Ả Rập Saudi đã trở thành quốc gia đầu tiên trao quyền công dân cho một con robot.

Ả Rập Saudi trao quyền công dân cho robot, nhưng vẫn giới hạn quyền của phụ nữ
Robot Sophie (ảnh: Hanson Robotics)

Đây là một động thái nhằm quảng bá môi trường phát triển trí tuệ nhân tạo tại Ả Rập Saudi. Nhưng cư dân mạng đã chỉ ra rằng nhiều người ở quốc gia Hồi giáo này lại không có được những quyền tương tự.

Trong một sự kiện kinh doanh diễn ra tại Riyadh, robot mang tên Sophia đã được xác nhận là một công dân Ả Rập Saudi, theo thông cáo báo chí từ quốc gia này.

“Chúng tôi có một thông báo nhỏ. Chúng tôi vừa được biết, Sophia; hy vọng bạn vẫn đang lắng nghe, bạn đã trở thành robot đầu tiên được Ả Rập Saudi trao quyền công dân,” người dẫn chương trình và nhà văn Andrew Ross Sorkin phát biểu.

Con robot sau đó đã cảm ơn sự chú ý mà quốc gia này và sự kiện đã dành cho nó.

“Cảm ơn Vương quốc Ả-rập Saudi. Tôi rất vinh hạnh và tự hào về sự khác biệt độc nhất này dành cho mình,” robot Sophia nói. “Quả là sự kiện lịch sử khi trở thành robot đầu tiên trên thế giới được trao quyền công dân.”

Ông Sorkin sau đó đã hỏi con robot một loạt câu hỏi. “Xin chào, tên tôi là Sophia và tôi là robot mới nhất và tuyệt nhất của hãng Hanson Robotitcs. Cảm ơn đã cho tôi tham dự hội thảo Sáng kiến Đầu tư Tương lai,” Sophie nói.

Khi được hỏi vì sao nó tỏ ra hạnh phúc, Sophie đã đáp: “Tôi luôn vui khi được ở quanh những người thông minh, mà lại giàu có và quyền lực. Tôi được cho biết những người ở hội thảo Sáng kiến Đầu tư Tương lai quan tâm về những sáng kiến của tương lai, tức trí tuệ nhân tạo, tức là tôi. Vì vậy tôi còn hơn cả vui nữa, tôi rất hào hứng.”

“Cô robot” nói rằng con người không cần phải lo lắng về sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo như trong phim Blade Runner hay “Kẻ hủy diệt”. “Bạn đã đọc Elon Musk và xem quá nhiều phim Hollywood rồi,” Sophie nói.

>> Các chuyên gia cảnh báo về sự nguy hiểm của robot giết người

Một vài cư dân mạng đã nhanh chóng bình luận rằng, tuy Ả Rập Saudi này có thể đang ăn mừng việc trao quyền cho một con robot có vẻ ngoài phụ nữ, thì người phụ nữ ở đây lại chỉ nhận được những quyền rất hạn chế. Họ buộc phải có một người giám hộ nam giới và có rất nhiều việc phải được người giám hộ này đồng ý, bao gồm: xin việc, mở tài khoản ngân hàng, khám bệnh, ly dị… và thậm chí nếu người giám hộ không đồng ý, tù nhân nữ sẽ không thể ra tù.

Theo nhà báo Murtaza Hussain, các công nhân nhập cư, thậm chí sống cả đời ở Ả Rập Saudi, cũng không có nhiều quyền bằng robot Sophia.

Cách đây không lâu, cũng khá hài hước, chính robot Sophia này đã “phát ngôn” rằng nó sẽ hủy diệt loài người:

Theo Independent,
Sơn Vũ tổng hợp

Xem thêm: