Các nhà khảo cổ làm việc phía Đông Trung Quốc đã tìm thấy 205 ngôi mộ của một nhóm người chưa biết đến “cao và khỏe một cách khác thường.”

Bộ xương đặc biệt cao lớn từ 5000 năm trước (ảnh: AsianWare)
Bộ xương ‘người khổng lồ’ đặc biệt cao lớn từ 5000 năm trước (ảnh: AsianWare)

Được gán cho cái tên “người khổng lồ” khi so sánh với chiều cao trung bình của người Trung Quốc, những người từng sống ở nơi này dường như đã rất phồn thịnh hai bên bờ sông Hoàng Hà khoảng 5000 năm trước.

Cao hơn người Trung Quốc ngày nay

Tờ Nhật báo Nhân Dân cho biết, khi đo lường những bộ xương này, có ít nhất một ‘người khổng lồ’ với chiều cao 1,9m, một vài có chiều cao 1,8m hoặc hơn. Tuy chúng không thể được xem là “người khổng lồ” nhưng cũng cao hơn so với trung bình người Trung Quốc ngày nay – khoảng 1,7m.

Một ngôi mộ tại di chỉ ở Tế Nam, Sơn Đông nơi bộ xương của những người “cao và khỏe một cách khác thường" đã được tìm thấy. (ảnh: Jiang Li/Nhật Báo Nhân Dân)
Một ngôi mộ tại di chỉ ở Tế Nam, Sơn Đông nơi bộ xương của những người “cao và khỏe một cách khác thường” đã được tìm thấy. (ảnh: Jiang Li/Nhật Báo Nhân Dân)

Một chi tiết thú vị cũng được tờ nhật báo nhắc đến, đó là Khổng Tử (551-479 TCN) cũng là người rất cao lớn, khoảng 1,9m, và xuất thân từ vùng này. Ngay cả trong thời nay, người ở khu vực này cũng được cho là một trong những nhóm cao nhất Trung Quốc.

Một bức tranh vẽ Khổng Tử
Một bức tranh vẽ Khổng Tử

Theo tờ Inquisitr, những cá nhân to lớn nhất thường được đặt trong các ngôi mộ trang trí tinh xảo hơn, do đó các nhà khảo cổ cho rằng họ là những người lãnh đạo của cộng đồng vì có ưu thế nhất định.

Vào thời kỳ đó, nông nghiệp đã xuất hiện, người dân nơi đây có nguồn thức ăn phong phú và đa dạng, đó có thể là một trong nhiều lý do giúp họ có thể chất tốt. Người ta cũng tìm thấy xương và răng heo trong một vài ngôi mộ.

Ngoài các ngôi mộ, 104 ngôi nhà và 20 hố hiến tế đã được tìm thấy tại di chỉ làng Jiaojia, tỉnh Sơn Đông. Các ngôi nhà có phóng ngủ và bếp nằm riêng và khá tiện nghi vào thời đó. Các cổ vật gốm và ngọc cũng được tìm thấy.

Di chỉ ở tỉnh Sơn Đông (ảnh: XinHua)
Di chỉ ở tỉnh Sơn Đông (ảnh: XinHua)
Đồ ngọc được tìm thấy, thuộc nền văn hóa Long Sơn, hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Sơn Đông
Đồ ngọc được tìm thấy, thuộc nền văn hóa Long Sơn, hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Sơn Đông

Tờ báo còn cho biết, những cổ vật và di chỉ này là do người của Nền văn hóa Long Sơn để lại – “một nền văn minh cuối thời Đồ Đá, nằm ở trung lưu và hạ lưu sông Hoàng Hà.”

Trong nhiều năm qua, các học giả đã tìm thấy nhiều thông tin về nền văn hóa Long Sơn. Họ là những người có kĩ năng nông nghiệp và làm gốm vượt trội so với thời kỳ trước đó. Các tòa nhà sử dụng kỹ thuật “nện đất” để tạo nền hình chữ nhật. Họ cũng có tập tục chôn người đã qua đời ở cách xa khu dân cư. Các ngôi mộ thường là các hố hình chữ nhật vừa một người trưởng thành. Các xương heo, dê và bò được phát hiện trong mộ cho thấy họ cũng tin vào bói toán.

Chỉ mới có 2000m2 trong khu vực rộng lớn 1km2 được nghiên cứu từ năm 2016. Các nhà khảo cổ vẫn đang tiến hành công việc để hiểu thêm về nguồn gốc của nền văn hóa khu vực phía Đông Trung Quốc này.

Theo Alicia McDermott, ancient-origins.net,
Phong Trần

Xem thêm: