năm đầu tiên tại chức.

Những dấu mốc “lần đầu” đáng chú ý này mang một ý nghĩa to lớn đối với giới trí thức Việt Nam.

Mặc dù Tổng thống Trump đã hủy bỏ chính sách “tái cân bằng Châu Á” của người tiền nhiệm Obama, ông vẫn nhấn mạnh sự liên tục trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.

>> SCMP: Việt Nam có thể nghiêng về Mỹ để cân bằng quyền lực với Trung Quốc?

Mặc dù có những mối quan tâm thích đáng ở Hà Nội về mối quan ngại của ông Trump đối với vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên, điều có thể làm phân tán sự chú ý của ông khỏi các vấn đề an ninh ở Biển Đông.

APEC 2017 sẽ là cơ hội cho Tổng thống Trump thể hiện rằng ông ấy không hoàn toàn từ bỏ các thỏa thuận đa phương, và các hiệp định thương mại quốc tế như ông đã đe dọa sẽ làm với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), và Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn (KORUS).

Việt Nam cũng có thể là một nơi thích hợp để Tổng thống Trump trấn an các đồng minh châu Á và các quốc gia thân hữu rằng, Trung Quốc sẽ không thể lấp đầy khoảng trống kinh tế bị bỏ lại do Mỹ rút khỏi thỏa thuận TPP.

Ngoài ra, chính quyền Trump có thể coi Việt Nam là một quốc gia thân hữu tuyến đầu trong việc chống lại với bất kỳ hành vi hung hăng nào của Trung Quốc ở Biển Đông.

Điểm “hội tụ” trong quan hệ Việt-Mỹ

Những lo ngại chung về tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong khu vực sẽ là điểm “hội tụ” giữa hai nước. Về phần mình, Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực Đông Nam Á để duy trì sự ổn định trong khu vực. Điều này cũng phù hợp với định hướng của Nhà Trắng cho một “khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.”

>> Chiến lược ‘Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở” sẽ được TT Trump công bố tại APEC 2017

Về thương mại song phương, hai nước đã thấy mối quan hệ kinh tế được cải thiện đáng kể sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Bắt đầu từ một khối lượng thương mại hai chiều khiêm tốn 451 triệu USD vào năm 1995, Việt Nam đã vượt Malaysia để trở thành nhà xuất khẩu ASEAN lớn nhất sang Mỹ vào năm 2014.

Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Năm 2016, Mỹ đã ghi nhận khoản thâm hụt thương mại lớn, trị giá 32 tỷ đô la với Việt Nam, đánh dấu Việt Nam là thị trường thâm hụt thương mại lớn thứ sáu của Mỹ, vượt trên cả Hàn Quốc với mức 27 tỷ USD.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Washington vào tháng 5/2017, Việt Nam đã ký các thỏa thuận thương mại trị giá 8 tỷ USD, dự kiến ​​sẽ hỗ trợ hơn 23.000 việc làm của Mỹ. Thêm vào đó, dân số 90 triệu người Việt Nam có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh là một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất ở Mỹ.

Nhận thức rõ rằng khẩu hiệu của ông Trump thường tập trung vào những gì ông coi là những giao dịch không thuận lợi cho Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Hà Nội biết rằng họ phải chủ động mua thêm các sản phẩm của Hoa Kỳ để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác.

Hà Nội cần nói thứ ngôn ngữ của Trump. Và mong đợi cuộc họp của Chủ tịch Trần Đại Quang với Trump sẽ tập trung vào những gì mà Việt Nam có thể đưa ra cho Hoa Kỳ để giữ cho nước này có liên quan đến khu vực. Về phần mình, Mỹ sẽ khôn ngoan chấp nhận.

Theo CSIS | Tác giả: TS. Nguyễn Thành Trung

Chân Hồ biên dịch

Xem thêm: