Dưới đây là cuộc trò chuyện về thuyết tiến hóa, biến dị, chọn lọc tự nhiên và thuyết sáng tạo giữa Don Batten với Tiến sĩ John Sanford – người phát minh ra “súng gen”.

Tiến sĩ di truyền thực vật học John Sanford bắt đầu công việc nghiên cứu khoa học tại Đại học Cornell, Hoa Kỳ từ năm 1980. Ông là người đồng phát minh phương pháp “súng gen” để chuyển đổi gen cây trồng. Kỹ thuật này đã tạo nên những ảnh hưởng lớn trong ngành nông nghiệp trên thế giới.

Portrait John Sanford copy
TS. Sanford (mùa thu 2014, ảnh: FMSResearcher)

Tiến sĩ Sanford chia sẻ:

“Là một phó giáo sư mới, tôi chịu trách nhiệm nâng cao năng suất cây trồng. Tôi làm việc trong lĩnh vực nhân giống các loại cây ăn quả và trở nên rất quen thuộc với khả năng của việc lựa chọn giống gen. Tôi cũng hiểu về những giới hạn của các thay đổi thông qua việc chọn giống. Tôi sớm tham gia vào việc nghiên cứu biến đổi gen cây trồng. Lúc đó có vô số gen xem ra có vẻ hữu dụng trong cây trồng, nhưng không có phương pháp nào để nạp những gen đó vào bộ gen của cây. Vào thời điểm đó không có ‘kỹ thuật biến đổi’ nào là khả thi.”

“Tôi khảo sát nhiều cách thức nạp gen trước khi đồng nghiệp Ed Wolf (cũng ở Cornell) và tôi nghĩ ra ý tưởng bắn DNA vào tế bào, bằng cách thâm nhập qua tường và màng tế bào. Trong bảy năm, khái niệm ‘súng gen’ đã đi từ một ý tưởng khôi hài và ‘điên khùng’ thành một hệ thống cung cấp gen hiệu quả. Hầu hết mọi giống biến đổi gen đầu tiên đều được biến đổi bằng súng gen – đặc biệt là bắp và đậu nành. Một phần lớn các giống biến đổi gen bây giờ đều được biến đổi di truyền bằng phương pháp bắn gen của chúng tôi.

Súng gen chỉ là một trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu của tôi. Nhưng công trình nghiên cứu này đã mở các cửa cho tôi – đem lại sự công nhận và nguồn tài chính. Tôi xem thành công của súng gen là một phước lành đặc biệt để mở đường cho công việc hiện giờ của tôi – điều mà tôi cho là quan trọng hơn nhiều”.

>> Cái nhìn toàn cảnh: Thực phẩm biến đổi gen rốt cuộc tốt hay xấu?

Sự thay đổi trong nhận thức về tiến hóa

thuyet tien hoa
(ảnh qua wow.com)

Từng là một người theo thuyết tiến hóa nhưng rồi thay đổi ý kiến của mình

“Tôi từng hoàn toàn tin theo thuyết tiến hóa. Nó là tôn giáo của tôi; là lăng kính mà tôi nhìn mọi thứ, nó là hệ thống giá trị và lẽ sống của tôi. Sau đó, tôi tin vào “Đức Chúa Trời”, nhưng điều này cũng không thay đổi nhiều trong quan điểm của tôi về nguồn gốc các loài. Tuy nhiên, về sau, khi tôi bắt đầu có được trải nghiệm riêng về Chúa Jesus và thuận phục Ngài, tôi bắt đầu được thay đổi một cách cơ bản – trong mọi phương diện. Nó bao gồm cách suy nghĩ của tôi, và cách tôi nhìn khoa học và lịch sử.

Tôi không nói rằng khoa học dẫn dắt tôi đến với Chúa (đó là trải nghiệm của một số người). Đúng hơn thì tôi cho rằng Chúa Jesus đã mở khai thị cho tôi về Tạo Hóa của Ngài – tôi vốn từ đã “mù”, và dần dần có thể “thấy”. Sự việc nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là một quá trình chậm và đau đớn.  Hiện tại tôi vẫn chỉ “thấy qua gương một cách mập mờ” (1 Corinthians 13:12). Nhưng tôi thấy được hơn nhiều so với trước đây.

Ở mức độ cá nhân, đó là thời điểm thức tỉnh tâm linh, nhưng về công việc tôi vẫn giữ niềm tin của mình “trong ngăn tủ”. Tôi không cảm thấy tôi có thể bảo vệ đức tin của mình trong môi trường hàn lâm. Vì vậy nên tôi cảm thấy cần phải tạm rời môi trường hàn lâm và viện khoa học bởi những căng thẳng trong vấn đề này và nguy cơ thù địch kinh khủng mà tôi cảm nhận được từ các đồng nghiệp hàn lâm của mình.

Tôi nghĩ môi trường hàn lâm rất thù địch với cả ý tưởng về một Đấng Tạo Hoá tồn tại và hoạt động, khiến cho một người Cơ Đốc thực sự gần như không thể cảm thấy cởi mở hay được chào đón. Tôi đã cần một khoảng cách với giới hàn lâm để giữ được những gì tôi tin và hiểu lý do tại sao tôi lại tin. Tôi cảm thấy giờ tôi đã trưởng thành tới một điểm mà tôi có thể vào lại viện hàn lâm (mà tôi không bị đuổi) và không phải thỏa hiệp những điều căn bản trong đức tin Cơ Đốc của mình.”

>> Tính toán di truyền học: Mất quá lâu để vượn người tiến hóa thành người

Thuyết tiến hóa có quan trọng đối với khoa học?

John chia sẻ suy nghĩ về tầm quan trọng của thuyết tiến hóa trong nghiên cứu sinh học.

cây biến đổi gen
Hầu như tất cả các giống cây biến đổi gen ban đầu được biến đổi bằng súng gen, đặc biệt là bắp và đậu nành  (ảnh: pngtree.com)

“Khoa học hàn lâm đã áp đặt thuyết tiến hóa một cách có hệ thống vào mọi khía cạnh của suy nghĩ con người. Trái lại với các suy nghĩ thông thường, thuyết tiến hóa không phải là tâm điểm của mọi hiểu biết của con người, mà đúng hơn là do một quá trình chủ yếu mang tính chính trị và tư tưởng. Kết quả là, trong môi trường trí thức hiện thời, bác bỏ thuyết tiến hóa giống như là bác bỏ chính khoa học vậy. Điều này hoàn toàn phi lý.”

“Một câu tiên đề thường được lập lại bởi các nhà sinh học là: ‘Chẳng hiểu được điều gì trong sinh học, nếu không có ánh sáng của sự tiến hóa.’ Ngược lại, không gì cách xa sự thật hơn thế! Tôi tin rằng ngoài suy nghĩ lý tưởng ra, sự thật hoàn toàn ngược lại: ‘Chẳng hiểu được điều gì trong sinh học, trừ khi có ánh sáng của sự thiết kế sáng tạo.’

Chúng ta không thể thực sự giải thích được một hệ thống sinh học tiến hóa bằng cách nào, nhưng chúng ta có thể nhận thấy bàn tay thiết kế sáng tạo tuyệt vời đằng sau gần như mọi thứ.

Tôi không thấy bất kỳ loại khoa học ứng dụng nào (khoa học máy tính, giao thông vận tải, y dược, nông nghiệp, kỹ thuật, v.v.) được hưởng lợi từ thuyết tiến hóa. Sự thật là thuyết tiến hóa được thêu dệt một cách hệ thống vào những bước tiến khoa học. Điều này phản ánh mức độ ảnh hưởng của chính trị với khoa học.”

Tiến hóa kiểu Darwin là bất khả thi

dna
(ảnh: Shutterstock)

John giải thích tại sao những đột biến – nền tảng của sự tiến hóa – lại không thể làm được việc này:

“Đột biến là những lỗi đánh máy sai trong bản hướng dẫn của tế bào. Đột biến phá hủy mã gen một cách hệ thống – như là đánh máy sai phá hủy những gì được viết vậy. Tuy cũng có những biến dị hiếm hoi là tốt (cũng như có những từ viết sai hiếm hoi là tốt), số biến dị xấu lớn hơn nhiều, chắc là một triệu lần. Vậy nên ngay cả khi cho một số biến dị tốt, hiệu quả thực của biến dị là vô cùng phá hoại. Càng nhiều biến dị, càng ít thông tin tốt trong mã. Đây là điều căn bản của quá trình đột biến.”

Liệu chọn lọc tự nhiên có giúp ích cho quá trình tiến hóa?

Tiến sĩ Stanford: “Việc chọn lọc là có ích. Nó loại bỏ những biến dị xấu nhất. Điều này làm chậm lại quá trình thoái hóa do đột biến.

Thêm nữa, rất hiếm khi một biến dị tốt đem lại đủ ảnh hưởng để được lựa chọn, rồi sẽ dẫn đến một số biến đổi thích nghi, hay một chút điều chỉnh tốt. Điều này cũng làm chậm lại quá trình thoái hóa. Nhưng việc chọn lọc chỉ loại bỏ được một phần rất nhỏ các biến dị xấu. Phần biến dị xấu lớn hơn nhiều và sẽ tích lũy không ngừng, nhưng rất khó nhận ra – vì hiệu ứng gây ra rất nhỏ, khó mà có thể gây ảnh hưởng đến sức sống của chúng. Mặt khác, hầu hết các biến dị tốt (khi chúng xảy ra) đều không bị ảnh hưởng bởi quá trình chọn lọc – vì ảnh hưởng của chúng trên sự tăng trưởng sinh học là không đáng kể.

‘Vậy hầu hết các biến dị tốt đều không được lựa chọn và bị mất – ngay cả khi có sự chọn lọc gay gắt. Điều này đặt ra câu hỏi – vì hầu hết các nucleotide mang thông tin (các DNA) đều đóng góp vô cùng nhỏ cho bộ gen – làm sao chúng đến được đó, và làm sao chúng tồn tại ở đó qua thời gian?

Việc chọn lọc làm giảm quá trình thoái hóa do biến dị, nhưng nó không hề ngăn chặn quá trình này. Vậy nên ngay cả khi có sự chọn lọc gắt gao, quá trình tiến hóa đang đi sai đường – đến sự tuyệt chủng!”

Cuốn sách Sự bất bảo toàn của gen và bí mật của bộ mã gen (Genetic Entropy and the Mystery of the Genome) mà John Sanford là tác giả.

“Quyển sách gần đây của tôi là kết quả của nhiều năm tập trung nghiên cứu. Nó bao gồm việc đánh giá lại hoàn toàn mọi điều tôi nghĩ tôi đã biết về thuyết tiến hóa gen. Nó xem xét một cách hệ thống mọi vấn đề của thuyết tân Darwin kinh điển (neo-Darwin). Kết quả sau cùng là thuyết tân Darwin thất bại ở mọi cấp độ. Nó thất bại vì:

  1. Biến dị xuất hiện nhanh hơn khả năng loại bỏ của quá trình chọn lọc;
  2. Biến dị phần lớn quá khó thấy và không thể ‘chọn lọc’;
  3. “Sự nhiễu sinh học” và “kẻ may mắn nhất tồn tại” (chứ không phải kẻ mạnh nhất) chiếm lĩnh quá trình chọn lọc;
  4. Các gen biến dị xấu gắn liền với các gen biến dị tốt, vậy nên chúng không thể bị tách rời khi thừa kế (để loại bỏ cái xấu và giữ cái tốt). Kết quả là mọi bộ gen phải bị thoái hóa. Đây chính xác là điều chúng ta có thể dự đoán trong quan điểm Kinh Thánh – với sự Sa Ngã – và nó cũng phù hợp với sự suy giảm tuổi thọ sau trận lụt Noah mà Kinh Thánh ghi chép.

>> Con người thời cổ đại thực sự có tuổi thọ hơn 200 năm?

Vấn đề bất bảo toàn của gen (mọi bộ gen đều dần thoái hóa) là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy sự sống và nhân loại phải còn mới. Sự không bảo toàn của gen cũng có thể là cơ cấu căn bản giải thích quá trình tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng trong quá khứ và hiện tại có thể được lý giải tốt nhất không phải dưới góc nhìn của thay đổi môi trường, mà dưới góc nhìn của việc tích lũy biến dị. Mọi điều này đều phù hợp với một khởi đầu màu nhiệm, một trái đất trẻ, và một trái đất đang hư nát – “Trời đất sẽ cũ đi như cái áo” (Hebrew 1:11). Chỉ có ngón tay của Đấng Sáng Tạo mới có thể làm mọi chuyện trở nên mới.

‘Mọi vấn đề của thuyết tiến hóa, được phác họa trong quyển “Sự bất bảo toàn của gen và bí mật bộ mã gen” giờ đã được chứng minh một cách chặt chẽ bằng mô phỏng số học. Chúng tôi làm điều này bằng “Viên kế toán của Mendel” (Mendel’s Accountant), chương trình phân tích hiện đại nhất cho các hệ thống gen. Năm nhà khoa học – John Baumgardner, Wes Brewer, Paul Gibson, Walter ReMine và tôi đã phát triển chương trình này. Chúng tôi đã báo cáo những phát hiện mới này trong hai báo cáo khoa học phi tôn giáo, và chúng sẽ được thảo luận trong quyển sách thứ hai, “Sự bất bảo toàn của gen và viên kế toán của Mendel”.

Genetic entropy and the mystery of the genome
Cuốn sách sách “Sự bất bảo toàn của gen và bí mật bộ mã gen” của John Standford khẳng định thuyết tiến hóa là một sai lầm (ảnh: amazon.com)

Tiềm năng lớn cho những nhà nghiên cứu thuyết sáng tạo:

“Có một nhu cầu cấp bách cần thêm nhiều nhà nghiên cứu theo thuyết sáng tạo. Cánh đồng rất tốt, nhưng người gặt thì ít (Matthew 9:37). Mặc dù có hàng ngàn nhà khoa học và kỹ sư tin vào thuyết sáng tạo, có rất ít nghiên cứu đang được thực hiện để gây tác động đủ lớn tới vấn đề sáng tạo.

Với kiểu cấp vốn tài chính như hiện nay, những giả định lý tưởng hóa cùng định kiến trong khoa học, các dự án nghiên cứu về nguồn gốc loài người sẽ tiếp tục đi vào con đường của thuyết tiến hóa Darwin. Rất cần những nhà khoa học thông minh với đầu óc độc lập để bơi ngược dòng, đánh giá tất cả những giả định của tư tưởng Darwin, và tự mình phân tích dữ liệu thô.

Như tôi đã tìm thấy “tiên đề chính” của thuyết tiến hóa (đột biến cộng với chọn lọc tự nhiên tạo ra chức năng sống cao hơn) được chứng minh là sai, vậy cũng sẽ có những giả định khác đang đợi để bị lật đổ.

Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đang nói ‘Ta sẽ sai ai đi?.’”

Dịch bởi Richard Huynh với sự cho phép của Creation.com
Thiện Tâm hiệu đính

>> Tính toán di truyền học: Mất quá lâu để vượn người tiến hóa thành người

>> Khủng long vẫn tồn tại 30.000 năm trước – câu hỏi lớn cho thuyết tiến hóa

Video: Nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại sư Lý Hồng Chí công bố bài viết ‘Vì sao có nhân loại’