Gần đây, nhiều người dùng YouTube nổi tiếng phát hiện YouTube kiểm duyệt các từ khóa trên tiêu đề video liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Phong trào Giấy trắng diễn ra nhiều nơi tại Trung Quốc hồi cuối tháng 11 vừa qua.

youtube censor
(Nguồn: Ảnh ghép)

Theo thử nghiệm thực tế của người nổi tiếng trên mạng “Ba Jiong” (kênh Youtube: 攝徒日記Fun TV), những từ như “Tập hoàng đế”, “các nơi”, Phong trào Giấy trắng bằng tiếng Trung trong tiêu đề video sẽ bị đánh dấu màu vàng. Youtube là công ty của Mỹ, nhưng không được dùng những từ nhạy cảm của ĐCSTQ, điều này khiến anh phải thốt lên rằng “quá vớ vẩn!”

Vào ngày 3/12, Ba Jiong đã phát hành một video về cơ chế kiểm duyệt của YouTube với tiêu đề “Rút khỏi Youtuber! Các nhà quảng cáo Trung Quốc quá giàu, mua lại YouTube?” Anh đã thay đổi tiêu đề video “Trung Quốc thức tỉnh, Bắc Kinh tham gia, Thành Đô lên tiếng ủng hộ, Vũ Hán hưởng ứng, đây mới là Trung Quốc tôi kính phục, các nơi hưởng ứng Phong trào Giấy trắng”, thành “Tiêu Kính Đằng (Jam Hsiao Ching-Teng, một ca sĩ và diễn viên Đài Loan), Foxconn” thì đều có thể vượt qua kiểm duyệt, nhưng “Rõ ràng đó là cùng một video, một cái có nhãn màu xanh lá cây (có sẵn để phát công khai), còn một cái thì có nhãn màu vàng (không công khai).”

Ba Jiong chơi trò “dò mìn” và thay từng chữ viết, kết quả kiểm tra thực tế “Tập đế, các nơi, và Phong trào Giấy trắng” là những từ nhạy cảm, nhưng đổi thành “hoàng đế, Mỹ đế, Thái Anh Văn” thì đều được. Ba Jiong hét lên: “Công ty (Youtube) này có trụ sở tại Bắc Kinh sao? Không thể sử dụng những từ nhạy cảm của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ), thật lố bịch”, “Tôi không biết liệu (kiểm duyệt viên) người Trung Quốc đang đứng sau làm hay là do AI trực tiếp đánh giá?”

Ba Jiong nói rằng video bị gắn nhãn vàng và không có doanh thu quảng cáo đối với anh thì tổn hại tương đối ít, điều có hại hơn là nó sẽ hạn chế lượng truy cập và lượng tiếp cận: “Nếu tất cả mọi người không thể xem được video, thì thật vô nghĩa.” Anh hét lên: “Youtube không nên bị bắt cóc bởi các nhà quảng cáo, người dân Trung Quốc đã đứng lên và Youtube cũng phải đứng lên!” Đừng ép buộc tất cả những người sáng tạo rời khỏi nền tảng đến nỗi Youtube chỉ có những ngôn luận “yêu đảng yêu nước”, “Mong có các quy phạm rõ ràng, đừng để các Youtuber không biết làm thế nào”.

Cư dân mạng đồng thanh: “Chúng ta phải bảo vệ tự do ngôn luận”

Cư dân mạng để lại bình luận dưới video rằng họ ngày càng không hài lòng với sự kiểm duyệt ‘đỏ hóa’ của Youtube, sự xâm nhập của ĐCSTQ là quá nghiêm trọng, mọi người nên bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, cư dân mạng cũng phàn nàn rằng “không chỉ người sáng tạo mà khán giả cũng ngày càng không hài lòng với YouTube trong những năm gần đây, quảng cáo ngày càng nhiều, hạn chế bình luận nhiều hơn và thuật toán của công cụ tìm kiếm ngày càng tệ hơn.”

Cư dân mạng “Zero two” đề nghị: “Hãy dịch phim sang tiếng Anh, cần cho thế giới biết về hệ thống kiểm duyệt của Youtube đỏ hóa nghiêm trọng.”

Cư dân mạng “Aidehua diu wa” kêu gọi, “Các Youtuber hãy liên kết lại, cùng qua nền tảng khác, đăng video trên nhiều nền tảng, đợi các nền tảng khác có doanh thu vượt qua YouTube thì YouTube dần dần bị đào thải.”

Ông Ethan Tu, người sáng lập PTT Đài Loan và cũng là người sáng lập Phòng thí nghiệm AI của Đài Loan, đã đăng một bài đăng trên Facebook về vấn đề này, “Bạn không thể nói về Tập đế, YouTuber thử nghiệm cho thấy YouTube đã đánh dấu vàng.” Ông nói trong bài viết: “Chúng ta không muốn hoàng đế, có thể; Chúng ta không muốn Thái Anh Văn, có thể; Chúng ta không muốn Tập đế, đánh dấu vàng”. Vì lưu lượng truy cập, nên có thể thấy thuật toán nền tảng đã ảnh hưởng đến ngôn luận như thế nào.

ĐCSTQ chi rất nhiều tiền cho quảng cáo trên Youtube và Facebook

Youtube và Facebook không thể xem ở Trung Quốc nhưng vì sao các nền tảng xã hội này kiểm duyệt những từ nhạy cảm thay cho ĐCSTQ? Video của Ba Jiong đã đề cập rằng có vẻ như YouTube lo lắng rằng các nhà quảng cáo sẽ hạ thấp ngân sách quảng cáo.

Được biết, hầu hết các nhà quảng cáo của Youtube ở châu Á đều là khách hàng Trung Quốc, họ sợ ảnh hưởng đến việc khách hàng sẵn sàng đặt quảng cáo nên nền tảng này nên kiểm duyệt nội dung của người sáng tạo và tránh những từ ngữ nhạy cảm của ĐCSTQ.

Không chỉ Youtube vướng nghi vấn kiểm duyệt ngôn luận, Facebook (Meta) cũng là khu vực bị kiểm duyệt ngôn luận nghiêm trọng. Ông Ethan Tu, người có các bài đăng thường bị gỡ khỏi Facebook, trích dẫn báo cáo của New York Times rằng “quốc gia duy nhất không thể đọc xem được Facebook lại là người mua quảng cáo lớn nhất của Facebook.” Nội dung chỉ ra rằng “Chính phủ Trung Quốc và công ty vốn Trung Quốc rất coi trọng Facebook, đến mức Trung Quốc là thị trường quảng cáo lớn nhất của Facebook ở châu Á, mặc dù đây là quốc gia lớn duy nhất trong khu vực chặn mạng xã hội này.”

Thống kê cho thấy quy mô quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu đạt 442 tỷ USD vào năm 2021 và hai công ty lớn là Alphabet công ty mẹ của YouTube, và Meta, sẽ chiếm hơn một nửa khối lượng quảng cáo toàn cầu, giữ vị trí quán quân và á quân doanh thu quảng cáo kỹ thuật số; trong đó, Trung Quốc là nguồn quảng cáo lớn nhất cho các nền tảng này ở châu Á, mỗi năm, các nhà quảng cáo Trung Quốc đóng góp hơn 5 tỷ USD Mỹ doanh thu quảng cáo cho các nền tảng trên.

Tuy nhiên, ngoài việc “đồng Nhân dân tệ thơm hơn”, một số cư dân mạng còn nghi ngờ rằng đằng sau nền tảng này, không loại trừ việc ĐCSTQ sử dụng các trang mạng xã hội để tiến hành cuộc chiến thông tin và tiến hành các hoạt động nhận thức ở thị trường nước ngoài. Các thủ pháp bao gồm: nhóm fan giả mạo, nuôi dưỡng những người nổi tiếng trên Internet thân Trung Quốc, sử dụng tài trợ để kiểm soát các bài phát biểu của những người nổi tiếng trên Internet, v.v., đi vào vùng xám mà luật pháp nước sở tại không thể kiểm soát.

Năm quy tắc về tiêu chuẩn cộng đồng của YouTube

Theo “Nguyên tắc cộng đồng” của YouTube, nhân viên của nền tảng sẽ cấm “spam, hành vi lừa đảo và lừa gạt”, “nội dung nhạy cảm” (chẳng hạn như nội dung khiêu dâm), “nội dung bạo lực hoặc nguy hiểm” (chẳng hạn như ngôn từ kích động thù địch, bạo lực đẫm máu, tấn công ác ý), “hàng hóa được quản lý”“thông tin sai lệch” (chẳng hạn như nội dung quảng cáo các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị có hại hoặc can thiệp vào các quy trình dân chủ), mục đích là để bảo vệ người dùng trên khắp thế giới.

YouTube đã giải thích rằng kiểm duyệt nội dung (Content Censorship) khác với điều khiển nội dung (Content Moderation). Điều khiển (điều tiết và kiểm soát) nội dung là nhằm mục đích xác định xem nội dung có tuân thủ luật pháp và quy định địa phương ở các quốc gia khác nhau hay không, chẳng hạn như hình ảnh cho con bú, vốn phải được làm mờ ở một số quốc gia. Ngoài ra, chủ yếu là “AI kiểm duyệt”, các vi phạm không thể giải thích được sẽ chuyển sang xem xét thủ công.