Nghiên cứu ‘Time to Care’ do tổ chức từ thiện Oxfam phát hành tại Dovos, Thụy Sĩ trước thềm Hội nghị thường niên lần thứ 50 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho thấy năm 2019, 2.153 tỷ phú thế giới có tài sản nhiều hơn 4,6 tỷ người nghèo nhất gộp lại.  

Embed from Getty Images

Tổ chức từ thiện có trụ sở tại Nairobi, Kenya nhấn mạnh rằng “sự chênh lệch [giàu nghèo] lớn này bắt nguồn từ một hệ thống kinh tế thiếu sót và phân biệt giới tính coi trọng sự giàu có của một số ít đặc quyền, chủ yếu là đàn ông, trong khi hơn hàng tỷ giờ làm việc thiết yếu nhất, công việc chăm sóc không được trả lương và được trả lương thấp, là được thực hiện chủ yếu bởi phụ nữ và trẻ em gái trên khắp thế giới”.

Nghiên cứu của Oxfam cho thấy bất bình đẳng toàn cầu là lớn, gây sốc và số lượng tỷ phú đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Mặc dù tổng tài sản của những người giàu đã giảm xuống trong năm 2019, nhưng nó vẫn là quá lớn so với phần còn lại của dân số thế giới.

>>Forbes 2019: Số tỷ phú USD của thế giới giảm mạnh, Việt Nam có 5 người

Giám đốc điều hành Oxfam Ấn Độ Amitabh Behar, người có mặt tại Davos để trình bày nghiên cứu của Oxfam tại WEF năm nay, cho hay: “Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo không thể được giải quyết mà không có các chính sách xóa bỏ bất bình đẳng một cách có chủ ý và quá ít chính phủ cam kết thực hiện điều này.

Trong báo cáo nghiên cứu “Time to Care” năm nay, Oxfam cho biết họ ước tính rằng những công việc chăm sóc không được trả lương do phụ nữ làm đóng góp ít nhất 10,8 nghìn tỷ USD hàng năm vào giá trị nền kinh tế thế giới – cao hơn ba lần so với đóng góp của ngành công nghệ.

Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Amitabh Behar nói: “Điều quan trọng chúng tôi muốn nhấn mạnh là động cơ ẩn giấu của nền kinh tế [thế giới] mà chúng ta thấy thực sự là công việc chăm sóc không được trả lương do phụ nữ làm.

Để nhấn mạnh về mức độ bất bình đẳng trong nền kinh tế toàn cầu, ông Behar dẫn ví dụ về một phụ nữ Ấn Độ tên Buchu Devi, người này đã sử dụng 16 đến 17 giờ hàng ngày để làm các công việc như đi bộ 3km để lấy nước, nấu ăn, chuẩn bị cho bọn trẻ đi học và làm một công việc lương thấp.

[Trong khi đó mặt khác] quý vị thấy các tỷ phú đang tụ họp tại Dovos, họ đến đây bằng các máy bay cá nhân, phi cơ cá nhân, lối sống siêu giàu,” ông Behar nói.

[Trường hợp như] Buchu Devi không phải là một con người. Tại Ấn Độ, tôi bắt gặp những phụ nữ như thế này hàng ngày, và đây là câu chuyện chung trên khắp thế giới. Chúng ta cần thay đổi điều này, và chắc chắn cần chấm dứt sự bùng nổ tỷ phú.

Ông Behar nói rằng để khắc phục vấn đề bất bình đẳng thu nhập này, các chính phủ nên đảm bảo trước hết rằng những người giàu phải nộp thuế và khoản thuế đó sau đó nên được sử dụng để chi trả cho các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, chăm sóc sức khỏe và trường học chất lượng tốt hơn.

Nếu quý vị nhìn quanh thế giới, hơn 30 nước đang diễn ra biểu tình. Người dân đang xuống đường và họ đang nói điều gì? Họ nói rằng họ không chấp nhận sự bất bình đẳng này, họ sẽ không chấp nhận những điều kiện sống kiểu này,” ông Behar nói.

Oxfam cho biết các tính toán trong báo cáo nghiên cứu của họ là dựa trên các nguồn dữ liệu sẵn có mới nhất, trong đó có trích dẫn từ Dữ liệu Tài sản Toàn cầu 2019 của Viện Nghiên cứu Credit Suisse và Danh sách Tỷ phú 2019 của Tạp chí Forbes.

Xuân Thành