Trong đoạn ghi âm cuộc họp (kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ) bị rò rỉ, CEO của Facebook, Mark Zuckerberg và các nhân viên của mình đã đề cập đến việc chống lại các nhà phê bình, đối thủ cạnh tranh và chính phủ Hoa Kỳ. Khi hỏi đáp với nhân viên, Mark Zuckerberg cũng thông báo cụ thể những sự kiện có tác động lớn đến Facebook.

mark zuckerberg facebook 2
CEO Facebook – Mark Zuckerberg (Ảnh: Shutterstock)

Tháng 7 là thời điểm không mấy tốt đẹp với gã khổng lồ công nghệ Facebook. Cụ thể, công ty này đã nộp khoản tiền phạt lên tới 5 tỷ USD cho Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) do các vụ bê bối vi phạm bảo mật riêng tư. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý 2/2019 mà Facebook công bố ngày 24/7 đã vượt qua kỳ vọng của giới đầu tư và khiến cho giá cổ phiếu tăng lên.

Dẫu vậy, tình hình nội bộ của công ty vẫn còn một bầu không khí lo ngại. Cụ thể, một số ứng cử viên tổng thống năm 2020, dẫn đầu là Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đã kêu gọi việc chia tách Facebook. Libra, một loại tiền ảo do Facebook tạo ra, đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ đến từ các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới, quan ngại rằng nó có thể gây ra sự bất ổn cho hệ thống tài chính toàn cầu.

Các nhân viên đã có những câu hỏi về chính bản thân ông Zuckerberg như: Tại sao vị CEO này lại liên tục từ chối yêu cầu điều trần từ các quốc gia châu Âu? Đồng thời nhân viên tỏ ra lo lắng khi tầm ảnh hưởng của Facebook đang ngày càng trở nên mờ nhạt so với các tập đoàn công nghệ khác trên thế giới.

Những câu hỏi trên đã được đưa ra tại hai cuộc họp nội bộ với nhân viên vào hồi tháng 7/2019. Trang The Verge (Hoa Kỳ) mới đây đã công bố bản ghi âm các cuộc họp này, bao gồm những phiên hỏi đáp giữa Zuckerberg và các nhân viên của ông. Theo đó, ông đã có những chia sẻ thẳng thắn về một số vấn đề mà công ty đang phải đối mặt, rất khác biệt với cách nói “lạnh băng” và cầm chừng mà ông thể hiện trong cuộc điều trần trước công chúng.

>> Zuckerberg điều trần tại Thượng viện: Nhận lỗi, hứa thay đổi, giải thích chính sách mới

Đối với việc chia tách Facebook

Ông Zuckerberg tỏ ra không hài lòng về việc chia tách các công ty công nghệ lớn do Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đưa ra.

Tôi cá rằng chúng ta sẽ có một thách thức pháp lý nếu bà Warren được bầu làm tổng thống, nhưng chúng ta sẽ thắng. Ý tôi là, tôi không muốn có một vụ kiện lớn chống lại chính phủ của chúng ta. Nhưng nếu một ai đó đe dọa sự tồn tại của bạn, bạn cần đứng lên và chiến đấu.”

Ông cũng cho biết Twitter là mô hình khá an toàn, ngại đối mặt với thách thức và chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa hai mạng xã hội.

Mark Zuckerberg phần lớn giữ thái độ nghiêm túc trong suốt phiên hỏi đáp. Tuy nhiên, cũng có lúc ông tỏ ra hài hước khi cho biết mình có thể bị sa thải nhiều lần trong những năm qua nếu không nắm toàn quyền kiểm soát toàn bộ công ty.

>> Nhà đồng sáng lập Facebook: Tiền ảo Libra sẽ chuyển quyền lực nhầm người

Vì sao Mark Zuckerberg từ chối đến phiên điều trần của những quốc gia khác

“Tôi sẽ không đi đến mọi phiên điều trần trên thế giới. Rất nhiều người muốn làm điều đó. Tôi đã tham dự phiên điều trần ở Hoa Kỳ và Châu Âu khi xảy ra vấn đề xoay quanh vụ Cambridge Analytica năm ngoái. Tôi thấy việc tham dự phiên điều trần ở mọi quốc gia muốn tôi xuất hiện là điều không có ý nghĩa.”

CEO của Facebook cũng nói về những thách thức mà công ty phải đối mặt, cụ thể như việc Facebook bất ngờ bị ngừng hoạt động nhiều giờ trong năm 2019 hay vấn đề môi trường làm việc tồi tệ của 30.000 nhân viên hợp đồng (chuyên rà soát nội dung xấu trên mạng xã hội này). Theo đó, ông cho biết:

“Một số bài báo, tôi cho rằng có phần hơi kịch tích hóa. Nếu xem xét sâu và hiểu điều gì đang xảy ra, không phải hầu hết nhân viên đều xem những thứ kinh khủng suốt ngày. Nhưng có những thứ rất tệ mà người ta phải đối mặt, và đảm bảo rằng người ta được tư vấn đúng đắn và có không gian, có thể nghỉ ngơi và được chăm sóc tinh thần khi cần, đó là điều rất quan trọng.”

Với 30.000 nhân viên, trải nghiệm của họ sẽ không đồng đều,” ông Zuckerberg nói.

Cạnh tranh với TikTok

Ông Zuckerberg cũng đưa ra một kế hoạch nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh TikTok – ứng dụng mạng xã hội phổ biến trên toàn cầu do ByteDance, công ty công nghệ của Trung Quốc sở hữu và phát triển. Ông cho biết Facebook đã trình làng một phiên bản tương tự có tên Lasso, ra mắt tại Mexico – nơi TikTok vẫn chưa “phủ sóng”, trước khi đối đầu tại những địa bàn trọng điểm của ứng dụng này.

>> TikTok cũng là công cụ kiểm duyệt của ĐCSTQ

Theo The Verge,
Phan Anh biên dịch