Sân vận động dành cho các sự kiện lớn như World Cup phải mất hàng tỷ đô la để xây dựng, nhưng sau đó lại không dùng đến. Nhằm chuẩn bị cho World Cup 2022 sắp diễn ra, nước chủ nhà Quatar đã tiết lộ thông tin về thiết kế sơ bộ của một sân vận động có thể tháo lắp để giải quyết vấn đề nêu trên.

Qatar: Sân vận động làm từ container đầu tiên trên thế giới
(ảnh: Fenwick Iribarren Architects)

Sân vận động mang tên Ras Abu Aboud Stadium được thiết kế bởi kiến trúc sư Fenwick Iribarren của Tây Ban Nha. Sân vận động này được ghép từ các container. Vì ở gần cảng Doha nên cũng có thể dùng tàu để vận chuyển các thùng này tới và đi dễ dàng hơn.

Mỗi container này có thể chứa nội thất như: chỗ ngồi di động, quầy bar và nhà vệ sinh. Như vậy người ta có thể tháo dỡ và di dời sân vận động này đi nơi khác sau khi giải đấu kết thúc, ví dụ như để tổ chức một giải đấu World Cup khác chẳng hạn, hoặc cũng có thể được chia ra để làm các sân vận động nhỏ hơn.

Qatar: Sân vận động làm từ container đầu tiên trên thế giới
(ảnh: Fenwick Iribarren Architects)
Qatar: Sân vận động làm từ container đầu tiên trên thế giới
(ảnh: Fenwick Iribarren Architects)

Nhìn tổng thể, sân vận động này có thể chứa 40.000 chỗ ngồi và dự định sẽ hoàn thành vào năm 2020. Nhà tổ chức hi vọng nó có thể trở thành hình mẫu cho các thiết kế sân vận động tương lai.

Người ta rất hài lòng với cách thiết kế này vì có thể được tháo lắp và di dời hoàn toàn sang một địa điểm mới, hoặc chia nhỏ thành các công trình dành cho văn hóa và thể thao. Đây có thể sẽ là cách thiết kế sân vận động cho các sự kiện lớn trong tương lai.

>> Dùng thuật toán để thiết kế nhà hát, người Đức tạo nên một công trình choáng ngợp

Qatar: Sân vận động làm từ container đầu tiên trên thế giới
(ảnh: Fenwick Iribarren Architects)
Qatar: Sân vận động làm từ container đầu tiên trên thế giới
(ảnh: Fenwick Iribarren Architects)

Theo archdaily, sân vận động này được xây trên một khu đất với diện tích 450.000 m2. Nó sẽ cần ít nguyên liệu hơn, xả ra ít rác thải hơn so với cách xây dựng truyền thống. Đặc biệt là nó rút ngắn thời gian xây dựng xuống chỉ còn 3 năm.

Công trình này có thể sẽ giành được chứng chỉ môi trường 4 sao của Global Sustainability Assessment System (GSAS) . Chứng chỉ này không chỉ đánh giá về mặt thiết kế và quá trình xây dựng xem có thân thiện với môi trường hay không, mà còn đánh giá cả quá trình vận hành.

Video mô tả cách người ta lắp ráp và tháo dỡ sân vận động:

Theo NewAtlas,
Thành Đô tổng hợp