Cấu trúc của vũ trụ và bộ não con người có những điểm tương đồng giống nhau đáng kinh ngạc.

Theo môn tu luyện phương Đông là Đạo Gia, từ xưa cơ thể người đã được xem như một tiểu vũ trụ. Khoa học hiện đại cũng đang dần khám phá ra những sự tương đồng đáng ngạc nhiên sau khi đổ hàng tỷ đô la cho nghiên cứu về não bộ.

Hai bức hình dưới đây miêu tả những sự tương đồng. Ở trên là mạng lưới nơ-ron thần kinh trong một tế bào não; bức hình dưới mô phỏng sự phân bố của vật chất tối trong vũ trụ theo nghiên cứu của dự án Mô phỏng Thiên niên kỷ (Millennium Simulation).

Bộ não bạn giống một vũ trụ thu nhỏ đến mức nào?
Mô phỏng mô hình thần kinh lặp lại của tế bào trong bộ não.
Bộ não bạn giống một vũ trụ thu nhỏ đến mức nào?
Sự phân bố vĩ mô của các thiên hà (phát sáng), thu được nhờ dự án Mô phỏng Thiên niên kỷ (ảnh: Wikimedia).

Những hình ảnh này cho thấy một sự tương đồng mang tính cấu trúc, thể hiện ở các kết nối cũng như sự phân bố vật chất trong não và trong vũ trụ. Bức ảnh trên là nhìn qua kính hiển vi, trong khi bức ảnh dưới là một quang cảnh vĩ mô.

Quả nhiên, bộ não giống như một thế giới vi mô.

Vào năm 2016, Dmitri Krioukov và một nhóm các khoa học gia thuộc Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu chỉ ra sự tương đồng ấn tượng giữa mạng lướt thần kinh của bộ não và mạng lưới liên kết giữa các hệ thiên hà, được công bố trên tạp chí Nature.

Nhóm của Krioukov đã tạo nên một mô phỏng trên máy tính, phân tích phạm vi vũ trụ đã biết thành các đơn vị không gian – thời gian ở mức hạ nguyên tử, theo Live Science. Mô phỏng sẽ dần thêm vào các đơn vị không – thời gian khi lịch sử của vũ trụ tiến tới. Sự tương tác không ngừng giữa vật chất của thiên hà cũng giống như sự tương tác tạo nên mạng lưới thần kinh trong bộ não con người.

Nhà vật lý học Kevin Bassler thuộc Đại học Houston, người không tham gia vào nghiên cứu này, đã nói rằng cuộc thử nghiệm đã gợi mở đến một định luật cơ bản điều khiển các mạng lưới này.

Tháng 5/2011, Seyed Hadi Anjamrooz thuộc Đại học Y Khoa Kerman và các nhà khoa học Iran đã công bố một báo cáo trên Tạp chí Vật lý học Quốc tế về mối tương quan giữa tế bào và vũ trụ.

Các khoa học gia giải thích rằng hố đen giống như nhân tế bào. Chân trời sự kiện của hố đen (event horizon) – nôm na là giới hạn mà vật thể sẽ không thể quay trở lại và bị lực hấp dẫn kéo vào trong hố đen – cũng giống với màng nhân bào.

>> Vì sao có thể nói “cơ thể người là một tiểu vũ trụ”?

Chân trời sự kiện của hố đen có 2 lớp, giống như màng nhân bào – mọi vật rơi vào trong đều không thể ra ngoài. Màng nhân bào phân chia tách các chất lỏng trong tế bào, ngăn ngừa sự trộn lẫn và điều hòa sự trao đổi chất trong và ngoài nhân tế bào. Một điểm tương đồng khác là hố đen và tế bào sống đều phát ra các túi bức xạ điện từ.

Các nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Gần như tất cả những gì tồn tại trong vũ trụ lớn đều được phản ánh trong tế bào sinh học như một tiểu vũ trụ. Nói đơn giản, vũ trụ có thể được nhìn nhận như một tế bào.”

Tác giả: Tara MacIsaac và Henry Jom, ET
Minh Anh dịch

Xem thêm: