Trên thế giới có rất nhiều những quyển sách bí ẩn mà người hiện đại chúng ta không thể hiểu được. Rốt cuộc chúng bí ẩn ở chỗ nào và tại sao đến nay vẫn chưa thể giải thích được? Cùng tìm hiểu top 10 quyển sách bí ẩn gây tò mò nhất thế giới dưới đây.

1. Biên niên sử điềm báo và tiên tri

quyen sach bi an 1 image
(ảnh: Internet)

Quyển sách này (Chronicle of Portents and Prophecies) được nhà chủ nghĩa nhân văn người Pháp Conrad Lycosthenes viết vào năm 1557. Bên trong ghi chép về nhiều điều, từ Adam và Eva cho đến đế quốc La Mã, so sánh với những câu chuyện cận đại, quyển sách này giống như một quyển bách khoa toàn thư.

Quyển sách có rất nhiều loài động vật giống như bản khắc của tê giác và lạc đà, nhưng cũng có loài người khác lạ và những quái vật khác. Quyển sách bí ẩn này đã miêu tả nhiều sự vật mà chúng ta đều công nhận, nhưng cũng có những hiện tượng như UFO hay quái vật biển.

2. Bản thảo Voynich

2 voynich 2 image
(ảnh: Thư viện Beinecke/ĐH Yale)
2 voynich image
(ảnh: Thư viện Beinecke/ĐH Yale)

Sau khi được phát hiện vào năm 1912, quyển sách này đã luôn khiến các nhà nghiên cứu đau đầu cho đến ngày nay, nó được gọi là quyển sách bí ẩn nhất trên thế giới.

Quyển sách này có lai lịch không rõ ràng, được cho là xuất hiện vào đầu thế kỷ 15. Bên trong có những loài thực vật mà chúng ta không hề biết đến, còn có hình ảnh những người phụ nữ tắm trong bồn được lắp các thiết bị kỳ lạ. Quyển sách còn có những kiến thức thiên văn học không hề có lúc bấy giờ. Quyển sách này được cất giữ trong thư viện sách và bản thảo bí ẩn Beinecke ở đại học Yale, nó còn được gọi là “quyển sách không thể nào đọc được”. Ngôn ngữ trong quyển sách bí ẩn khiến các nhà mật ngữ bối rối, đến nay vẫn chưa giải thích được.

3. Sách chép tay Rohonc

quyen sach bi an 3 image
(ảnh qua esascosas.com)

Quyển sách này được cất giữ tại thư viện của Gustav Batthyany ở Budapest, cho đến khi được quyên tặng cùng cả thư viện cho đại học kỹ thuật Hungary vào năm 1838. Cho đến nay người ta vẫn chưa biết được lai lịch xa hơn của quyển sách này.

Bảng ký tự thông thường có khoảng 20-40 chữ cái, do đó khá dễ thay các ký hiệu mã hóa bằng chữ cái. Nhưng quyển sách bí ẩn này chứa tới 200 loại mẫu tự, trên 448 trang, vì thế đến nay nó vẫn chưa được giải mã.

4. Quyển sách đỏ

redbook image
(ảnh qua jung.psicoterapia.pe)

Carl Jung (cha đẻ của ngành tâm lý học) đã bắt đầu bị bệnh tâm thần vào năm 1913, ông đã bắt đầu viết một quyển sách có tên là Liber Novus vào thời gian này, có nghĩa là “The New York” trong tiếng Latin, quyển sách có bìa màu đỏ này sau này được gọi là “Quyển sách đỏ” (The Red Book).

Carl Jung đã mất 16 năm để viết quyển sách này, ông cho biết trong khoảng thời gian đó ông đang đối mặt với tiềm thức của mình. Người kế thừa của ông Jung đã cất giữ quyển sách này suốt mấy mươi năm do không hiểu rõ, cuối cùng về sau này mới tiết lộ.

Trong quyển sách có rất nhiều những bức tranh ông gặp ma và thần linh trên đường đến địa ngục, quyển sách bí ẩn này được một số người cho là “kiệt tác điên rồ”, nhưng cũng có người xem nó là “trí tuệ vô biên”.

>> Một dân tộc không thích đọc sách là một dân tộc không có hy vọng”

5. Sắc lệnh Smithfield

smithfield image
(ảnh: Internet)
smithfield 2 image
(ảnh: Pinterest)

Quyển sách này là bộ sưu tập luật chính tắc thời kỳ trung cổ thế kỷ 13 được giáo hoàng Gregory đời thứ 9 ra lệnh cho thu thập. Những bộ sưu tập như vậy là khá phổ biến thời đó, nhưng điều kỳ lạ là những hình ảnh minh họa đính kèm.

Sắc lệnh Smithfield là một dạng bản thảo kèm minh họa, kết hợp giữa hình ảnh, chữ thư pháp hoa lá và chữ cái. Quá trình soạn thảo hẳn rất tỉ mỉ và đắt đỏ, bởi mọi bức vẽ đều được thực hiện bằng tay. Nhưng điều kỳ lạ là, xen giữa các trang là những cảnh bạo lực: thỏ khổng lồ cắn đầu người, ngỗng giết chó sói, kỳ lân… Trong sách còn có những hình ảnh khinh thường Chúa trời và ma quỷ cải trang thành Chúa và Giáo chủ.

6. Các cuộn giấy Ripley

6 ripley 1 image

Khi Isaac Newton bắt đầu bước vào thế giới huyền bí của thuật giả kim, đa phần ông tìm đến các tác phẩm của George Ripley – tu sĩ và nhà giả kim có tiếng vào thế kỷ 15.

Các cuộn giấy Ripley được đặt tên theo tên của ông. Nội dung quyển sách là bí mật tìm ra thuật giả kim trong 20 năm đi khắp châu Âu. Tuy bản gốc của quyển sách đã bị mất, nhưng 23 bản phục chế đã được lưu truyền lại. Cuộn giấy lớn nhất dài tới 6m, phủ dày đặc các hình minh họa che phủ phần lớn diện tích.

Hình ảnh và chữ viết trong quyển sách dạy chúng ta cách chế tạo hòn đá phù thủy, được xem là có thể biến chì thành vàng. Có một số người cho biết đây là nguồn gốc tài sản của Ripley để ông ấy có thể giúp đỡ các kỵ sỹ ở Malta và đảo Rhode.

7. Quyển sách Oera Linda

7 quyen sach Oera Linda image

Đây là bạn thảo kì lạ xuất hiện vào thế kỷ 19, được viết bằng tiếng Germanic – tổ tiên của tiếng Đức. Quyển sách miêu tả lịch sử gần 4000 năm của Friesland cổ, thần thoại và tôn giáo. Bên trong quyển sách còn tả về thị tộc mẫu hệ thống trị thế giới cổ cùng những bài học và việc Atlantic bị đắm chìm. Quyển sách bí ẩn này từng được Đức Quốc Xã nghiên cứu và còn được gọi là Kinh thánh của Himmler.

8. Giấc mơ của Poliphilus

8 hypnerotomachia poliphili b image

Được xuất bản tại Vince năm 1499, quyển sách này (Hypnerotomachia Poliphili) không có tên tác giả, nhưng được xem là do cha xứ Francesco Colonna viết. Hình ảnh và chữ viết trong quyển sách vô cùng tỉ mỉ, được viết bằng tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Ả Rập và tiếng Hebrew (Do Thái cổ).

Quyển sách kể về vniệc Poliphilus đi tìm tình yêu trong mơ bằng câu chuyện ngụ ngôn bí ẩn, trong đó có rất nhiều những mật ngữ chưa được giải đáp, đã dẫn dắt cho rất nhiều giả thuyết và phỏng đoán.

>> Tìm hiểu nghệ thuật Phục Hưng: Bí ẩn dự ngôn về cái chết ở chốn thiên đường

9. Sách chép tay Seraphinianus

9 codex sera image

Quyển bách khoa toàn thư có hai tập này được viết bởi Luigi Serafini từ năm 1976 đến 1978, chứa đầy những hình ảnh tỉ mỉ để miêu tả một thế giới mơ hồ, siêu thực.

Quyển sách được viết tay bằng mật ngữ do Serafini sáng tạo ra, hoàn toàn không thể giải thích được. Quyển sách bí ẩn này cho đến nay vẫn được các chuyên gia mật ngữ nghiên cứu, thường được hình dung là bách khoa toàn thư kì quái nhất trên thế giới.

Thứ duy nhất người ta khám phá ra cho tới nay: “Seraphinianus” chính là một biến thể của cái tên Serafini. Bảng chữ cái của nó có khoảng 24 ký tự, và chẳng giống bất kỳ thứ gì loài người đã từng tạo ra.

10. Quyển sách của Soyga

10 john dee image
Nhà huyền bí John Dee (ảnh: WIki)

John Dee là nhà toán học và thiên văn học nổi tiếng vào thời nữ hoàng Elizabeth đệ nhất năm 1500, ông cũng có hứng thú với khoa học bí ẩn và sở hữu một thư viện lớn nhất nước Anh.

Một ngày nọ ông đã phát hiện ra “Quyển sách của Soyga” – được viết bằng mật ngữ bí ẩn. Ông đã nghiên cứu quyển sách này suốt một năm và chỉ có thể chứng minh được quyển sách này là đại cương thần chú ma thuật, nhưng ông không thể giải được mật ngữ trong đó. Trong một chuyến đi tới châu Âu, Dee đã nhờ tới một bà đồng để gửi lời khẩn cầu tới Tổng lãnh thiên thần Uriel. Thiên thần đáp rằng quyển sách này đã được đưa cho Adam ở Vườn địa đàng. Khi Dee hỏi cách giải mã nó, Uriel nói rằng ông không thể, chỉ Tổng lãnh thiên thần Michael mới biết bí mật.

Sau khi Dee qua đời, quyển sách này đã bị thất lạc 500 năm. 2 bản của quyển sách này lại xuất hiện ở thư viện Anh vào năm 1994, nhưng đến nay chưa ai có thể giải mã được.

Tuy 10 quyển sách bí ẩn trên đây đến nay vẫn chưa ai có thể giải được, nhưng hiện đang có rất nhiều học giả đang nỗ lực nghiên cứu. Nội dung của chúng có thể hé mở những bí ẩn mà nhân loại chưa từng biết tới. Hy vọng những quyển sách bí ẩn này có thể sớm được con người giải mã.

Phong Trần tổng hợp

Xem thêm: