Danh sách các nhà khoa học công khai bày tỏ nghi ngờ đối với thuyết tiến hóa của Darwin đã lên tới hơn 1.000 vào tháng 2/2019, theo Viện Discovery – tổ chức phi lợi nhuận đã lập ra danh sách này.

nha khoa hoc darwin dissent
Các nhà khoa học công khai lên tiếng bày tỏ bất đồng quan điểm với học thuyết Darwin (ảnh chụp video/Viện Discovery)

Những nhà khoa học đã ký vào 2 câu tuyên bố, họ đến từ các trường đại học uy tín bao gồm cả Yale, Princeton và Stanford… Người ký phải có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực khoa học hoặc bằng tương đương trong y khoa và làm việc trong ngành y.

Nên khuyến khích việc xem xét kỹ lưỡng bằng chứng cho thuyết tiến hóa Darwin,” trích lời tuyên bố.

Cột mốc mới cho số chữ ký có ý nghĩa quan trọng bởi vì học thuyết của Darwin đang thống trị cộng đồng khoa học ở Mỹ và bất cứ ai phản đối đều bị “cho ra rìa” nhanh chóng. Cho dù có nhiều nhà khoa học nghi ngờ những lý lẽ đằng sau thuyết tiến hóa, ít người dám lên tiếng công khai vì lo sợ cho sự nghiệp của mình.

Bản danh sách này đã vượt qua 1000 chữ ký trong năm 2018, nhưng tới tháng 2 năm 2019 mới chính thức được cập nhật. Lý do là vì phải tốn thời gian để xác minh bằng cấp khoa học của những người đã ký tên. Viện Discovery cũng ghi rõ các rủi ro có thể gặp phải khi nhà khoa học đưa tên của họ lên danh sách.

Một mặt, ngày càng có nhiều nhà khoa học nghi ngờ tính khả thi của biến dị và chọn lọc tự nhiên. Mặt khác, những người bảo vệ thuyết Darwin hiện đại ngày càng trở nên không khoan nhượng đối với những ai dám đặt câu hỏi,” TS. John West, phó chủ tịch viện Discovery cho biết.

Đối với tôi, có lẽ là bởi họ cảm thấy bất an và biết những vấn đề khoa học trong lý thuyết của Darwin đang tiến tới một điểm bùng phát. Khi chứng cứ không ủng hộ bạn, bạn sẽ đè nén nó bằng cách trừng phạt những người phản đối,” ông nói.

Bản danh sách có tiêu đề “Những khoa học gia bất đồng quan điểm với học thuyết Darwin,” được lập ra vào năm 2001 để đáp lại tuyên bố của giới truyền thông rằng không có nhà khoa học nào nghi ngờ học thuyết Darwin. Bản danh sách cho thấy có những nhà khoa học uy tín “phản bác khoa học” đối với thuyết tiến hóa.

TS. John Wells là một trong những nhà khoa học đầu tiên tham gia vào danh sách. Ông từng tin vào thuyết tiến hóa nhưng ngày càng trở nên nghi ngờ khi ông tiến hành nghiên cứu sinh học phân tử và tế bào. Khi ông ký vào danh sách năm 2001, các đồng nghiệp trong ngành đã quay lưng với ông.

Jonathan Wells
TS. John Wells (ảnh: Viện Discovery)

Nghi ngờ Darwin, nhất là trong ngành sinh học, nghĩa là bạn đang đặt sự nghiệp vào rủi ro, vì thế áp lực là rất lớn,” ông Wells cho biết. “Nhiều bạn cũ và đồng nghiệp đã quay lưng với tôi, viết những điều không hay ho về tôi trên blog hay trong các bài viết tạp chí của họ.”

Ông Wells đã trở thành cộng sự của Viện Discovery sau khi ký tên vào danh sách, vì thế sự nghiệp của ông không bị ảnh hưởng. Nhưng một vài nhà khoa học sợ bị trả thù, sau khi đã ký tên lại yêu cầu xóa tên họ đi.

Ông Wells so sánh những người ủng hộ Darwin ở Mỹ như những người ủng hộ Lysenko thời Xô Viết – đã bức hại những người bất đồng quan điểm với thuyết tiến hóa dưới sự bảo hộ của chính quyền cộng sản.

Lysenko đã đàn áp rất nhiều nhà khoa học và đuổi việc, bỏ tù, thậm chí trong một số trường hợp tử hình nếu ai đó dám bất tuân chính sách của ông ta… Với sự hậu thuẫn của Stalin, Lysenko đã có thể đàn áp những người bất đồng quan điểm.”

Tất nhiên, Hoa Kỳ thì không tệ đến thế, nhưng ví dụ gần nhất của Lysenko chính là những người theo thuyết tiến hóa ở Hoa Kỳ – họ cũng cố gắng đè bẹp mọi sự chống đối hay bất đồng quan điểm,” ông Wells cho biết.

Theo TS. Michael Behe, giáo sư sinh học tại ĐH Lehigh, sự đàn áp những người bất đồng quan điểm với học thuyết Darwin là rất dữ dội, bởi nó chính là tuyến đầu trong cuộc chiến văn hóa ở Mỹ. Những người bất đồng ý kiến sẽ bị “ném đá” vì phe chính thống sẽ coi đó là hành động “hỗ trợ” cho phe đối lập.

Ông Behe đã ly khai khỏi học thuyết Darwin trong nhiều năm trước khi Viện Discovery đưa ra danh sách. Năm 1996, ông đã xuất bản cuốn sách “Darwin’s Black Box” (tạm dịch: Hộp đen của Darwin) trong đó liệt kê các thách thức sinh-hóa học mà thuyết tiến hóa gặp phải. Trong đó, ông Behe còn khẳng định sự phức tạp khủng khiếp của hệ thống sinh-hóa học là không thể giản lược hóa.

Sự phức tạp gây choáng váng của các tế bào ở mức độ phân tử là điểm chính yếu làm cho giới khoa học nghi ngờ học thuyết Darwin. Khi Darwin viết quyển Nguồn gốc các loài, các nhà khoa học thời đó cho rằng các tế bào chỉ như những khối tròn đơn điệu mà thôi. Nhưng các tiến bộ khoa học trong nhiều thập niên đã cho thấy có cả một thế giới trong tế bào, mà sự phức tạp vẫn vượt quá khả năng xem xét của khoa học hiện nay.

“Trong khoảng 70 năm, khoa học đã phát hiện một cách bất ngờ về sự phức tạp khổng lồ ở chính nền tảng của sự sống,” ông Behe nói.

Michael Behe 2018Michael Behe, giáo sư sinh học tại ĐH Lehigh, Pennsylvania và thành viên cao cấp tại Trung tâm khoa học và văn hóa, thuộc Viện Discovery (ảnh: Viện Discovery)

Chẳng ai kỳ vọng điều đó. Ở thời Darwin, người ta cho rằng tế bào chỉ là một khối sệt đơn giản giống thạch rau câu. Nhưng giờ chúng ta đã tìm ra những thứ còn phức tạp hơn khả năng con người có thể tạo ra.”

Khi được hỏi cái nhìn của cộng đồng khoa học có thay đổi gì so với năm 2001 khi ông ký tên vào danh sách hay không, ông Behe cho biết chẳng có mấy thay đổi.

Tệ chứ không tốt. Thời đó và bây giờ, sự nghiệp của bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu bạn là nhà khoa học chuyên nghiệp và công khai nói rằng bạn nghi ngờ thuyết tiến hóa.”

Theo Ivan Pentchoukov/ ET,
Phong Trần