Một nghiên cứu tại Pháp đã chỉ ra rằng tất cả các dụng cụ bằng sắt thời đồ đồng (Bronze Age), kể cả dao găm của vua Tutankhamun, đều có nguồn gốc từ bên ngoài Trái Đất.

dao gam tutankhamun image
Con dao găm vô cùng tinh xảo của vua Tutankhamun (ảnh: ĐH Pisa)

Các đồ vật bằng sắt thời đồ đồng có nguồn gốc từ vũ trụ

Theo kết quả phân tích tia X trên con dao găm của Vua Tutankhamun, thành phần sắt trong đó này được xác định là có nguồn gốc từ thiên thạch. Như vậy, vật liệu ngoài Trái Đất đã được sử dụng để tạo ra một trong những vũ khí tinh xảo nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, con dao huyền thoại của vua Tutankhamun thật ra không đặc biệt đến thế, bởi theo một nghiên cứu gần đây tại Pháp, hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) các dụng cụ bằng sắt thời đồ đồng cũng có nguồn gốc ngoài Trái Đất.

Nhà khoa học Albert Jambon thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) đã tiến hành các phân tích hóa học một số mẫu vật thời đồ đồng và kết luận rằng sắt được sử dụng trong thời kỳ này đều đến từ thiên thạch.

>> Trường năng lượng bí ẩn xung quanh các công trình cự thạch linh thiêng

Cùng với con dao găm của Vua Tutankhamun, ông Jambon cũng từng nghiên cứu vòng tay và gối đầu của vua Ai Cập vào 1350 năm trước Công nguyên, những chiếc rìu từ Syria và Trung Quốc có niên đại khoảng 1400 năm trước Công nguyên, một mặt dây chuyền ở Syria vào 2300 năm trước Công nguyên, một con dao găm được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ vào 2500 năm trước Công nguyên và hạt vòng được tìm thấy ở Gerzeh, Ai Cập có niên đại khoảng 3200 năm trước Công nguyên, thời điểm vừa bước vào thời đồ đồng.

thanh kiem co dai image
Kiếm và các món đồ khác thời đồ đồng ở bảo tàng Nationalmuseet (National Museum) ở Copenhagen, Đan Mạch. (ảnh: Simon Burchell/CC BY SA 3.0 )

Sáng tỏ về nguồn gốc của sắt thời đồ đồng

Đã có tranh cãi trong một thời gian dài trong giới khoa học về nguồn gốc của sắt thời đồ đồng, rằng nó có thể đến từ thiên thạch hoặc việc luyện kim. Nhiều chuyên gia nhận định rằng các công cụ sắt từ thời kỳ đó đã được tạo ra từ thiên thạch, trong trạng thái sẵn sàng khai thác ở trên bề mặt Trái Đất. Điều này dường như là đúng bởi nó có thể giải thích cho sự phổ biến của sắt trước thời điểm những kỹ thuật luyện kim tiên tiến phát triển. Tuy nhiên, họ đã không thể chứng minh kết luận nêu trên một cách khoa học cho đến gần đây.

Vì lý do đó, ông Jambon đã quyết định tiếp cận vấn đề này từ góc độ địa-hóa học, đo lường bằng máy quang phổ huỳnh quang tia X cầm tay, cho phép phân biệt được sắt trên Trái Đất với sắt từ ngoài Trái Đất mà không làm hư hại vật thể. Kết quả cho thấy, sắt thiên thạch thường chứa hàm lượng niken và coban cao hơn so với sắt từ Trái Đất. Một số vật thể từ sắt trong thời đồ đồng qua phân tích đều cho thấy chúng đã được tạo ra từ sắt thiên thạch, vì chúng có hàm lượng niken và coban cao tương tự như hàm lượng trong sắt thiên thạch.

thien thach hoba image
Thiên thạch Hoba là tảng thiên thạch lớn nhất được tìm thấy trên Trái Đất mà con người ghi nhận – khối sắt lớn nhất tồn tại trong tự nhiên trên Trái Đất. Được tìm thấy năm 1920, nó vẫn nằm yên đó từ khi rơi xuống Trái Đất hơn 80.000 năm trước. (ảnh: Public Domain)

Kỹ thuật luyện kim đã kết thúc của thời đại đồ đồng

Ông Jambon cũng giải thích rằng việc luyện kim đã bị quên lãng trong thời kỳ đồ sắt, khi mà nó đã trở nên phổ biến và mọi người dần quay sang làm việc với những khối đá bằng sắt có trên mặt đất bởi chúng có nhiều và dễ tìm hơn. Ngoài ra, Jambon cho rằng nghiên cứu khoa học mới đã góp phần xác định xem việc luyện kim xuất hiện lần đầu tiên là ở đâu và khi nào, qua đó đánh dấu một kỷ nguyên mới.

>>  Tảng thiên thạch tuyệt đẹp Fukang từ đâu tới?

Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các phương pháp phân tích để nghiên cứu chính xác việc sử dụng kim loại và công nghệ gia công kim loại trong những nền văn hóa trước kia của chúng ta.

thoi do dong image
Thợ đúc đồng khoảng 2000 năm trước Công nguyên, tranh của Paul Jenkins, khoảng năm 1980. (ảnh: bảo hàng quốc gia Wales )

Con dao găm quý báu của vua Tutankhamun

Một nhóm các nhà nghiên cứu trước đó đã khẳng định rằng sắt có trong con dao găm được tìm thấy trong ngôi mộ của vua Tutankhamun, cũng như một số hiện vật quý giá khác từ Ai Cập cổ đại, thực chất đều có nguồn gốc từ vũ trụ – được tạo ra từ thiên thạch.

lang mo tutankhamun image
1 góc nhỏ trong hàng ngàn món đồ tìm thấy trong lăng mộ vua Tutankhamun (ảnh: Public Domain)

Các nhà khảo cổ học đã rất hài lòng với khám phá này bởi họ từng nghĩ đến nhưng lại không thể chứng minh một cách khoa học trong nhiều thập niên rằng sắt được dùng trong những vương triều Ai Cập (New Kingdom Dynasties) và trước đó là đến từ thiên thạch. Họ kết luận rằng sắt thiên thạch trong lưỡi dao của Vua Tutankhamun là đến từ một trong những thiên thạch rơi xuống sa mạc.

Tuy nhiên, sau đó, họ nhận ra hiện vật này không quá khác biệt như họ nghĩ, khi mà dao găm của Vua Tutankhamun chỉ là một trong số các công cụ bằng sắt trong thời đại đó có nguồn gốc từ vũ trụ.