Khoảng 12.800 năm trước đây, Trái Đất “bất ngờ” rơi vào kỷ băng hà mà không ai biết được nguyên nhân. Một trong những giả thuyết hàng đầu là do một vụ va chạm giữa sao chổi và hành tinh của chúng ta. Và hiện tại, các nhà khảo cổ học tin rằng đã tìm ra bằng chứng lịch sử ghi lại sự kiện này trong ngôi đền cổ nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ: Göbekli Tepe.

ngôi đền Göbekli Tepe sao chổi
Quang cảnh một phần ngôi đền Göbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh: Internet)

Kỷ băng hà cách đây 13.000 năm

Vào cuối kỷ Pleistocene, khoảng 12.800 năm trước, nhiệt độ Trái Đất hạ xuống đột ngột trong khoảng thời gian 1.300 năm, đặc biệt là khu vực Bắc Bán cầu. Thời kỳ “Đại băng giá” này được các nhà khoa học đặt tên là Dryas trẻ (Younger Dryas), được cho là bắt đầu khi một dòng nước ngọt có nhiệt độ thấp đã chặn đột ngột các dòng hải lưu ở Bắc Đại Tây Dương.

Nhưng giả thuyết cho rằng, một vụ va chạm giữa sao chổi và Trái Đất có thể là thủ phạm. Các tảng đá và lớp băng tạo nên bề mặt của Trái Đất trong một khoảng thời gian dài trở thành nơi ghi lại lịch sử địa chất và khí hậu của hành tinh. Năm 2014, các nhà nghiên cứu tại đại học California, San Diago, Hoa Kỳ (UCSB) đã phát hiện ra một lớp kim cương mỏng trong trong vỏ Trái Đất tương ứng với giai đoạn kỷ Dryas trẻ. Những hạt kim cương nano này chỉ có thể được hình thành ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao, như khi một sao chổi đâm vào Trái Đất. Lớp kim cương nano thứ hai được tìm thấy tại vùng ranh giới của Kỷ Phấn Trắng hàng chục triệu năm về trước, khi một tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất và quét sạch loài khủng long.

Bằng chứng về thảm họa sao chổi lao vào Trái Đất 13.000 năm trước

Vậy tất cả những điều này có liên quan gì đến ngôi đền thời cổ đại ở Thổ Nhĩ Kỳ? Điều đáng ngạc nhiên là những hình khắc đá được tìm thấy ở ngôi đền Göbekli Tepe trên đỉnh của một ngọn núi ở Đông Nam vùng Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ có thể chấm dứt các tranh luận.

Các nhà khảo cổ đã nghiên cứu khu vực di chỉ Göbekli Tepe và tin rằng họ đã tìm được một chiếc cột đá có tên Vulture Stone (cột đá con kền kền) ghi chép một sự kiện có niên đại rất gần với thảm họa. Bằng chứng tìm được cho thấy, khu vực này đã được sử dụng như một đài thiên văn và người thời đó đã có sự hiểu biết sâu sắc về những ảnh hưởng tán phá của thảm họa đối với con người.

ngôi đền Göbekli Tepe sao chổi
Cột đá Vulture Stone được tìm thấy ở đền Göbekl Tepe (ảnh: Alistair Coombs)

Cột đá Vulture Stone được khắc các hình ảnh về động vật có vẻ phù hợp với chòm sao Zodiac. Cột đá còn có một bộ các ký hiệu kỳ lạ dọc theo đỉnh, dường như chúng trỏ đến một thời điểm cụ thể trong dòng thời gian, tương ứng với thời điểm Mặt Trời “nằm trong” các chòm sao này. Và khi sử dụng phần mềm xác định vị trí các ngôi sao có tên là Stellarium, các nhà khoa học đã có thể nhìn thấy tình trạng bầu trời ra sao tại thời điểm đền Göbekli Tepe được sử dụng.

ngôi đền Göbekli Tepe sao chổi
Các nhà nghiên cứu từ sử dụng phần mềm truy ngược lại thời điểm cs cưs khi những chòm sao được miêu tả trên cột đá từng xuất hiện (ảnh: ĐH Edinburgh)

Nếu giải thích của các nhà khoa học là chính xác, ngày mà cột đá Vulture đề cập đến thời gian khoảng năm 10.950 TCN – tương ứng với thời gian ước tính bắt đầu kỷ Dryas trẻ, 10.890 TCN.

gobekli tepe 3 copy 1 image
Các hình vẽ động vật trên cột đá Vulture Stone là các chòm sao trên bầu trời Trái Đất vào khoảng niên đại 10.950 TCN, tức khoảng 13.000 năm trước (ảnh: andrew collins)

Một phần nội dung chạm khắc trên cột trụ đá Vulture Stone tại Göbekli miêu tả một người đàn ông không đầu, một biểu tượng minh họa cho việc con người bị hủy diệt bởi thảm họa.

Nhà khảo cổ học nổi tiếng Graham Hancock trong tác phẩm “Những pháp sư của Thần” (Magicians of the Gods) đã khẳng định cột đá Vulture Stone mô tả một thảm họa sao chổi từ vũ trụ đã lao vào Trái Đất vào giai đoạn năm 10.950 TCN, tương đương với hàng ngàn quả bom hạt nhân đồng thời phát nổ. Một nghiên cứu độc lập khác đến từ Đại học Edinburgh, Scotland cũng đưa ra kết quả tương tự.

Vụ va chạm đã tạo ra động đất và sóng thần, gây ra thảm họa hủy diệt gần như hoàn toàn nhân loại thời bấy giờ. Khói bụi bốc lên từ vụ va chạm khiến cho bầu khí quyển đầy bụi, ngăn ánh áng mặt trời chiếu xuống Trái Đất làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột và gây ra thời kỳ băng hà Dryas trẻ kéo dài 1.300 năm. Điều này rất tương hợp với phát hiện ra các viên kim cương nano được khám phá bởi Đại học UCSB tại lớp vỏ Trái Đất tương ứng với kỷ Dryas trẻ được đề cập ở phần trên.

ngôi đền Göbekli Tepe sao chổi
Hình chạm khắc người đàn ông không đầu bên dưới góc cùng bên phải cột trụ đá Vulture Stone tại di chỉ Gobekli Tepe mô tả một thảm họa hủy diệt nhân loại gây ra bởi sao chổi (ảnh: Alistair Coombs)

Ngày nay, bộ lạc Ojibwa ở Canada vẫn thường lưu truyền câu chuyện về một “Ngôi sao đuôi dài trên bầu trời” đã văng ra khỏi không gian và đâm trúng Trái Đất. Có lẽ tổ tiên của họ chính là những người còn sót lại sau thảm họa sao băng đâm vào Trái Đất.

Bí mật về một nền văn minh tiền sử được tiết lộ

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện rằng đền Göbekli có tuổi đời khoảng 11.000 năm, tức là nó được xây dựng sau thảm họa sao chổi va vào Trái Đất gần 2.000 năm.

Hình khắc vị trí của các chòm sao trên các cột đá Vulture Stone mô tả thảm họa sao chổi và các cột đá khác được tìm thấy tại đền thờ này khẳng định hiểu biết về thiên văn và trình độ kỹ thuật chế tác đá của những người xây lên ngôi đền, là ở mức độ rất cao.

>> Kailasa – Ngôi đền cổ Ấn Độ được đẽo ra từ một quả núi (video)

lo khoan da Gobekli image
Một lỗ khoan đá được tìm thấy tại đền Göbekli khẳng định kỹ thuật chế tác đá rất cao của những người xây dựng đền (ảnh: andrewcollins)
ngôi đền Göbekli Tepe sao chổi
Các lỗ khoan đá khác được tìm thấy tại đền Göbekli cũng khẳng định kỹ thuật chế tác đá rất cao của những người xây dựng đền (ảnh:andrewcollins)

Nhưng câu hỏi đặt ra là sau khi xảy ra thạm họa sao chổi lao vào Trái Đất hủy diệt hầu hết nhân loại, làm xuất hiện kỷ băng hà kéo dài khoàng 1.300 năm ở diện rộng trên khắp thế giới, trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, làm sao những người tiền sử có thể phát triển nhanh đến thế? Câu trả lời là những người xây dựng đền Göbekli Tepe đã sử dụng những kiến thức mà con người có được trước khi thảm họa xảy ra, nghĩa là trước xảy ra thảm họa, con người của nền văn minh tiền sử đó đã có trình độ phát triển rất cao.

Theo thuyết tiến hóa của Darwin, cách đây 13.000 năm nhân loại vẫn ở trong hang, sống bằng săn bắt và hái lượm, chưa có chữ viết chưa có nền văn minh. Nhưng rõ ràng những phát hiện tại Göbekli đã tạt một gáo nước lạnh vào thuyết tiến hóa của Darwin.

Không chỉ tồn tại chỉ một nền văn minh tiền sử

Điều thú vị khác là cũng tại Thổ Nhĩ Kỳ, tại ngọn núi Ararat, cách đền Göbekli khoảng 563 km, năm 1987, các nhà khảo cổ đã có một phát hiện chấn động khác, đó là tìm ra con tàu Noah huyền thoại trong lịch sử.

Con tàu Noah được cho là đã cứu gia đình người đàn ông có tên Noah khỏi trận đại hồng thủy hủy diệt nhân loại 5.000 năm trước.

ngôi đền Göbekli Tepe sao chổi
Di chỉ khảo cổ được xác định là con tàu Noah hóa thạch trên đỉnh núi Ararat, Thổ Nhĩ Kỳ

Với các di chỉ khảo cổ tại đền Göbekli Tepe và con tàu Noah, chúng ta có thể hình dung rằng khoảng 13.000 năm trước, trên thế giới đã từng tồn tại một nền văn minh rất phát triển của con người, nền văn minh này bị hủy diệt bởi thảm họa sao chổi lao vào Trái Đất. Những người sống sót sau thảm họa sao chổi đã xây dựng một nền văn minh mới, và nền văn minh mới đó cũng chỉ tồn tại khoảng 5.000 năm và bị hủy diệt bởi sóng thần cách đây 5.000 năm.

Không chỉ có 2 nền văn minh này, các di chỉ khảo cổ khắp nơi trên thế giới nhiều năm qua cũng tìm ra các dấu tích của các nền văn minh khác cách chúng ta hiện nay hàng chục ngàn năm, thậm trí hàng triệu năm.

chiec binh bac Dorchester image
Chiếc bình hợp kim bạc được tìm thấy trong khối đá hàng triệu năm tuổi ở Dorchester, Massachusetts, Mỹ. (ảnh: Wikimedia)

Những phát hiện mới về khảo cổ đang ngày càng khiến chúng ta phải đặt câu hỏi nghiêm túc hơn về nguồn gốc của con người, về sự tồn tại và phát triển của các nền văn minh cổ đại.

Thiện Tâm tổng hợp