Khi chúng tôi đăng các bài viết chứng minh thuyết tiến hóa là sai lầm, nhiều độc giả tỏ vẻ đồng ý, nhưng đồng thời họ lại nêu ra câu hỏi: vậy thuyết nào mới là đúng? Nhiều người hẳn sẽ không nghĩ ngay tới thuyết sáng thế, bởi vì trong nhiều năm giáo dục, chúng ta đã được dạy rằng tất cả những câu chuyện Thần tạo ra thế giới, hoặc truyền thuyết, thần thoại đều chỉ là do người xưa tưởng tượng hay hư cấu mà thôi. 

5 sự thực cho thấy thuyết sáng thế là hợp lý
Liệu có cơ sở khoa học nào cho thuyết sáng thế? (Ảnh: Shutterstock)

Tất nhiên, bạn không thể từ khoa học thực chứng mà đi chứng minh rằng phép màu của sự kiện sáng thế là có tồn tại, bởi nếu thuyết sáng thế là đúng thì khoa học thực chứng – vốn chỉ là 1 công cụ của con người, bất khả chứng minh một sự kiện như sáng thế vốn ở cấp độ cao hơn con người. Đây là vấn đề về tính hệ thống, như đã được nêu ra ở định lý bất toàn của Godel.

Nhưng phải chăng bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, bao nhiêu nền văn hóa của các tộc người trên Trái Đất này, bao nhiêu tín ngưỡng hữu Thần… đều chỉ là tưởng tượng?

Vẫn có cách để chứng minh rằng “có cái gì đó” ẩn đằng sau rất nhiều hiện tượng bí ẩn trên thế giới này, nhưng chúng ta sẽ phải kết hợp rất nhiều dữ kiện, và nhìn nhận chúng dưới con mắt cởi mở và khách quan của một nhà báo, một thám tử điều tra.

Rất nhiều nhà khoa học khi tìm hiểu về các hiện tượng siêu thường lại luôn chỉ cố gắng quy tất cả chúng về cái khung nhận thức của khoa học thực chứng duy vật. Tất nhiên, sự hoài nghi hợp lý là cần thiết, nhưng nếu bạn đang cố chứng minh rằng chẳng có gì bí ẩn hay lạ thường ngoài kia, thì rốt cuộc bạn sẽ tìm thấy thứ bạn muốn tìm, tâm trí chúng ta có khả năng kỳ diệu và nguy hiểm – đó là nó tiếp thu có chọn lọc thông tin từ thế giới thực, bộ lọc đó có thể đánh lừa và thay đổi nhận thức. Ngoài ra, tâm trí còn có thể tác động tới thế giới vật chất, như trong thí nghiệm khe đôi lượng tử và hiệu ứng lượng tử Zeno.

Biết được điểm yếu cố hữu này, chúng ta hãy cố gắng cởi mở và tiếp thu trước khi phán xét, và quan trọng nhất là luôn giữ sự khiêm tốn bởi vì vũ trụ này to lớn tới mức kinh khủng và vượt quá khả năng tư duy nhỏ bé của con người (xem bài: 27 bức ảnh cho thấy vị trí của chúng ta trong vũ trụ này).

Dưới đây là một số thông tin thực tế cho thấy đôi điều kỳ lạ về thế giới của chúng ta, mà hẳn phải có sự can thiệp của một “trí tuệ siêu thường” mới có thể tạo ra được:

1. Big Bang có giống với phép màu?

Ngay sau khi Einstein phát triển lý thuyết tương đối tổng quát (1915), Alexander Friedmann, một nhà toán học người Nga, đã giải các phương trình của Einstein cho toàn vũ trụ (phiên bản đầu tiên của lý thuyết Vụ nổ lớn – Big Bang), cho thấy những phương trình đó có nghĩa là vũ trụ đang giãn nở.

Nếu đây là sự thật, nó hẳn đã được mở rộng từ một điểm bắt đầu, do đó nó không thể là vĩnh cửu. Năm 1929, Edwin Hubble, một nhà thiên văn học tại Viện Công nghệ California, đã phát hiện ra vũ trụ đang thực sự giãn nở.

Nếu vũ trụ hiện đang và luôn luôn nở ra, thì có thể kết luật một cách logic rằng, quay ngược lại mà nhìn thời gian, người ta sẽ thấy vũ trụ càng ngày càng nhỏ hơn cho tới khi toàn bộ vũ trụ chỉ còn là một điểm cực kỳ đậm đặc, cực kỳ nhỏ nhưng lại có thể sinh ra toàn bộ vật chất và năng lượng đang tồn tại hiện nay.

Từ thời điểm đó, khoa học cho rằng vũ trụ của chúng ta có thời điểm bắt đầu và các nhà khoa học đã tập trung vào lý thuyết Big Bang.

Tuy nhiên, khi ngoại suy ngược thời gian với lý thuyết Big Bang, chúng ta có thể tới thời điểm gần như bắt đầu nhưng không phải điểm bắt đầu. Như nhà vật lý và tác giả Brian Greene giải thích trong cuốn sách best-seller ‘Đồng hồ Kinh thánh’ (The Biblical Clock): 

“Lý thuyết Big Bang mô tả quá trình tiến hóa vũ trụ từ thời điểm một phần của một giây sau khi điều gì đó đã xảy ra khiến vũ trụ tồn tại, nhưng nó không nói gì cả về điểm thời gian bằng không”; thay vào đó, “chúng ta đã không tìm hiểu về sự khởi đầu của thời gian”.

Nói tóm lại, khoa học có một sự hiểu biết to lớn về cách vũ trụ phát triển từ một phần của một giây sau khi bắt đầu. Nhưng họ không biết vũ trụ bắt đầu thế nào – thời gian đã tồn tại thế nào, không gian đã hình thành như thế nào –  cũng như tại sao các lực tự nhiên là như vậy hoặc tại sao chúng ta có các hạt cơ bản nhất định với các đặc tính hiện có. Nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được đề xuất, chẳng hạn như tồn tại đa vũ trụ, nhưng không có cách nào trong số chúng đạt được sự đồng thuận khoa học hoặc là có thể kiểm chứng được tại thời điểm này.

Trước Big Bang, có một sự hiểu biết rằng vũ trụ là “không có gì – hư vô – nothing”. Nhưng theo cách hiểu này, thì “không có gì” thực sự vẫn có nghĩa là “có gì đó”, tối thiểu là trọng lực và không gian. Thông thường, cái “không có gì” nói đến “chân không lượng tử – quantum vacuum”, là trạng thái rất sớm của vũ trụ trong phần đầu của một giây, khi vũ trụ rất nóng và đậm đặc đến nỗi các hạt vật lý không thể tồn tại. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết ngày nay về “trạng thái chân không – vacuum state”, hay chân không lượng tử, thì đó không phải là một khoảng không trống rỗng đơn giản.

Cơ học lượng tử cho rằng một trạng thái chân không chứa các sóng điện từ thoáng qua và các hạt bật ra và tồn tại. Trong chân không lượng tử ở thời điểm khởi đầu đầu của vũ trụ, thời gian, không gian, các định luật vật lý và các hạt đều tồn tại. Tuy nhiên, các hạt không tồn tại như các thực thể vật lý bởi vì ở nhiệt độ cao như vậy, ngay khi chúng xuất hiện, chúng đã trở lại thành năng lượng – chúng là các hạt “ảo”.

Do sự vắng mặt rõ ràng của các hạt vật lý, dường như ở đó không có gì, nhưng trong thực tế, ở đó có mọi thứ cần thiết để tạo ra vũ trụ tồn tại. Khi vũ trụ giãn nở và nguội đi, các hạt xuất hiện và giữ nguyên trạng thái; cuối cùng, các ngôi sao và thiên hà hình thành.

Hãy thử so sánh với các mô tả trong Kinh Thánh (Bible) về việc vũ trụ đã hình thành như thế nào. Trong dòng đầu tiên, nó nói rằng vũ trụ đến từ “vật chất hư vô” (nothing physical). Từ được sử dụng trong tiếng Do Thái là “bara”, có nghĩa là sáng tạo từ hư vô (ex nihilo creatio). Trong Kinh thánh, vật chất hư vô có nghĩa là không có gì – không có thời gian, không có không gian, không có các lực tự nhiên, không có các hạt cơ bản. Theo Sáng thế ký (Sách Sáng thế -Genesis), khởi đầu, Thiên Chúa tạo ra từ vật chất hư vô.

Cái hư vô thường được đề cập trong khoa học được ám chỉ trong Sáng thế ký 1:2: “Hiện tại, Trái Đất trống trống rỗng một cách đáng kinh ngạc [tohu và vohu], và bóng tối ở trên mặt sâu thẳm”. “Tohu và vohu” ở đây được định nghĩa rất giống với chân không lượng tử, trạng thái mà ở đó vật chất ban đầu của vũ trụ đã tồn tại nhưng không có sức mạnh hoặc không ở dạng hữu hình (như các hạt ảo trong khoa học) và ở trong trạng thái hỗn độn.

Sự kiện vũ trụ xuất hiện từ một thứ-không-có-gì (something-from-nothing) ở thời điểm rất sớm – thời điểm bắt đầu, Thiên Chúa đã tạo ra từ hư vô. Và sự kiện này không thể được hiểu theo phương pháp khoa học bởi vì theo định nghĩa, nó không liên quan đến bất cứ điều gì về vật chất.

Nói tóm lại, khoa học và Kinh thánh đồng ý rằng vũ trụ xuất hiện thông qua các phương pháp tự nhiên, như: các lực tự nhiên tác động lên các hạt theo thời gian, hình thành tất cả các cấu trúc chúng ta thấy, bao gồm cả mặt trời và hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, Kinh thánh khẳng định rằng, khoảnh khắc đầu tiên – khi thời gian, không gian, các lực và các hạt xuất hiện – là không thể giải thích được bằng phương pháp khoa học. Đó là một hành động từ hư vô. Cho đến nay, khoa học cũng không có lời giải thích cho sự khởi đầu này cũng như lý do tại sao các lực và hạt cơ bản là như vậy.

>> Sự hình thành vũ trụ: Phải chăng Kinh thánh và khoa học tương đồng?

2. Nguồn gốc của con người không phải trên Trái Đất?

con nguoi dai ngan ha image
(ảnh: Shutterstock)

Trong cuốn sách có tựa đề “Con người không đến từ Trái Đất: Sự đánh giá của khoa học về chứng cứ”, Tiến sĩ Ellis Silver, đã đưa ra giả thuyết rằng nguồn gốc của con người không phải là ở địa cầu mà thuộc về những nơi xa xôi nào đó trong vũ trụ.

Trả lời phỏng vấn, Ellis Silver cho biết, những nhược điểm sinh học của loài người “tố cáo” rằng họ vốn không phải được sinh ra trên Trái Đất này.

“Nhân loại là giống loài tiến hóa nhất trên hành tinh xanh, nhưng bất ngờ là họ không thích hợp và yếu ớt trước môi trường Trái Đất: dễ bị ánh nắng tổn hại, đặc biệt không thích những thực phẩm mọc hoang, có tỷ lệ mắc bệnh kinh niên cao và nhiều thứ khác nữa.” 

Ngoài chuyện hay bị đau lưng, có thể là do giống loài từng phát triển và tiến hóa ở một thế giới có trọng lực thấp hơn Trái Đất, tiến sĩ Silver cũng đặt nghi vấn về kích thước đầu quá to của trẻ sơ sinh khi chào đời, khiến các bà mẹ rất vất vả trong quá trình sinh nở, thậm chí là tử vong cả mẹ lẫn con. Nhìn lại các loài khác trên Trái Đất, không loài nào gặp vấn đề như vậy.

Một nhược điểm nữa của con người: quá dễ dàng bị cháy nắng. Con người không thể tắm nắng hơn 1 tuần hoặc 2 tuần giống như loài thằn lằn. Bên cạnh đó, loài người hay mắc bệnh, có thể do đồng hồ sinh học tiến hóa để thích hợp với một ngày 25 giờ (điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh) trong khi một ngày trên Trái Đất chỉ có 24 giờ, theo như các nhà nghiên cứu về giấc ngủ từng chứng minh. “Đây không phải chỉ là vấn đề của thời hiện đại, mà xuất hiện ở mọi thời điểm trong lịch sử của loài người trên Trái Đất”.

Trong cuốn sách, Tiến sĩ Silver cũng đề cập đến một điểm đặc biệt: nhiều người thường nghĩ rằng họ không thuộc về Trái Đất, và Trái Đất dường như không phải là nhà của họ. “Điều này cho thấy (ít nhất là đối với tôi) loài người có thể đã phát triển tại một hành tinh khác và chúng ta có thể đã được mang đến địa cầu bởi một giống loài cao cấp hơn hẳn”, ông phân tích.

Theo tiến sĩ Silver, có thể Trái Đất là một hành tinh đóng vai trò như “nhà tù”, do con người dường như là loài có khuynh hướng bạo lực một cách tự phát, nên phải bị đày đến đây để học cách cư xử đúng đắn hơn.

Nếu trước nay các nhà khoa học khác chỉ đề cập rằng một số vi khuẩn đã đến Trái Đất từ không gian, Chris McKay, nhà sinh vật học vũ trụ của NASA cho hay việc rút ra kết luận ngay lập tức rằng con người là sinh vật ngoài vũ trụ quả là một “bước nhảy lớn” trong nỗ lực tìm về cội nguồn của loài người.

8% ADN của con người có nguồn gốc từ vũ trụ?

dna image
(ảnh: Shutterstock)

Theo một nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học Quốc Gia, Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện ra có 19 đoạn ADN, tương đương 8% số ADN của chúng ta không có nguồn gốc của con người.

Theo các nhà nghiên cứu, 8% số ADN này của con người được tạo thành từ các mảnh virus cổ xưa ẩn sâu bên trong bộ gen, những mã gen này được gọi là ADN ngoài hành tinh.

Những đoạn mã gen kỳ lạ này không được mã hóa, không thuộc nguồn gốc nào trên Trái Đất, hơn nữa chúng cũng không có sơ đồ tiến hóa thường thấy như ở ADN người. Khi các nhà khoa học cố định lại, các đoạn mã ADN ngoại lai này giữ nguyên tình trạng, không hề thay đổi.

Các nhà khoa học nghi ngờ những mã gen ngoài hành tinh này có thể lưu trữ những thông tin quý hiếm về vũ trụ, nhưng hiện tại trình độ của con người vẫn chưa đủ để giải mã những thông tin này.

Những khám phá này đã khiến nhiều người nghĩ đến giả thuyết con người là di dân từ nơi khác đến, vẫn mang trong mình nguồn gốc cổ xưa. “Nơi khác” ấy liệu có thể là hành tinh khác, một thiên thể khác, hoặc cũng có thể là một không gian khác?

>> Chúng ta là ai, từ đâu đến, rồi sẽ về đâu?

3. Các phát minh vĩ đại đều không phải trực tiếp do con người “nghĩ ra”

Chúng ta đều luôn ngưỡng mộ và ca ngợi những nhà bác học hay những nhà khoa học lớn của nhân loại vì những phát minh của họ. Nhưng chính những nhà khoa học đó cũng không biết ai là người thực sự tạo ra các phát minh đó. Vì hầu hết các phát minh đó đến với họ khi họ ở trong trại thái vô thức như thả lỏng hoặc ngủ mê.

Phát hiện vĩ đại nhất của Albert Einstein là về 2 định luật tương đối, trong đó tốc độ ánh sáng là tiên đề của 2 định luật này. Nhưng theo mục sư John W.Price trong một buổi phỏng vấn trên chương trình radio “Những cỗ máy trí tuệ của chúng ta”, chính Einstein lại nói rằng:

“Toàn bộ sự nghiệp của ông là một sự suy ngẫm kéo dài dựa trên một giấc mơ của mình vào thời thiếu niên. Trong giấc mơ, Einstein thấy mình cưỡi trên chiếc xe trượt tuyết đang xuống dốc rất nhanh. Khi Einstein và chiếc xe di chuyển gần bằng tốc ánh sáng, tất cả các màu sắc pha trộn thành một. Sau đó, ông dành phần lớn sự nghiệp của mình để suy nghĩ về những gì xảy ra ở tốc độ ánh sáng.”

Nhà phát minh vĩ đại của thế kỷ 20, Nikola Tesla thì nói về nguồn gốc những phát minh của mình như sau:

“Tôi không phải tác giả của những ý tưởng đó […] Bộ não của tôi chỉ là một cỗ máy tiếp nhận, trong vũ trụ có một trung tâm cốt lõi mà từ đó chúng ta nhận được tri thức, sức mạnh và niềm cảm hứng. Tôi chưa thâm nhập được vào những bí mật của trung tâm này, nhưng tôi biết nó tồn tại.”

Còn Thomas Edison, một nhà phát minh vĩ đại khác cũng thú nhận rằng:

“Mọi người nói tôi đã tạo ra mọi thứ. Tôi chưa bao giờ tạo ra bất cứ điều gì. Tôi thu nhận các ấn tượng từ Vũ trụ rộng lớn và xử lý chúng, nhưng tôi chỉ là một bản trong bộ hồ sơ hoặc một thiết bị tiếp nhận – điều mà bạn [cũng] có.”

Câu chuyện về nguồn gốc của các phát minh của Albert Einstein, Nikola Tesla, Thomas Edison… chỉ là một vài ví dụ trong hàng loạt các câu chuyện khẳng định rằng nguồn gốc các phát minh không đến từ bản thân con người. Vậy ai đã giúp con người sáng tạo ra những thứ đó? Câu chuyện sau có thể gợi ý cho chúng ta đáp án.

Srinivasa Ramanujan (1887-1920) là một trong những nhà toán học nổi tiếng nhất Ấn Độ với việc tạo nên 3.900 công thức toán vô cùng phức tạp. Nói về cách phát minh ra các công thức toán học đó, Ramanujan cho biết những thành tựu toán học thiên tài của ông có được là nhờ Nữ thần Namagiri.

Ông thuật lại những sự kiện đó như sau:

“Khi ngủ, tôi trải qua một trải nghiệm khác thường. Có một tấm màn đỏ chảy như máu. Tôi đứng đó quan sát nó. Rồi bất chợt một bàn tay hiện ra viết lên tấm màn ấy. Tôi tập trung cao độ vào những gì đang diễn ra. Bàn tay viết nên những con số. Chúng hằn vào trí nhớ của tôi. Khi tôi tỉnh dậy, tôi sẽ viết lại chúng ra giấy”.

Nói về “trung tâm cốt lõi” mà Nikola Tesla kết nối đến khi ông rơi vào trạng thái tinh thần đặc biệt để có những phát minh, Dmitrii Strebkov, Tiến sĩ Khoa học, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, nói:

“Nhiều người tin vào Đấng Tối Cao. Đối với một số người thì đó là Chúa Jesus, hay đại loại như vậy. Đối với một số khác thì đó là một sức mạnh nào đó mà biết tất cả mọi điều, hiểu tất cả mọi việc, giúp cho những người cố gắng sống trong công bằng, giúp đỡ họ trong những tình huống khó khăn và giúp đỡ trong khoa học”.

Ngày nay, có nhiều bằng chứng cho thấy não bộ của con người không phải là nơi sản sinh ra ý thức, mà nó chỉ là một nhà máy gia công lại các thông điệp và chỉ lệnh mà ý thức con người – vốn tồn tại độc lập với cơ thể – tạo ra. Điều này cũng gợi ý cho chúng ta rằng trong rất nhiều trường hợp, não bộ con người có thể bị các sinh mệnh cao cấp – các vị Thần – thao túng để gợi ý nhằm tạo ra những phát minh. Ví dụ như trong khi ngủ hoặc khi thư giãn, khi ý thức thực sự của con người không làm chủ bộ não, lúc đó các sinh mệnh cao cấp sẽ “chiếm quyền điều khiển của não” và gửi đến não những thông điệp về phát minh mà họ muốn con người biết.

bo nao may moc image
Não bộ chỉ giống như một cỗ máy gia công, xử lý các thông tin đến từ ý thức. Nó cũng có thể nhận được các gợi ý phát minh từ các sinh mệnh cao cấp? (Ảnh: Shutterstock)

Những câu chuyện về nguồn gốc các phát minh lớn của Einstein, Tesla, Thomas Edison và của các nhà khoa học, học giả khác hay câu chuyện Nữ Thần Namagiri tiết lộ cho Srinivasa Ramanujan những công thức toán học… cho thấy rằng giả thuyết này là hợp lý. Và các truyền thuyết, thần thoại về việc Thần khai sáng văn hóa cho Nhân loại là có cơ sở, hay nói một cách khác, nền Văn hóa của Nhân loại vốn là Văn hóa Thần truyền.

Dmitri Mendeleev dream Periodic Table 600x450 e1553396754477 image
“Trong giấc mơ tôi thấy một tấm bảng, nơi tất cả các nguyên tố được đặt vào chỗ theo yêu cầu. Khi tỉnh dậy, tôi ngay lập tức viết nó ra giấy” – Dmitri Mendeleev (1834-1907) (ảnh: Wiki, Shutterstock)

Nếu giả sử các sinh mệnh cao cấp bằng cách nào đó đã “truyền” cho con người các ý tưởng phát minh, ví dụ như xe hơi. Vậy hẳn họ cũng đã phải chuẩn bị… cả nhiên liệu cho các phương tiện đó hoạt động?

4. Dầu mỏ trên Trái Đất: Dùng mãi vẫn chưa hết

Dầu mỏ bắt đầu được con người khai thác và sử dụng vào khoảng năm 1857. Theo báo cáo, từ 2010 đến 2019, cũng giống như biểu đồ tăng trưởng của các năm trước, tổng nhu cầu dầu thô trên thế giới liên tục gia tăng, năm 2010 là 88 triệu thùng/ngày, năm 2015 là hơn 95 triệu thùng/ngày, năm 2019 là hơn 99 triệu thùng/ngày.

Nhiều người tưởng rằng với tốc độ tiêu thụ dầu như vậy, qua hơn 160 năm, thì trữ lượng dầu trên Trái Đất chẳng mấy chốc mà hết. Nhưng thực ra, cho dù chúng ta đã tiêu thụ lượng dầu khủng khiếp như vậy thì tính đến hiện tại, theo trang worldometers, chúng ta mới chỉ tiêu thụ 8,3% trữ lượng dầu trên Trái Đất. Còn 91,7% lượng dầu chưa được khai thác. Chúng ta còn có thể tiếp tục khai thác dầu thêm hơn 42 năm nữa. Thật là một con số đáng kinh ngạc.

Nhưng những con số sau còn ấn tượng hơn nữa. Tổng trữ lượng dầu trên Trái Đất là 1.650,58 tỷ thùng, tương đương 235,8 tỷ tấn. Diện tích Trái Đất (gồm cả mặt biển) là 510,1 triệu km2. Như vậy, nếu chia đều thì mỗi mét vuông bề mặt Trái Đất (gồm cả mặt biển) chứa 0,51 lít dầu (tương đương 0,462kg dầu).

Vậy dầu mỏ từ đâu mà có? Nhưng trong thực tế, các nhiên liệu hóa thạch bao gồm khí tự nhiên, dầu mỏ đến từ chủ yếu từ thực vật và động vật phù du ở biển, còn than đá có nguồn gốc từ thực vật đất liền chứ không phải từ xác động vật lớn như khủng long.

Theo các nhà khoa học, xác thực vật và xác vi sinh vật biển phù du sau khi chết sẽ chìm xuống đáy đại dương, trộn với bùn, bị chôn vùi dưới các lớp trầm tích nặng. Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao thì bị biến đổi hóa học thành các đá phiến sét dầu, khi được khai thác thì sẽ thành dầu thô.

Theo trang Eurekalert, cần có 98 tấn thực vật mới có thể tạo ra được 1 gallon dầu (1 gallon = 3,875 lít). Nghĩa là cần có 25,29 tấn vật chất hữu cơ mới có thể tạo được 1 lít dầu. Tức là để mỗi mét vuông bề mặt Trái Đất đều phủ bởi 0,51 lít dầu, cần có 13,01 tấn vật chất hữu cơ cho mỗi mét vuông bề mặt Trái Đất.

Một cách dễ hình dung hơn, ta cần phải chồng lên nhau 2 chiếc xe tải tải trọng 6,5 tấn chở đầy vật chất hữu cơ trên mỗi mét vuông bề mặt Trái Đất thì mới có thể đủ để tạo ra trữ lượng dầu của Trái Đất. 

Thêm nữa, dầu mỏ đa số có ở đáy đại dương mà không phủ đều trên bề mặt Trái Đất. Tính toán cho thấy cần có 25,29 nghìn tấn vật chất hữu cơ, tương đương với tải trọng của hơn 800 container loại 12m (40feet) mới tạo được một mét khối dầu thô. Vậy làm sao xếp được 800 container loại 12m chứa đầy vật chất hữu cơ để tạo nên một mét khối dầu mỏ?

tau cho container image
Để tạo ra 1 mét khối dầu mỏ, cần lượng vật chất hữu cơ chứa đầy trong chiếc tàu biển tải trọng 25.000 tấn, chở tối đa 803 container, có chiều dài 140,6m, rộng 21,8m, mớm nước 7,3m (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Để tạo ra lượng dầu mỏ khổng lồ của mỗi mỏ dầu, cần có một điều kiện nữa: các động vật và thực vật biển phù du ở khu vực ấy phải chết trong cùng một thời điểm. Vậy làm sao để có được khối lượng các chất hữu cơ với mật độ dày như vậy chết trong một thời điểm?

Cũng tương tự, ta không biết được làm thế nào để có đủ lượng thực vật trên đất liền chết cùng nhau trong một số thời điểm để tạo ra trữ lượng 1.139 tỷ tấn than trên thế giới (gấp gần 5 lần trữ lượng dầu mỏ).

Cho dù đã từng xảy ra vài thảm họa thiên thạch va vào Trái Đất, gây ra sự hủy diệt ngay lập tức số lượng lớn các động thực vật, đồng thời tạo ra nhiệt độ và áp suất cực cao, là điều kiện lý tưởng cho việc tạo ra dầu mỏ và than đá, thì Trái Đất cũng không thể có được một lượng lớn các sinh vật trong biển sâu hoặc trên mặt đất tại thời điểm đó để tạo ra trữ lượng lớn các nhiên liệu hóa thạch này.

Rõ ràng, về mặt logic, các năng lượng hóa thạch bao gồm dầu mỏ và than đá không thể được tạo ra theo cách tự nhiên như cách mà các nhà khoa học hiện nay giải thích. 

5. Vũ trụ này không thể hình thành ngẫu nhiên

5 sự thực cho thấy thuyết sáng thế là hợp lý, thuyết sáng tạo
Vũ trụ được-tạo-ra hay hình thành ngẫu nhiên? Quan điểm nào có khả năng xảy ra cao hơn? (Ảnh: Shutterstock)

Năm 1966, nhà thiên văn học Carl Sagan cho rằng có 2 tham số (tiêu chí) cần thiết để một hành tinh hỗ trợ sự sống: một ngôi sao đúng loại, và một hành tinh với khoảng cách phù hợp xoay quanh ngôi sao đó.

Nhưng khi hiểu biết của chúng ta về vũ trụ tăng lên, rõ ràng là còn có rất nhiều yếu tố cần thiết khác để tạo ra sự sống hơn Sagan giả định, chứ chưa nói đến sự sống thông minh. Hai tham số cần thiết của ông tăng lên thành 10 tham số, sau đó là 20, và sau đó là 50.

Hiện tại, các nhà khoa học đã cho rằng, tối thiểu cần có hơn 200 tham số đã biết để Trái Đất trở thành một hành tinh có sự sống. Tất cả các tham số đó phải được đáp ứng một cách hoàn hảo, nếu không tất cả sẽ tan rã. Ví dụ:

  • Nếu không có một hành tinh khổng lồ với lực hấp dẫn lớn như sao Mộc gần đó, để làm chệch hướng các tiểu hành tinh, Trái Đất sẽ tả tơi giống như một chiếc bia phóng tiêu trong vũ trụ, thay vì là một quả cầu xanh tươi.
  • Lực hấp dẫn của Trái Đất cần rất chính xác để hơi nước bị giữ lại, đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ cho sự sống, nhưng cũng đủ yếu để cho khí metan và amoniac – những khí gây chết người – thoát ra khỏi bầu khí quyển. Chỉ cần thay đổi một vài điểm phần trăm của lực hấp dẫn thì tất cả chúng ta đều chết…
sao moc va trai dat image
Nếu không có sao Mộc khổng lồ ở bên cạnh, Trái Đất sẽ không thể tồn tại (Ảnh: Shutterstock)

Nói một cách đơn giản, tỉ lệ chống lại sự sống trong vũ trụ thật đáng kinh ngạc.

Tuy nhiên, việc tinh chỉnh để sự sống tồn tại trên một hành tinh còn thua xa so với việc tinh chỉnh để Vũ Trụ tồn tại. Ví dụ, các nhà vật lý học thiên thể hiện tại biết rằng các giá trị của bốn lực cơ bản – lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân “mạnh” và “yếu” – đã được xác định trong ít hơn một phần triệu của một giây ngay sau Vụ Nổ Big Bang. Thay đổi dẫu chỉ một chút rất nhỏ trong bốn giá trị này thì Vũ Trụ như chúng ta biết sẽ không thể tồn tại.

Ví dụ, nếu tỉ số giữa lực hạt nhân “mạnh” và lực điện từ bị giảm đi chỉ một phần nhỏ nhất của phần nhỏ nhất, không thể mường tượng nổi, thì không một ngôi sao nào có thể hình thành. Nhân tham số đó với tất cả các điều kiện cần thiết khác, xác suất cho việc Vũ Trụ tồn tại ngẫu nhiên là quá nhỏ bé khủng khiếp đến nỗi quan niệm rằng tất cả chỉ là “ngẫu nhiên” chống lại lý lẽ thông thường.

Tức là, xác suất lớn nhất để Trái Đất ngẫu nhiên trở thành một hành tinh có sự sống là 1/10200 và xác suất để Vũ Trụ hình thành một cách ngẫu nhiên còn nhỏ hơn vô số vô số lần. Trong khi đó, các nhà toán học xác định rằng, bất kỳ một xác suất nào nhỏ hơn 1/1050 thì được coi là không thể xảy ra.

Rõ ràng, việc giả định tồn tại một trí huệ vĩ đại – một vị Thượng Đế (God) – đã tạo ra các điều kiện hoàn hảo để cho trái đất và vũ trụ tồn tại cần ít lòng tin hơn hẳn so với quan niệm cho rằng sự hình thành của Trái Đất và Vũ Trụ chỉ là ngẫu nhiên.

5 sự thực cho thấy thuyết sáng thế là hợp lý, thuyết sáng tạo
Tin rằng Trái Đất được hình thành ngẫu nhiên cũng như tin vào xác suất rằng khi tung một đồng xu thì nó sẽ ngửa mặt 10 tỉ tỉ lần liên tiếp (ảnh: Shutterstock)

Khoa học đang đến ngã rẽ…

Nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng thế giới, Paul Davies, đã nói rằng “Sự xuất hiện của thiết kế thông minh là quá áp đảo”.

Ngay cả Christopher Hitchens, một trong những người ủng hộ tích cực nhất của chủ nghĩa vô thần, cũng thừa nhận rằng “Không nghi ngờ gì, luận điểm tinh chỉnh [vũ trụ] là luận điểm mạnh mẽ nhất của phía bên kia [thuyết sáng thế]”.

Giáo sư Toán học Đại học Oxford, tiến sĩ John Lennox đã nói “khi chúng ta càng có nhiều hiểu biết về vũ trụ, giả thuyết rằng có một Đấng Sáng Tạo càng trở nên đáng tin hơn, lời giải thích tối ưu nhất về lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây”.

Phép lạ lớn nhất của mọi thời đại chính là vũ trụ. Đó là phép lạ của tất cả các phép lạ, một phép lạ không thể không chỉ đến điều gì đó – hoặc Ai Đó – vượt ra ngoài chính nó.

Thiện Tâm, Phong Trần tổng hợp