Khi chúng ta lấp kín bầu trời bằng ánh đèn nhân tạo và làm lu mờ các vì sao lấp lánh, thực chất chúng ta đã quên mất vị trí của bản thân trong vũ trụ này. Đây là nhận xét của Harun Mehmedinovic – nhiếp ảnh gia kiêm nhà làm phim từng đoạt nhiều giải thưởng.

Bầu trời đêm trên vách núi đá Vermilion Cliffs National Monument ở bang Arizona, Mỹ. (Ảnh: Harun Mehmedinovic và Gavin Heffernan/SKYGLOW)
Bầu trời đêm trên vách núi đá Vermilion Cliffs National Monument ở bang Arizona, Mỹ. (Ảnh: Harun Mehmedinovic và Gavin Heffernan/SKYGLOW)

Mehmedinovic du ngoạn đến các khu bảo tồn bầu trời đêm (dark-sky preserve – khu vực không có ánh sáng nhân tạo) tinh khôi nhất của Mỹ để ghi lại những hình ảnh kỳ thú. Anh giúp cho đại bộ phận người dân nước này, mà rất nhiều người trong họ không thể quan sát bầu trời đêm tự nhiên từ nhà và chưa bao giờ có cơ hội quan sát Dải Ngân Hà, biết được họ đã bở lỡ điều gì.

“Thiên nhiên khiến chúng ta nhận ra chúng ta nhỏ bé thế nào và thời gian của chúng ta trên Trái Đất ngắn ngủi đến đâu. Nó buộc chúng ta phải cúi đầu khiêm tốn hơn”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Mehmedinovic dành phần lớn thời gian ở những vùng đất đẹp nhất nước Mỹ, trải nghiệm thế giới theo cách của tổ tiên chúng ta.

Xem thêm: Yếu mềm mà vẫn bất bại: Tư tưởng của Lão Tử về nước

“Chúng ta đang thiếu vắng một góc nhìn”, ông nói, khi đề cập đến đời sống thành thị và kể cả nông thôn, vốn được bao bọc trong một quang cảnh do chính chúng ta tạo dựng. Thay vào đó, nếu chúng ta ở giữa những vì sao và một quang cảnh hình thành qua hàng triệu năm, chúng ta trở nên rất nhỏ bé. Nhưng cảm giác khi đó rất tuyệt, chứ không phải tệ, ông cho hay.

Và khi đó, các vấn đề của người ta cũng sẽ trở nên nhỏ. “Hòa mình vào thiên nhiên cho bạn cái cảm nhận tâm linh, khiến bạn hiểu rằng không có gì là quá tệ. Theo một cách nào đó nó như thể đang nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta vậy”, ông nói.

“Thiên nhiên làm chúng ta khiêm tốn hơn” — Harun Mehmedinovic, nhà làm phim

Bầu trời đêm ở bang New Mexico. (Ảnh: Harun Mehmedinovic và Gavin Heffernan/SKYGLOW)
Bầu trời đêm ở bang New Mexico. (Ảnh: Harun Mehmedinovic và Gavin Heffernan/SKYGLOW)

Trong đời sống hiện đại, chúng ta nghĩ đã đạt được những thành tựu giúp chúng ta có thêm thời gian và sự tiện nghi, ông nói, nhưng chúng ta gần như lại đã cho phép bản thân chìm đắm suy nghĩ trong những vấn đề rối bời của cuộc sống thường nhật, từ đó cắt đứt bản thân khỏi sự bình an khi kết nối với thiên nhiên mà tổ tiên chúng ta từng tận hưởng.

Ông từng sống ở đô thị sầm uất Los Angeles trước khi di cư đến một thị trấn nhỏ bên cạnh. Cư dân thành phố này đã quá quen thuộc với đèn đường đô thị và lạ lẫm, xa cách với bầu trời đêm tự nhiên đến nỗi, khi một trận động đất làm hỏng hệ thống điện thành phố vào năm 1994, rất nhiều người đã gọi cảnh sát để báo cáo một đám mây kỳ lạ óng ánh sắc bạc trên bầu trời. Đám mây đó chỉ là Dải Ngân hà.

Là một nhiếp ảnh gia và nhà làm phim, việc tìm kiếm một góc nhìn để chia sẻ với người khác là một kỹ năng tự nhiên đối với Mehmedinovic. Hầu hết các bộ phim của ông đã được phát sóng trên kênh BBC Earth, các bức ảnh của ông được đăng trên tạp chí uy tín National Geographic cùng các ấn phẩm khác. Ông cũng từng có một buổi diễn thuyết tại TED Talk. Cuối năm nay, công trình của ông sẽ được xuất bản trong một cuốn sách và loạt DVD với tiêu đề “SKYGLOW,” một dự án gọi vốn cộng đồng (crowdfunding) nhằm nâng cao nhận thức về vấn nạn ô nhiễm ánh sáng.

Cơn mưa sao băng trên đại vực Grand Canyon, Mỹ. (Ảnh: Harun Mehmedinovic và Gavin Heffernan/SKYGLOW)
Cơn mưa sao băng trên đại vực Grand Canyon, Mỹ. (Ảnh: Harun Mehmedinovic và Gavin Heffernan/SKYGLOW)

Tác hại của ô nhiễm ánh sáng

Về mặt kỹ thuật, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ không công nhận ánh sáng là một chất gây ô nhiễm bởi vì nó không có khối lượng. Nhưng nếu chúng ta nhìn nhận nó theo kiểu một loại vật chất lan tỏa trong môi trường tự nhiên, thì đây sẽ là một trong những chất gây ô nhiễm thường gặp nhất trên thế giới.

Tuy ô nhiễm ánh sáng có một số ảnh hưởng vật lý nghiêm trọng đến người và động vật hoang dã, bởi nó cản trở các quá trình và nhịp điệu sinh học tự nhiên trong cơ thể, nhưng có lẽ tác động tiêu cực lớn nhất của nó là đối với tâm hồn.

Trong cuốn Critique of Practical Reason (Bàn về suy luận mang tính thực tiễn) vào năm 1788, triết gia Immanuel Kant đã viết:

“Có hai điều làm tâm trí tôi càng suy nghĩ nhiều càng choáng ngợp hơn trong sự ngưỡng mộ và kinh sợ không ngừng: Bầu trời đầy sao phía trên tôi, và nguyên tắc luân lý bên trong tôi. … Tôi thực sự nhìn thấy hai điều này trước mắt, và trực tiếp liên hệ chúng với ý thức về sự tồn tại của bản thân”.

Xem thêm: Phong thủy tốt nhất cho cuộc đời bạn – Kỳ II: Thiện niệm cải biến sức khỏe kỳ diệu

Mehmedinovic nhắc đến lời cảnh báo từ những người bạn bản địa Navajo. Theo quan niệm truyền thống của họ, chúng ta đang sống trong thế giới thứ 5. Bốn thế giới trước đó đã bị lụi tàn khi con người trở nên quá tham lam và kiêu ngạo, và chỉ có một nhóm nhỏ người sống sót rồi tiến nhập sang thế giới tiếp theo. Chúng ta đang hướng đến thế giới thứ 6, và điều duy nhất chúng ta có thể làm là khiến sự chuyển tiếp này bớt phần đau khổ.

“Chúng ta đã đánh mất sự tôn kính nên phải có, và tôi nghĩ sẽ có một sự trừng phạt cho điều này”, ông nói. “Tôi nói điều này trong vai trò một người không theo tôn giáo. Nhưng có thứ gì đó trong thế giới tự nhiên đang hướng tới việc giải quyết nó, [ổn định lại tất cả]”.

Xem thêm: Những công trình đá không nói dối về các nền văn minh cổ đại tiên tiến

Bầu trời đêm trên Vườn Quốc gia Bryce Canyon ở bang Utah, Mỹ. (Ảnh: Harun Mehmedinovic và Gavin Heffernan/SKYGLOW)
Bầu trời đêm trên Vườn Quốc gia Bryce Canyon ở bang Utah, Mỹ. (Ảnh: Harun Mehmedinovic và Gavin Heffernan/SKYGLOW)

Tác giả: Tara MacIsaac
Việt Anh biên dịch