Thoạt nhìn qua, viên ngọc này có thể không mấy hấp dẫn, không có màu sắc lóng lánh, nhưng nó lại chứa những thành phần khiến các nhà địa chất học tin rằng có một (hoặc nhiều) đại dương nằm sâu dưới bề mặt Trái Đất.

Viên ngọc nhỏ bé cho thấy có tồn tại đại dương rộng lớn trong lòng Trái Đất (Ảnh: Đại học Alberta)
Viên kim cương, bên trong tìm được mẫu khoáng chất ringwoodite. (Ảnh: Đại học Alberta)

Giáo sư Graham Pearson từ trường Đại học Alberta ở Canada đã dẫn đầu một nhóm khoa học quốc tế, nghiên cứu phân tích một viên kim cương giá rẻ nhưng lại cung cấp cho chúng ta những hiểu biết vô giá.

Nhóm của ông đã trả khoảng 20 USD cho một viên kim cương được những người thợ mỏ tìm thấy tại khu vực Juina của bang Mato Grosso, Brazil vào năm 2008. Bên trong viên kim cương màu nâu nhỏ xíu này, họ đã tình cờ phát hiện được một loại khoáng chất gọi là ringwoodite, trong khi đang tìm kiếm một loại khoáng chất khác.

Trước đây, khoáng chất ringwoodite đã được tìm thấy trong các thiên thạch, nhưng đây là lần đầu tiên nó được tìm thấy trong lòng Trái Đất. Khoáng chất ringwoodite này đặc biệt ở chỗ bên trong nó có trữ một lượng nước nhỏ (khoảng 1,5%).

Sử dụng những biện pháp phân tích độ sâu, nhóm nghiên cứu cho biết viên ngọc đã được hình thành bên dưới bề mặt Trái Đất khoảng từ 400 đến 600 km tại vùng chuyển tiếp (transition zone) giữa quyển manti trên và dưới. Chắc chắn nước đã phải tìm cách nào đó để chui vào được bên trong cấu trúc viên ngọc này. Như vậy, dưới lòng đất có thể có nước, rất nhiều nước là đằng khác.

Viên ngọc nhỏ bé cho thấy có tồn tại đại dương rộng lớn trong lòng Trái Đất (Ảnh: Đại học Alberta)
Sơ đồ mặt cắt của Trái đất cho thấy vị trí nơi tìm được khoáng chất “ringwoodite”. (Ảnh: Đại học Alberta)

Với lượng nước chiếm 1,5 % thành phần mẫu khoáng chất, rất có thể vùng chuyển tiếp này là một vùng chứa nước, hay đại dương trong lòng Trái Đất. Và đại dương này “có thể trữ một lượng nước nhiều bằng tất cả các đại dương trên thế giới gộp lại”, GS Pearson nhận định trong một bản thông cáo báo chí của Đại học Alberta.

Giáo sư Graham Pearson cầm trên tay mẫu kim cương cứng, bên trong chứa mẫu khoáng chất ringwoodite đầu tiên từng được phát hiện trên Trái Đất. (Ảnh: Richard Siemens/Đại học Alberta)
Giáo sư Graham Pearson cầm trên tay mẫu kim cương cứng, bên trong chứa mẫu khoáng chất ringwoodite đầu tiên từng được phát hiện trên Trái Đất. (Ảnh: Richard Siemens/Đại học Alberta)

Nếu viên kim cương này đại biểu cho một bộ phận của khu vực sâu thẳm trong lòng Trái Đất nơi nó hình thành, thì rất có thể tồn tại một đại dương rộng lớn ở đó. Đây chưa phải là một kết luận chắc chắn, nhưng việc phát hiện mẫu khoáng chất ringwoodite này là một bước tiến to lớn nhằm khẳng định rằng nước là một thành phần quan trọng của phần lõi trong Trái Đất.

Đại dương khổng lồ này sẽ có ảnh hưởng to lớn đến lý thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của các núi lửa, và cách thức đất đá dịch chuyển bên dưới lớp vỏ Trái Đất, hay nói cách khác, mọi mặt của ngành địa chất học.

Các phát hiện của GS Pearson đã được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 3/2014.

>> Google Earth: Nhiều công trình cổ đại nổi tiếng trên Trái Đất đều nằm trên một đường thẳng

Con người đã biết gì về lõi Trái Đất?

Khi đề cập đến danh từ “lõi Trái Đất”, có thể chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến một biểu đồ kinh điển trong sách giáo khoa địa lý cấp trung học, trong đó biểu diễn mặt cắt các lớp của Trái Đất giống như một củ hành. Lần lượt từ ngoài vào trong là lớp vỏ địa chất (crust), quyển Manti trên (upper mantle), quyển Manti dưới (lower mantle), lõi ngoài (outer core), và lõi trong (inner core).

Mặt cắt của Trái Đất từ lõi tới tầng ngoài (quyển ngoài) của khí quyển.
Mặt cắt của Trái Đất từ lõi tới tầng ngoài (quyển ngoài) của khí quyển.

Rất nhiều người coi đây là một sự thật đơn giản, rõ ràng. Nhưng nhân loại chỉ mới đào sâu xuống lòng đất được khoảng 12km, trong khi chiều dài từ bề mặt đến lõi Trái Đất là vào khoảng 6000 km. Như vậy, chúng ta đã lấp đầy khoảng 5988 km còn lại bằng các lý thuyết, giả thuyết khác nhau.

Dĩ nhiên, các lý thuyết này đều có lý lẽ hợp lý. Chúng được thiết lập dựa trên các hiện tượng địa chất quan sát được. Nhưng các lý thuyết khoa học thường được lặp lại và tổng kết thường xuyên đến nỗi chúng ta dễ quên mất rằng chúng chỉ đơn thuần là các “lý thuyết”, chứ chưa chắc chắn là sự thật.

Phát hiện về loại khoáng chất ringwoodite chứa nước có thể thay đổi toàn bộ quan điểm của loài người về những gì nằm trong lòng Trái Đất.

vo-trai-dat

Phát hiện này làm chúng ta liên tưởng đến cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng kinh điển “Cuộc hành trình vào trung tâm Trái Đất” của tác giả Jules Verne vào thế kỷ 19. Trong cuốn tiểu thuyết này, một nhà khoa học dũng cảm đã phát hiện lối đi dẫn vào trung tâm Trái Đất, và trong lòng đất sâu thẳm ông đã phát hiện được một đại dương, cũng như đất đai và các loài sinh vật thông minh.

Một cảnh quay trong bộ phim Journey to the Centre of the Earth (Hành trình vào trung tâm Trái Đất) chuyển thể theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Jules Verne. (Ảnh chụp/YouTube)
Một cảnh quay trong bộ phim Journey to the Centre of the Earth (Hành trình vào trung tâm Trái Đất) chuyển thể theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Jules Verne. (Ảnh chụp/YouTube)

Lý thuyết “Trái Đất rỗng” cũng đã ít nhiều thu hút được sự chú ý của dư luận vào thế kỷ 19, và ngày nay một số người vẫn cân nhắc tính khả thi của nó tương tự như bất kỳ lý thuyết nào khác, ngay cả khi bị mọi người chế nhạo.

Truyền thuyết về thành phố Agartha trong lòng Trái Đất. (Ảnh: Internet)
Truyền thuyết về thành phố Agartha trong lòng Trái Đất. (Ảnh: Internet)

Theo ET, Đại học Alberta,
Sơn Vũ tổng hợp

Xem thêm: