Trong năm 2018 trạm vũ trụ đã bị hỏng của Trung Quốc nặng khoảng 8,5 tấn sẽ rơi xuống Trái Đất. Điều đáng lo là các chuyên gia không thể xác định chính xác nó sẽ rơi khi vào và xuống đâu.

Trạm vũ trụ hỏng của Trung Quốc sẽ rơi xuống vào năm 2018
Trạm vũ trụ Thiên Cung (ảnh: CSME)

Trạm vũ trụ Thiên Cung-1 được phóng lên quỹ đạo quanh trái Đất vào tháng 9/2011. Theo dự đoán của Tập đoàn Hàng Không Mỹ, nó sẽ rơi vào khoảng tháng 1/2018. Năm 2016 phía Trung Quốc tuyên bố họ đã mất liên lạc với con tàu và dự đoán nó sẽ rơi xuống Trái Đất vào khoảng từ cuối năm 2017 đến giữa năm 2018, theo tờ The Guardian.

Rủi ro

Holger Krag, người đứng đầu phòng phụ trách các mảnh rơi vũ trụ của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (gọi tắt là ESA) cho biết: “Người ta chỉ có thể dự đoán thời gian và ngày tháng của sự kiện một cách rất tương đối. Ngay cả một thời gian ngắn ngay trước khi nó rơi thì khoảng dự đoán vẫn rất rộng.”

Các nhà khoa học dự đoán con tàu sẽ rơi chậm, thay vì rơi nhanh thẳng xuống, điều này khiến cho con tàu có thể rơi theo cả khối lớn. Theo các chuyên gia, đã xác định được rằng con tàu sẽ rơi xuống đại dương trong khoảng giữa 43 vĩ độ Bắc và 43 vĩ độ Nam, vẫn là 1 khoảng rất rộng. Tuy nhiên các mảnh vỡ của nó có thể rơi xuống những khu vực có người ở, theo báo New York Post.

Trạm vũ trụ hỏng của Trung Quốc sẽ rơi xuống vào năm 2018
Vĩ độ 43 Bắc và Nam

Mục Câu hỏi thường gặp của Tập đoàn Hàng không Mỹ viết: “Khả năng các mảnh vỡ sẽ va vào người hay nhà cửa là rất thấp, nhưng có khả năng một loại chất độc trong con tàu tên là hydrazine sẽ không bị phá hủy. Do vậy để giữ an toàn, bạn đừng chạm vào bất kỳ mảnh vỡ nào trên mặt đất và tránh hít phải khí mà nó phát ra.”

Chiến dịch theo dõi

Một nhóm tên là Inter-Agency Space Debris Coordination Committee (IADC) gồm các nhà khoa học đến từ 13 tổ chức trong đó có cả NASA và ESA, cùng các nhà khoa học của Nhật, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ mở một chiến dịch theo dõi con tàu này.

Các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra dự đoán về khoảng thời gian con tàu rơi xuống và thu thập dữ liệu lấy được từ radar và các nguồn khác. Ngoài ra họ còn phân tích, kiểm tra chéo các kết quả của nhau để cải thiện độ chuẩn xác trong dự đoán của các thành viên.  

Con tàu Thiên Cung-1 này đã hoàn thành 6 nhiệm vụ có người lái và không người lái trong chương trình nghiên cứu vũ trụ của Trung Quốc.

Theo Foxnews.com
Thành Đô tổng hợp

Xem thêm: