Bọ hơi cay (Bombardier) là loài côn trùng có cuộc sống khá yên bình nhờ khả năng phun ra các chất lỏng có độc gây kích ứng mỗi khi bị tấn công. Con người chúng ta cũng có cơ chế bảo vệ của riêng mình, nhưng chúng thường không hữu hiệu lắm.

ky nang lang nghe la nghe thuat giao tiep chuyen nghiep lang nghe mot cach can than image
(ảnh: thinkstock)

Có một cơ chế tự bảo vệ thường gây ra vấn đề, đó là xu hướng thích sự thoải mái. Đặc biệt, não bộ của chúng ta luôn có khả năng chắt lọc những thông tin ta quan tâm trong vô số thông tin hàng ngày, tuy nhiên, bản năng này có thể là trở ngại không nhỏ khi chúng ta vô tình bỏ qua những điều tích cực, ví dụ: một lời khuyên hữu ích.

Quả thật, tính cách phòng vệ là một rào cản lớn để tự cải thiện bản thân, theo Yoona Kang, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường Truyền thông và Báo chí Annenberg. Cụ thể, nghiên cứu mới đây của cô tập trung vào việc giúp cho mọi người có thể dễ dàng đón nhận khi người khác đề nghị họ hãy thay đổi hành vi. Kết quả nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

“Khi bạn nói với một người đang hút thuốc rằng điều đó có hại, thông điệp nhắn nhủ tới người đó ngụ ý là: những gì bạn đang làm là không tốt cho bạn đâu”, cô Kang cho hay. “Về cơ bản, mọi người thường muốn nghĩ tốt về bản thân mình, do đó, họ sẽ chống lại những mối đe dọa tới hình ảnh tích cực này.”

Theo nghiên cứu này, các biện pháp can thiệp của Kang là nhằm giúp mọi người bớt cô độc bằng cách duy trì một xu hướng nào đó, ví dụ: khuyến khích họ suy nghĩ về giá trị đạo đức của bản thân mình hoặc suy nghĩ thiện lương hơn. Kết quả thu được là rất đáng khích lệ, cho thấy khả năng áp dụng các biện pháp đơn giản này vào những lĩnh vực khác nhau của đời sống từ sức khỏe cộng đồng đến tài chính cá nhân.

Đáng chú ý, nghiên cứu cho thấy những người có khả năng đón nhận lời khuyên từ người khác thường luôn có xu hướng xem nhẹ cái tôi của bản thân.

cau nguyen 1 image
(ảnh: Pixabay)

“Xem nhẹ cái tôi không đồng nghĩa với việc hạ thấp giá trị của bản thân mình,” cô cho biết. “Người xem nhẹ cái tôi thường ít đề phòng hơn trong cuộc sống.”

Kang đã tiến hành thử nghiệm các biện pháp khác nhau với mục đích đưa đối tượng của mình vào “trạng thái siêu việt” (transcendent) – khi việc đề phòng của bản thân biến mất, qua đó họ có thể lắng nghe nhiều hơn những lời khuyên tốt từ người khác.

Biện pháp thứ nhất, gọi là tự khẳng định bản thân mình, theo đó các đối tượng được yêu cầu liệt kê ra những ưu điểm của mình và tính cách mà họ cho là nổi bật nhất. Biện pháp thứ hai là hướng họ đến những suy nghĩ lương thiện về người khác (về cơ bản là yêu cầu họ viết ra những điều tích cực để gửi cho bạn bè hoặc người lạ). Kết quả được so sánh với một nhóm đối chiếu.

>> Tướng do tâm sinh – Kỳ 2: Người thiện tâm có tướng mạo hiền lành, phúc hậu

Trong suốt tháng tiếp theo, các thành viên của mỗi nhóm nhận được tin nhắn với thông điệp về lương thiện sau đó là các tin nhắn nhắc nhở họ kiên trì thực hiện các biện pháp đã đề ra. Họ cũng được trang bị vòng đeo tay có khả năng theo dõi hoạt động thể chất thường ngày.

Kết quả thật bất ngờ, những người đọc tin nhắn lương thiện trước khi đọc các tin nhắn nhắc nhở rốt cuộc đã đi ra ngoài tương tác nhiều hơn. Kang cho rằng điều này xảy ra là bởi việc nghĩ cho người khác, hoặc suy nghĩ về những điều lớn lao hơn làm cho chúng ta quên đi bản thân mình, hơn thế nữa, giúp ngăn chặn cảm xúc phòng vệ khiến chúng ta bỏ qua những lời khuyên hữu ích.

“Mọi người đã làm những điều hết sức đặc biệt cho người mình yêu mến, những điều mà họ có thể không bao giờ làm cho bản thân,” Kang giải thích. “Không quá đáng khi nói rằng những thái độ vượt-trên-bản-thân này đã thực sự phát huy tác dụng mạnh mẽ. Tuy rằng đây là một ý tưởng đã có từ xa xưa, chúng tôi vẫn chưa biết chính xác nó hoạt động như thế nào và tại sao nó lại mạnh mẽ đến thế.”

Việc hướng con người ta đến suy nghĩ thiện lương đã cho thấy hiệu quả vượt trội. Có thể bạn sẽ cảm thấy thật sến khi làm những việc nhỏ như gửi cho cha mẹ hay anh chị em một tin nhắn “chúc ngày mới tốt lành!” vào buổi sáng; nhưng từng có một nghiên cứu của Đại học Texas ở Austin, Hoa Kỳ cho thấy bạn thực sự không cần phải tỏ ra ngại ngùng khi nói những điều tốt đẹp với người khác. Sự rụt rè này có thể ngăn cản chúng ta đón nhận những lợi ích tâm lý tuyệt vời kể trên.

>> Vì sao trẻ em Mỹ tự tin hơn trẻ em Việt Nam?

Quả thật, nếu chúng ta luôn đối xử tốt với người khác, nghĩ đến người khác trước tiên với trái tim thiện lương thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp biết bao!

Theo Inverse.com,
Phan Anh