Có một đoạn video đang được lan truyền trên mạng, trong đó một người biểu tình Hồng Kông nhặt lựu đạn cay đang phun khói trên mặt đất, nhét nhanh vào một chiếc bình giữ nhiệt, đóng chặt nắp lại, lắc đều rồi đổ ra.

Một số cho rằng người biểu tình đã vô hiệu hóa lựu đạn hơi cay bằng nước, trong khi những người khác nói đó là do tác dụng của nitơ lỏng. Theo chủ tài khoản Twitter, người biểu tình trong video đã liên lạc và tiết lộ: thứ có trong chiếc bình chính là… bùn.

Nếu đúng như vậy, thì nó thật đơn giản, hiệu quả và dễ tìm.

Tuy nhiên, bạn có bao giờ cảm thấy tò mò vì sao hơi cay thường được sử dụng trong các cuộc bạo loạn? Nó có tác dụng gì và làm sao để vô hiệu hóa nó? Dưới đây là chia sẻ của ông Sven Eric Jordt, dược sĩ và nhà nghiên cứu chất độc tại Đại học Duke (Hoa Kỳ).

Có những gì bên trong lựu đạn hơi cay?

Lựu đạn hơi cay có thành phần hóa học rất giống với pháo hoa, Jordt cho hay.

Khi đốt, phần than chì bên trong lựu đạn sẽ bị cháy, trong khi các hợp chất hóa học như kali nitrat và kali clorat sẽ tạo oxy và gây ra cháy. Kali nitrat giúp than cháy nhanh hơn. Kali clorat sẽ phân hủy thành các đám khí kali clorua.

Silicon đôi khi cũng được thêm vào hỗn hợp để giúp hơi ngưng tụ thành các giọt. Magiê carbonate giữ cho môi trường trong lưu đạn không trở nên quá axit, tránh việc ảnh hưởng đến tính ổn định của kali clorat.

Một thành phần bí mật khác là đường Sucrose. Khi đốt cháy ở nhiệt độ thấp, nó có thể giúp chuyển thành phần quan trọng của hơi cay thành khói độc hại. Thành phần quan trọng đó là một hợp chất hóa học có tên 2-Chlorobenzalmalononitrile (CS). Khi bị đốt nóng, nó tạo ra chất đốt cay – thứ đóng vai trò gây hại chính của loại vũ khí này.

Tất cả các thành phần này được liên kết với nhau trong lưu đạn bằng một hợp chất dính và dễ cháy có tên Nitrocellulose.

Tại sao hơi cay gây ra nhiều thương tổn?

Người biểu tình Hồng Kông vô hiệu hóa lựu đạn cay
Cảnh sát sử dụng hơi cay để xua đuổi người biểu tình. (Ảnh: Vision Times)

Jordt cho biết hơi cay kích thích các thụ quan trên các dây thần kinh ngoại biên, một hệ thống mạng lưới các sợi thần kinh hình sóng có ở khắp cơ thể chúng ta. “Khi tiếp xúc với khói, nó sẽ làm bạn bỏng rát mắt.”

Các tác động là khá tai hại. Những người tiếp xúc với hơi cay đã gặp phải các triệu chứng như ho, viêm đường hô hấp, nôn và thậm chí lên cơn hen. Nó có thể làm bỏng rát mắt và da, khiến nạn nhân mất khả năng kiểm soát trong nhiều giờ.

Jordt và các đồng nghiệp của mình trước đây đã phát hiện ra rằng thụ quan được kích thích bằng hơi cay cũng có tính kích thích bởi các sản phẩm tự nhiên như hóa chất có trong mù tạt. Tuy nhiên, hơi cay mạnh hơn nhiều. Nếu ai đó bị nhốt trong phòng kín với loại hơi cay này, các tổn thương sẽ rất nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong.

Cách thông dụng nhất để chống lại hơi cay này là… chạy xa khỏi nó. Đó cũng là lý do nó thường được cảnh sát dùng để giải tán đám đông.

>> Video: Triết lý “hãy như nước” của Lý Tiểu Long trong biểu tình Hồng Kông

Sử dụng bùn để vô hiệu hóa hơi cay?

Bùn chắc chắn sẽ phát huy tác dụng, ông Jordt cho biết. “Nó sẽ dập tắt các thành phần gây cháy, chặn đứng nguồn cung cấp oxy cho đạn và bịt kín các khe hở ngăn không cho hơi thoát ra.”

Tuy nhiên, Jordt không nghĩ rằng chiếc bình trong đoạn video trên có chứa nước. “Dường như có một loại bột trào ra ngoài cùng với lựu đạn cay,” ông cho hay. “Nếu có nước trong đó, bạn sẽ thấy nó chảy ra.”

Không chỉ dùng bùn, người biểu tình Hồng Kông còn lấy các cọc tiêu giao thông kết hợp với nước để dập lựu đạn cay:

Theo Popular Mechanics,
Phan Anh