So sánh bản thân với người khác trên Facebook nhiều khả năng mang đến cho bạn cảm giác chán nản, trầm cảm thường xuyên hơn so với việc so sánh ở ngoài đời thực.

(ảnh qua stylist.co.uk)
(ảnh qua stylist.co.uk)

Đó là một trong những kết quả rút ra khi xem xét lại tất cả nghiên cứu về mối quan hệ giữa mạng xã hội và chứng trầm cảm, được thực hiện bởi David Baker và Dr Guillermo Perez Algorta của ĐH Lancaster.

Họ đã xem xét các nghiên cứu từ 14 quốc gia, với tổng cộng 35.000 người tham gia, trong độ tuổi 15-88.

Có khoảng 3,5 tỷ người trên các mạng xã hội toàn thế giới, và chỉ riêng Facebook thì đã chiếm hơn 2,41 tỷ người dùng thường xuyên. (Số liệu năm 2020)

Các vấn đề sức khỏe tâm thần trên Facebook nhiều đến nỗi chúng đã khiến Học viện nhi khoa Hoa Kỳ đặt ra cụm từ “chứng trầm cảm Facebook” (Facebook depression) là “sự chán nản hình thành khi thanh thiếu niên dành nhiều thời gian trên các trang mạng xã hội như Facebook, và sau đó bắt đầu biểu hiện những triệu chứng thường thấy của trầm cảm.”

ĐH Lancaster thấy rằng mối quan hệ giữa mạng xã hội online và trầm cảm có thể rất phức tạp và có liên quan đến các yếu tố như tuổi và giới tính.

Trong những trường hợp có tương quan cao với trầm cảm, nguyên nhân là vì so sánh bản thân với người khác, dẫn đến suy tư quá nhiều.

  • So sánh tiêu cực với người khác khi dùng Facebook: dễ dẫn đến trầm cảm so suy tư quá nhiều.
  • Đăng bài thường xuyên trên Facebook: cũng có tương quan với trầm cảm, suy nghĩ quá nhiều.

Tuy nhiên, mức độ thường xuyên, chất lượng và loại mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng.

Người dùng Facebook có nguy cơ bị trầm cảm khi họ:

  • Cảm thấy ghen tị vì quan sát người khác
  • Chấp nhận kết nối (accept friend) với người yêu cũ trên Facebook
  • Có những so sánh xã hội tiêu cực
  • Thường xuyên đăng những status tiêu cực

GIới tính và tính cách cũng ảnh hưởng tới nguy cơ này, phụ nữ và những người dễ rối loạn thần kinh có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.

Nhưng các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng hoạt động online cũng có thể giúp người bị trầm cảm nhận được sự hỗ trợ và quan tâm từ xã hội.

>> Mạc Ngôn: “Tôi cảm thấy nhân loại đang đối mặt với nguy hiểm lớn nhất”

Các triệu chứng của trầm cảm:

Embed from Getty Images

Theo Viện sức khỏe tâm thần quốc gia của Hoa Kỳ, các triệu chứng trầm cảm có thể bao gồm:

  • Khó tập trung, khó nhớ chi tiết, hay ra quyết định
  • Mệt mỏi và giảm sút năng lượng
  • Cảm giác tội lỗi, vô giá trị, và/hoặc bất lực
  • Cảm giác vô vọng và/hoặc bi quan
  • Mất ngủ, không ngủ được vào đầu buổi sáng, hay bị ngủ quá nhiều
  • Dễ cáu, bất an
  • Mất hứng thú với các hoạt động hay sở thích, bao gồm cả hoạt động giới tính.
  • Ăn quá nhiều hoặc chán ăn
  • Đau kéo dài, đau đầu, chuột rút, hay các vấn đề tiêu hóa mãi không khỏi dù có dùng thuốc.
  • Buồn rầu, lo lắng ưu tư, cảm giác “trống rỗng”
  • Nghĩ đến tự tử, có hành động tự tử.

>> 12 vị trí đau trên cơ thể báo hiệu rằng nội tâm bạn đang gặp vấn đề

Theo sciencedaily, WebMD,
Phong Trần tổng hợp