Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, đã từng có thời gian nhà Bắc Tống (960-1127 sau Công nguyên) cầm cự 200 năm với nhà Liêu của tộc Khiết Đan và nhà Kim của tộc Nữ Chân. Vùng Đông Bắc Trung Quốc là một vùng đồng bằng dài vô tận, cũng không hề có sông suối hay núi non có thể giúp chống lại những kẻ xâm lược phương Bắc. Vậy làm thế nào để nhà Tống yếu ớt của người Hán có thể tồn tại được lâu đến vậy?

van ly truong thanh duoi long dat x image
Ngoài Vạn lý trường thành nổi tiếng, Trung Quốc cũng có 1 hệ thống địa đạo khổng lồ ngầm dưới đất (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Địa đạo cổ Vĩnh Thanh

Mùa hè năm 1948, làng Vĩnh Thanh tỉnh Hà Bắc gặp phải một trận lũ lớn quét nhanh qua làng. Khi dân làng đang vội vã tìm nơi lánh nạn thì một tiếng động lớn nổ ra. Đường đi cũa lũ đột nhiên chuyển hướng và không lâu sau mực nước thấp đi một cách kỳ lạ. Sau đó ở phía tây bắc của ngôi làng, những dân làng hiếu kỳ đã phát hiện ra một địa đạo bí mật, nguyên nhân khiến dòng lũ chuyển hướng.

hoang ha lu lut image
Sông Hoàng Hà tràn bờ, tranh của Mã Viễn (Ảnh: Wiki)

Năm 1951, một ngôi nhà cách trung tâm Vĩnh Thanh 2,5km đột nhiên sập xuống, làm lộ ra một hang ngầm có diện tích 150 m2. Bên trong hang động, hàng chục cánh cửa nhỏ xuất hiện dẫn tới các lối đi trong địa đạo. Bên cạnh đó còn có các phòng nhỏ với những ngọn nến cháy dở và các ngọn đèn trên các giường gạch có thể hun nóng để sưởi ấm.

Tiếp tục dò xét, các chuyên gia đã phát hiện một địa đạo cổ trải rộng khắp huyện Vĩnh Thanh trong một diện tích khoảng 300km2.

Ai đã xây dựng địa đạo, và xây khi nào?

Các chuyên gia phát hiện ra địa đạo Vĩnh Thanh rất rộng. Nó thực chất là một công trình quy mô lớn dùng để nuôi binh trong thời chiến. Kết cấu của các hang rất phức tạp và hoàn thiện, có chứa các trang thiết bị quân sự như lối đi ngụy trang, nơi ẩn trốn và cửa khóa. Các trang thiết bị cho sinh hoạt của người cũng xuất hiện, như các lỗ thông hơi, chân đèn và các giường gạch có thể sưởi ấm.

Loại “gạch xanh” dùng để xây dựng các bức tường của địa đạo có kích thước 30cm x 16cm x 8cm. Chúng được nung từ đất sét ở nhiệt độ cao, rất cứng và rắn rỏi. Việc sử dụng các trang thiết bị này cho thấy người xưa có thời điểm đã tổ chức được một hệ thống đại địa đạo rất hoàn thiện và tinh mật.

Các cuộc điều tra tiếp tục phát hiện ra loại gạch tìm thấy ở huyện Vĩnh Thanh là cùng loại với gạch tìm thấy ở Huyện Hùng có từ thời nhà Tống. Việc xây dựng và bảo trì một hệ thống địa đạo lớn như vậy đòi hỏi rất nhiều gạch. Và người ta tin rằng các địa đạo này hẳn phải được xây dựng trong một dự án có quy mô quốc gia dưới sự đốc thúc và giám sát của chính quyền trung ương.

>> 10 “thánh địa Đạo giáo” nổi danh nhất của Trung Hoa cổ đại

Các địa đạo trải rộng hơn 1600 cây số vuông

Nhiều địa đạo tương tự đã được phát hiện ở ở Vĩnh Thanh, Huyện Hùng và Bá Châu. Chúng có chiều dài khoảng 65km từ Đông sang Tây và 25km từ Bắc xuống Nam, trải ra trên diện tích 1.600 cây số vuông. Vì biên giới giữa nhà Tống và nhà Liêu nằm ở phía Tây của khu vực này, trên địa phận hai ở Huyện Vinh Thành và huyện Từ Thủy, nên người ta cho rằng có rất nhiều địa đạo cổ đã tồn tại ở đây. Hiện địa đạo ở Vĩnh Thanh hướng về phía Đông kéo ra xa tới đâu vẫn còn là một ẩn số.

Giấu lính trong chiến tranh, bảo vệ đất nước

Trong số rất nhiều truyền thuyết kể về các địa đạo ngầm, có một câu chuyện nói rằng chúng được xây dựng bởi Dương gia, một gia đình có ba vị tướng vĩ đại trong ba thế hệ liên tiếp.

Một truyền thuyết khác cho rằng tướng Dương Diên Chiêu đã sử dụng địa đạo ngầm để bảo vệ biên giới. Vào thời gian đó (960-1127 sau Công nguyên), binh lính nước Liêu canh gác rất nghiêm ngặt vùng đất phía Bắc huyện Vĩnh Thanh. Ngươi ta cho rằng Dương Diên Chiêu đã xây dựng địa đạo giúp che giấu các binh lính để họ có thể nhanh chóng chống lại các cuộc tấn công từ quân Liêu.

cac vi tuong quan thoi tong x image
“4 vị tướng thời Tống” tranh của Lưu Tùng Niên (1174–1224). Danh tướng Nhạc Phi đứng thứ 2 từ trái sang. (Ảnh: Wiki)

Các chuyên gia cũng lập luận hệ thống địa đạo có thể được sử dụng để làm căn cứ phát động tấn công trong các cuộc chiến tranh cổ đại ở Trung Quốc. Để phòng thủ, người ta đã xây các bức tưởng ở vùng núi và các hào nước gần con sông và hồ để chặn kỵ binh. Tuy vậy, ở vùng đồng bằng, rất khó để sử dụng các địa hình như vậy làm phương tiện phòng thủ, vì vậy các địa đạo ngầm phát huy tác dụng khi cho phép các binh lính di chuyển bí mật dưới lòng đất.

Các địa đạo cổ này đã trở nên nổi tiếng vì những ưu điểm cả trong phòng ngự lẫn tấn công, và người ta đã đặt tên chúng là “Vạn lý Trường thành dưới lòng đất.”

Theo Ancient Origins
Hạ Chi biên dịch