Người ta vẫn còn đang tranh cãi về niên đại của ngôi đền Kailasa và các hang động Ellora ở Ấn Độ. Nhưng có lẽ một câu hỏi lớn hơn là: làm sao người xưa có thể tạo nên một kiệt tác từ đá núi như vậy chỉ với công cụ thô sơ trong khi con người của thế kỷ 21 còn khó mà thực hiện được?

(ảnh: Internet)
(ảnh: Internet)

Nằm trong khu vực hang động Ellora, ngôi đền Kailasa ở vùng Maharashtra phía tây Ấn Độ đã làm cho các nhà nghiên cứu và khách du lịch thích thú trong hàng thế kỷ qua.

Ngôi đền khó tin

Ngôi đền Kailasa, nói chính xác, chính là một tảng cự thạch khổng lồ nguyên khối được cắt tỉa ra thành một ngôi đền. Nó là một trong những ngôi đền ấn tượng nhất của Ấn Độ, cơ bản là do kích cỡ, trình độ kiến trúc và điêu khắc khó tin của nó.

Kích cỡ chính xác của nó là ngang 33,2m, dọc 50m, cao 29,8m.

Ngôi đền mô phỏng theo đỉnh núi Kailash trong thần thoại, nhà của thần Shiva, một trong những vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu.

Ngoài ra, đền Kailasa chỉ là một trong số 34 tu viện và đền thờ trong một khu vực chỉ trải dài 2 km. Ngôi đền đã được khai quật ra khỏi các tảng núi đá xung quanh, theo đúng nghĩa đen.

Video dạo quanh Kailasa để hiểu rõ sự hùng vĩ của nó:

Thời gian gây tranh cãi

Theo M.K. Dhavalikar – nhà sử học Ấn Độ, nhà khảo cổ nổi tiếng, tác giả của cuốn sách “Ellora,”, đền thờ Kailasa không phải chỉ được “đào ra” một lần, mà là kết quả của quá trình xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Tại cửa sổ âm vào trên một bức tường phía tây, có những dòng chữ tiếng Phạn theo lối chữ Brahmi ở thế kỉ thứ 8. Tuy nhiên, nó không hoàn chỉnh và đa phần đã bị mất do thời tiết xói mòn. Các dòng chữ nói về phả hệ của triều đại Rashtrakuta vào khoảng giữa thế kỉ thứ 8. (theo sách “Ellora”, trang 7)

Dựa trên dòng chữ này, một số nhà khoa học cho rằng ngôi đền đã được xây dựng từ thế kỉ thứ 8, hay thứ 9.

Giới khoa học dòng chính cho rằng các hang động cổ này đã được xây dựng đâu đó giữa thế kỉ thứ 5 và thứ 10, và chỉ bằng những công cụ như búa, đục và cuốc.

Nhưng điều này quả thật rất khó tin.

Hiện tại, các nhà khảo cổ có thể khẳng định rằng hơn 400.000 tấn đá phải được lấy ra trong quá trình xây dựng, điều này cần tới hàng thế kỉ lao động thủ công, chứ không phải một vài năm. Mà các nhà sử học thì không thấy có ghi chép nào về một công trình khổng lồ lâu dài như vậy.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những người xây dựng đền Kailasa đã dùng phương pháp khai quật theo chiều dọc – tức bắt đầu đào từ đỉnh của khối đá, và đi dần xuống, từ từ tạo thành một trong những tổ hợp đền cổ thú vị nhất hành tinh.

Do đó, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng những công trình tuyệt tác này có niên đại xa xưa hơn rất nhiều. Và hẳn người xưa phải sở hữu kĩ thuật cao hơn “búa, đục và cuốc” – tương tự cách như những nền văn minh cổ đại khắp thế giới dựng nên các công trình kỳ lạ mà ngày nay giới khảo cổ vẫn chưa thể giải thích rành rẽ.

Một số hình ảnh khác về khu đền Kailasa, bạn có thể tự phán xét xem người cổ đại đã xây dựng nó như thế nào:

(ảnh: thewandercollection.wordpress.com)
(ảnh: thewandercollection.wordpress.com)
(ảnh: examinationtoday.com)
(ảnh: examinationtoday.com)
(ảnh: o-culturesandtales.blogspot.com)
(ảnh: o-culturesandtales.blogspot.com)
(ảnh: gdeichmann.photoshelter.com)
(ảnh: gdeichmann.photoshelter.com)
(ảnh: mhallisey.wordpress.com)
(ảnh: mhallisey.wordpress.com)
(ảnh: thenotsolonesomeroad.wordpress.com)
(ảnh: thenotsolonesomeroad.wordpress.com)

Theo Ancient-code.com,
Phong Trần (T/H)

Xem thêm: