Báo cáo của Tổ chức Oxfam chỉ ra, năm ngoái khoảng cách giữa giới siêu giàu trên thế giới với phần còn lại đã được nới rộng, hầu hết tài sản thế giới vẫn nằm trong tay một số rất ít người.

2017 05 04 07 14 00
Du thuyền tư nhân sang trọng (Ảnh: pixnio.com)

Theo Báo cáo của Tổ chức Oxfam, vào năm ngoái, 82% của cải trên thế giới được tạo ra đã rơi vào túi 1% số người giàu nhất thế giới, trong khi một nửa số người nghèo không thấy bất kỳ sự gia tăng tài sản nào.

Oxfam cho biết, số liệu từ nghiên cứu cho thấy một hệ thống vận hành đầy bất công, tuy nhiên một số nhà phê bình đã nghi ngờ về kết quả nghiên cứu này.

Tổ chức phi lợi nhuận này cho biết, lý do khiến khoảng cách này ngày càng tăng là do trốn thuế, tác động của doanh nghiệp lên chính sách, quyền lợi của người lao động giảm… Trong 5 năm qua, Oxfam đã luôn đưa ra các báo cáo nghiên cứu tương tự. Năm 2017, tổ chức này ước tính 8 người giàu nhất thế giới sở hữu số tài sản bằng tổng số tài sản của một nửa dân số nghèo trên thế giới.

Năm nay, tổ chức này cho biết 42 người giàu nhất thế giới có số của cải tương đương với một nửa dân số người nghèo trên thế giới, nhưng hiện nay con số năm ngoái được sửa thành 61 người. Oxfam cho biết, sửa đổi này là do số liệu được cải tiến, đồng thời nhận định xu hướng “gia tăng bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo” vẫn tồn tại.

“Không thể chấp nhận”

Ông Mark Goldring, Tổng giám đốc Oxfam cho biết, con số được điều chỉnh là vì báo cáo dựa trên “dữ liệu tốt nhất có được vào thời điểm đó”.

Dù bạn nhìn như thế nào thì thì mức bất bình đẳng này vẫn không thể chấp nhận được,” ông nói.

Báo cáo của Oxfam được đưa ra vào thời điểm bắt đầu Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) tại Davos Thụy Sĩ. Diễn đàn thường niên này có sự tham dự của nhiều chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Bất bình đẳng về của cải thường là đề tài quan trọng tại Diễn đàn, nhưng Mark Goldring cho biết nhiều lần “chúng tôi gặp trở ngại, không thể nói thẳng lời cay nghiệt”.

Oxfam kêu gọi tất cả các tầng lớp xã hội cần xem xét lại mô hình kinh doanh, quan niệm cho rằng tối đa hóa lợi ích của cổ đông quan trọng hơn sức ảnh hưởng xã hội rộng lớn là sai lầm.

Tổ chức này cũng chỉ ra, trong số 70.000 người thuộc 10 quốc gia mà họ phỏng vấn thì có 72% số người mạnh mẽ thừa nhận các chính phủ phải có biện pháp ngăn chặn vấn đề gia tăng phân hóa giàu nghèo, càng sớm càng tốt.

Nhưng một số chuyên gia cho rằng, cùng với cải cách của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ quyền sở hữu cá nhân và tăng cường cạnh tranh, thu nhập của nhóm người nghèo nhất thế giới sẽ được tăng lên đáng kể, do đó khoảng cách giàu nghèo đã được cải thiện.

Phóng viên kiểm tra thực tế Anthony Reuben của BBC phân tích:

Thực sự rất khó xác định rõ số của cải trong số những người siêu giàu và người nghèo. Người siêu giàu có khuynh hướng không tiết lộ của cải của họ, trong khi nhiều quốc gia nghèo nhất thế giới cũng giấu diếm số liệu về đói nghèo của họ.

Cần hiểu điểm này, hãy nhìn vào thời gian này năm ngoái, khi đó Oxfam cho biết rằng có 8 người sở hữu tổng số tiền của tương đương một nửa dân số thế giới. Bây giờ số liệu trong năm đó đã được điều chỉnh thành 61 người, năm nay lại giảm xuống còn 42 người. Con số sửa đổi này là rất lớn.

Còn tất cả những dữ liệu căn cứ vào này cũng có những vấn đề phải bàn, chẳng hạn như nhiều người có tài sản thấp nhất trong danh sách nhưng không nhất thiết là người nghèo: ví dụ, họ có thể có trình độ chuyên môn cao nhưng chịu nợ số tiền rất lớn từ thời sinh viên, hoặc những người có thu nhập cao nhưng có nợ thế chấp cao.

Tuy nhiên, bất kể của cải của một nửa dân số thế giới là tương đương với của cải của 8 người, 42 người hoặc 61 người giàu nhất thế giới, mức độ bất bình đẳng phân chia của cải trên toàn thế giới vẫn rất kinh khủng, và đây là thông điệp mà Oxfam muốn truyền tải.

Tuyết Mai

Xem thêm: