25 địa danh bạn nên tham quan trước khi chúng biến mất hoàn toàn trên Trái Đất (P.2)
Minh Nguyệt
•
Chủ nhật, 25/06/2017
Chia sẻ G+
Chia sẻ FB
Chia sẻ Twitter
Bình luận
Trên địa cầu chúng ta có rất nhiều cảnh quan vô cùng kỳ vĩ và ngoạn mục, là những tuyệt tác của bà mẹ thiên nhiên. Nhưng do sự thay đổi của khí hậu cũng như sự tàn phá của con người, ngày nay một số địa điểm đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn trong vòng khoảng 100 năm tới hoặc sớm hơn.
Từ những dòng sông băng ở Patagonia cho đến lưu vực Congo ở Châu Phi… những kỳ quan này đang dần dần biến mất, trải rộng khắp cả hành tinh chúng ta.
Hãy ghé thăm những địa danh này sớm khi bạn có thể, trước khi chúng hoàn toàn biến mất.
Lưu vực sông Congo là nơi có diện tích rừng mưa nhiệt đới lớn thứ hai trên thế giới, đây cũng là một trong những khu vực có hệ sinh học đa dạng nhất thế giới với hơn 10.000 loài thực vật, 1.000 loài chim và 400 loài động vật có vú. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc dự đoán rằng 2/3 diện tích rừng bao gồm cả thực vật và động vật hoang dã, có thể sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2040.
Biển Chết giáp biên giới với Jordan và Israel, đã giảm đi khoảng 24m và kích thước giảm mất 1/3 trong vòng 40 năm qua. Nếu như các quốc gia lân cận vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước từ sông Jordan (nơi duy nhất cung cấp nước cho Biển Chết), thì Biển Chết có thể sẽ mất hoàn toàn trong 50 năm tới.
Vườn quốc gia Everglades đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi mực nước ngày càng lên cao, sự xuất hiện của những loài động thực vật mới và cả sự phát triển nhanh chóng của các đô thị. Tất cả các vấn đề trên đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực này.
Tin buồn cho những ai yêu thích trượt tuyết và những người hâm hộ các môn thể thao mùa đông. Sự thay đổi khí hậu đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến dãy núi Alps vì chúng thấp đi so với các ngọn núi khác, như đỉnh Rockies. Hàng năm, khoảng 3% băng đá bị mất đi tại dãy núi này, có nghĩa là với tốc độ bị bào mòn như hiện nay thì đến năm 2050 sẽ không còn sông băng trên dãy núi Alps nữa.
Là một quốc đảo nằm giữa Úc và Hawaii, thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương, Tuvalu bao gồm 9 hòn đảo đá ngầm và san hô, đây cũng là quốc gia nhỏ thứ tư trên thế giới với diện tích khoảng 26 km vuông. Cư dân trên đảo là những người Polynesia được các nhà khoa học chứng minh là đã định cư tại Tuvalu từ khoảng 3.000 năm trước.
Những hòn đảo này đang có nguy cơ chìm xuống mặt nước vì hiện nay quần đảo này chỉ cao hơn mặt nước biển khoảng 4.5m.
Đền Taj Mahal và một trong những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng nhất thế giới, nhưng các chuyên gia đang lo ngại khu vực này có thể sụp đổ trong một thời gian ngắn do sự xói mòn và ô nhiễm môi trường.
Rạn san hô lớn nhất thế giới Great Barrier Reef của Úc đã giảm hơn một nửa kích thước do nhiệt độ tăng cao trong 30 năm qua. Bên cạnh đó, việc ô nhiễm axit dẫn đến làm phai màu của san hô cũng là một mối quan tâm. Các nhà khoa học hàng đầu đã dự đoán rằng rạn san hô này có thể sẽ hoàn toàn biến mất vào năm 2030.
(Ảnh: Shutterstock/Brian Kinney)
20. Kim tự tháp, Ai Cập
Kim tự tháp và tượng Nhân Sư đang phải đối mặt với sự xói mòn do ô nhiễm môi trường. Nước thải chảy qua và làm yếu đi phần nền bên dưới. Mối lo ngại lớn nhất hiện nay chính là sự ô nhiễm môi trường sẽ có thể dẫn đến việc sụp đổ hoàn toàn các công trình này.
(Ảnh: Shutterstock)
21. Rừng Amazon, Brazil
Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với diện tích 2,1 triệu dặm vuông (khoảng 3,4 triệu km vuông). Các loài động thực vật nơi đây rất đa dạng nhưng do việc mở rộng đất canh tác nông nghiệp đã tàn phá khu vực này nghiêm trọng, diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
Công trình nhân tạo lớn nhất thế giới chính là Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc đã tồn tại hơn 2.000 năm, nhưng gần đây do sự mở rộng của nông nghiệp đã phá hủy gần 2/3 công trình vĩ đại này. Trong vòng 20 năm tiếp theo, sự ăn mòn sẽ hoàn toàn phá hủy kiến trúc này.
Maldives là một quốc đảo nằm ở Ấn Độ Dương, khu vực này đang dần dần chìm xuống do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự đoán trong khoảng 100 năm tới, Maldives sẽ hoàn toàn chìm ngập trong nước.
24. Nhà thờ Hồi giáo ở Timbuktu, Mali
Nhà thờ Hồi giáo ở Timbuktu được xây dựng chủ yếu từ bùn vào thế kỷ 14 đến 16 và là di sản thế giới được UNESCO công nhận. Nhưng do lượng mưa tăng nhanh trong những năm gần đây kết hợp với nhiệt độ tăng cao không ngừng, khu vực này đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn.
Big Sur được biết đến như một khu vực ngắm cá voi ở cự li gần nổi tiếng, nhưng hiện nay hạn hán và cháy rừng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng khu vực ven biển, dẫn đến việc cá voi không còn thường xuyên xuất hiện ở khu vực này hàng năm.