Khoa học đã chứng minh, những người lương thiện, thích giúp đỡ người khác có đời sống hạnh phúc và tuổi thọ lâu hơn. Những người trong tâm chứa đầy oán hận, làm việc ác thì dễ sinh các bệnh tật và “ra đi” sớm hơn. Điều này đã minh chứng cho câu nói “thiện ác hữu báo” thật sự tồn tại.

thien ac huu bao image
(Ảnh: Shutterstock)

Người xưa tin rằng làm việc ác thì sớm hay muộn cũng sẽ bị trừng phạt. Nhiều nghiên cứu ngày nay cũng đã xác nhận rằng thiện và ác thật sự có ảnh hưởng đến cơ thể và làm những việc tốt có thể kéo dài tuổi thọ của một người.

Trong một nghiên cứu về mối quan hệ xã hội và nguy cơ tử vong, các nhà nghiên cứu Mỹ nhận thấy rằng, một người hay giúp đỡ và sống hòa hợp với người khác chắc chắn có tuổi thọ lâu hơn. Mặt khác, một người độc ác và đối xử không tốt với mọi người có tỷ lệ tử vong cao hơn gấp 1,5 đến 2 lần so với người bình thường. Chủng tộc, mức thu nhập và mức độ rèn luyện thể thao không ảnh hưởng đến kết luận chung này.

Tuổi thọ con người có thể ảnh hưởng bởi hành động thiện – ác

Đại học Yale và Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu trong 9 năm liên tục từ năm 1965 bằng cách theo dõi ngẫu nhiên 6.928 cư dân ở Quận Alameda, California đi đến kết luận rằng thiện và ác có ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.

Những người tốt thường hay giúp đỡ người khác, điều này có thể khơi dậy lòng biết ơn đối với họ, đem đến sự ấm áp trong tâm hồn, giảm bớt lo lắng và có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể. Những người đối xử với người khác như kẻ thù thường dễ bị kích động và trở nên hung dữ, làm cho huyết áp tăng lên. Một người tham nhũng, nhận hối lộ, và phạm tội trộm cắp thường cảm thấy tội lỗi và dễ bị mất ngủ. Những yếu tố này kết hợp có thể khiến tuổi thọ của những người này ngắn hơn người bình thường.

Tâm trạng xấu tạo ra độc tố trong máu

Theo một tạp chí của Mỹ, suy nghĩ xấu giải phóng các hóa chất độc hại trong cơ thể, tăng lên tới 1200 lần, có thể gây hại cho các cơ quan như gan của chúng ta.

Một nghiên cứu chung của Đại học Cardiff, Đại học Cambridge ở Anh, Đại học Texas ở Mỹ đã phân tích số liệu của Chương trình Nghiên cứu về Phát triển tội phạm của Viện nghiên cứu Tội phạm học, Đại học Cambridge đối với 411 bé trai 8 tuổi người da trắng thuộc tầng lớp lao động được lựa chọn ngẫu nhiên trong 40 năm (1961-2001) đến khi họ 48 tuổi.

Dữ liệu cho thấy nếu các thanh nhiên ngừng phạm tội ở tuổi 18 hoặc 19, sức khỏe của họ sau đó không bị tác động xấu. Nhưng nếu những người đàn ông tiếp tục chìm sâu trong cuộc đời tội phạm, họ có khả năng phải nhập viện cao hơn gấp 4 lần và khả năng bị tàn tật cao hơn gấp 13 lần so với những người không phạm tội ở độ tuổi 40. Vi phạm luật pháp cũng ảnh hưởng đến cơ hội sống sót của họ: trong 17 người đã chết, có tới 13 người từng có tiền án.

Một bài báo đăng trên trang web của Hiệp hội tâm lý Hoa Kỳ cho thấy những người hay có thái độ tức giận và thù địch với người khác thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp và thậm chí là tử vong cao hơn những người bình thường khác.

Sự chuyển đổi năng lượng giữa cho và nhận

Cách đơn giản để xử lý những suy nghĩ tiêu cực
Thiện – ác không chỉ là hành động, nó còn nằm ở các suy nghĩ của con người (Ảnh: Shutterstock)

Giáo sư Stephen Garrard Post, người giảng dạy tại Đại học Case Western Reserve cùng tiểu thuyết gia Jill Neimark đã nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa cho và nhận dựa trên quan điểm của khoa học và y học hiện đại.

Họ đã tạo ra một thang đo để theo dõi những người sẵn sàng cho đi, xác định những điều họ nhận được, thống kê vật lý và phân tích sinh lý để tìm ra hiệu quả y tế của việc cho đi và đưa ra “chỉ số hạnh phúc”.

Điều này được trình bày trong cuốn sách Vì sao điều tốt xuất hiện với người tốt (Why good things happen to good people) của Giáo sư Stephen và tác giả Jill Neimark.

good thing good people 2 image

Cuốn sách cho thấy rằng làm việc thiện có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe. Khả năng phán đoán xã hội, cảm xúc và tâm lý đều được cải thiện. Về mặt thể chất, một nụ cười ngọt ngào, cũng như một biểu hiện thân thiện và hài hước, có thể tạo ra sự gia tăng của globulin miễn dịch trong nước bọt.

Sau khi kết hợp hơn 100 kết quả nghiên cứu từ hơn 40 trường đại học lớn của Hoa Kỳ, cùng với dữ liệu theo dõi dài, họ đã đưa ra kết luận đáng ngạc nhiên rằng có một sự chuyển đổi năng lượng giữa cho và nhận. Trong khi một người đang cho đi, năng lượng “phần thưởng” sẽ được trả lại cho người này dưới nhiều hình thức khác nhau và trong hầu hết các trường hợp, người đó không biết rằng điều này đã xảy ra.

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một hiện tượng trong lĩnh vực hóa học thần kinh. Khi con người có những suy nghĩ tốt và tích cực, cơ thể họ sẽ tiết ra các chất truyền dẫn thần kinh có thể làm cho các tế bào khỏe mạnh và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Ở phía đối diện, khi con người có ý định xấu xa và suy nghĩ tiêu cực, hệ thống tiêu cực bị kích thích, hệ thống tích cực bị triệt tiêu và sự công chính trong các chức năng cơ thể bị phá hủy.

>> Học cách ‘tôn trọng tế bào’, đảo ngược bệnh nan y

Lòng tốt từ bên trong có thể tránh được bất hạnh

Rõ ràng, các nghiên cứu khoa học đã xác nhận việc người xưa tin rằng thiện ác hữu báo không phải là phi logic, mà là một đạo lý cơ bản của thời đó và là cách người xưa nhìn nhận cuộc sống.

Ở một khía cạnh cao hơn, khoa học nhân thể cho rằng mọi hành động của mỗi người đều được lưu lại trong các dòng vật chất thời gian, hay gọi nôm na là “video của vũ trụ”. Một người làm việc tốt có thể tích đức – vốn là một loại vật chất màu trắng, còn làm điều xấu sẽ nhận phải vật chất màu đen là “nghiệp lực”, vốn là các vật chất tồn tại ở không gian khác. Hai loạt vật chất đức và nghiệp lực sẽ quyết định phúc phận của họ trong tương lai (xem bài Vì sao cần “tích đức”? Giải thích bằng khoa học nhân thể).

Các cá nhân có nhiều vật chất đức sẽ được nhiều hạnh phúc, mạnh khỏe, giàu có, thành công, những thứ tà ác không dám đến gần… Còn người có nhiều vật chất nghiệp lực sẽ gặp nhiều khó khăn, khổ nạn, nghèo đói, bệnh tật, bất hạnh….

Một đất nước, một xã hội có đạo đức, đồng nghĩa với việc đất nước đó, xã hội đó sẽ giàu có và hạnh phúc. Một xã hội không coi trọng đạo đức thì đạo đức sẽ tuột dốc, nghiệp lực sẽ tích tụ lớn, con người trong xã hội đó rồi sẽ bị tha hóa và điểm đến cuối cùng sẽ là diệt vong.

Theo Visiontimes, Hồng Liên/TH biên dịch, Thiện Tâm hiệu đính