Vì việc nghĩa chẳng từ nan, vì chữ tín có thể đánh đổi mạng sống, vì lương tâm mà đứng cùng cái thiện giữa hiểm nguy, tất cả những câu chuyện xưa cũ đó vẫn còn khiến người thời nay phải rung động và suy ngẫm…

Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nay
Tranh cô gái đọc sách của họa sĩ Mai Trung Thứ.

Bất luận là thời xưa hay thời nay, ở xã hội nào cũng vậy, nhân loại đều luôn miệt mài kiếm tìm một điều gì đó xa xăm. Có người gọi đó là chân lý, có người gọi đó là nguyên tắc sống, cũng có người gọi đó là đạo. Người xưa dạy rằng, bản thân mỗi người chúng ta đều có một khối bảo vật vô giá, nếu sử dụng tốt khối bảo vật này thì mới có thể khiến con người tìm về chốn bình yên, tìm về với thiện lành, với chân lý. Bảo vật này nước không thể làm ướt, lửa không thể thiêu cháy, gió không thể thổi bay, ánh mặt trời không thể sấy khô. Tên của nó chính là “lương tâm”.

Và để có thể giữ cho bảo vật ấy luôn trong sáng, thì những câu chuyện về đạo đức của người xưa thật là một thứ mặt gương có thể phản chiếu cho chúng ta nhìn thấy những khuyết điểm của chính mình. Trong chuyên đề “Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nay”, báo Trí Thức VN xin được gửi tới độc giả những câu chuyện xưa cũ mà vẫn còn nguyên ý nghĩa…

1Quân Vương nhân nghĩa, muôn dân được lợi ích

Người có lòng nhân nghĩa một khi làm việc gì đều suy xét đến lợi ích của người khác trước lợi ích của bản thân mình. Bởi vậy, nếu trong một phạm vi nhỏ là một tập thể hay phạm vi lớn là một quốc gia, người đứng đầu có lòng nhân nghĩa thì những người bên dưới sẽ thu được lợi ích.

Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nayĐừng tham lợi nhỏ

Người xưa thường nói: “Trong miếng mồi ngon tất có con cá chết”. Lời nói đó vô cùng đúng, nhất là trong xã hội hiện nay, khi có nhiều bậc cha mẹ luôn không ngừng lấy tiền của ra “chiêu đãi” con cái rồi cho đó mới là thương yêu. Nhưng mấy ai biết rằng, chính sự thương yêu lầm lạc ấy mang lại tai hại nhiều hơn là lợi ích.

Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nay“Không tham” là báu vật

Từ thời cổ đại đến nay, sự suy vong của một quốc gia, đất nước hay nhỏ bé như một gia đình, một cá nhân thì phần lớn đều là có nguyên nhân bắt nguồn từ “tham”.

Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nayNgẩng đầu giải thích không bằng cúi đầu nhận lỗi

Một người khi phạm phải sai lầm hay bị người khác chỉ ra khuyết điểm thì nên là cực lực giải thích hay là nên thẳng thắn thừa nhận? Một người khi bị người khác hiểu lầm thì nên mỉm cười mà bỏ qua, tin rằng bản thân thanh sạch thì tự sẽ thanh sạch, hay giận dữ mà chỉ trích lại?

5Tống Thái Tông hành ác, nghiệp báo truyền 6 đời

Tống Thái Tông (939 – 997) tên thật là Triệu Quang Nghĩa, là vị Hoàng đế thứ hai của vương triều Bắc Tống trong lịch sử Trung Hoa. Mặc dù khi lên ngôi, Tống Thái Tông đã nhiều lần cải biến sử sách, nhưng rất nhiều sự thật lịch sử vẫn không thể bị chôn vùi.

Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nayNgười quân tử coi trọng của cải nhưng không tùy tiện nhận

Khổng Tử nói: “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo” ý nói: Người quân tử coi trọng của cải nhưng lấy của cải phải đúng đạo lý.

7Người thật thà được nhiều hơn mất

Bất luận là thời xưa hay thời nay, ở xã hội nào cũng vậy, ai trong chúng ta cũng muốn tiếp xúc, kết bạn, ở chung và làm việc cùng với những người trung thành, thật thà. Đó là điều không ai có thể phủ nhận được

8Người quân tử kết giao đạm nhạt như nước

Từ xưa đến nay, người đến với người vì lợi ích thì khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa sẽ dễ dàng bỏ nhau, thậm chí vì chút lợi nhỏ cũng sẽ làm hại nhau. Nhưng vì thiên tính, vì chân thành mà kết giao thì đến khi nghèo túng, hoạn nạn, tai họa sẽ giúp nhau, thậm chí quên mình vì nhau.

9Người tính không bằng trời tính

Một người không quá để tâm, so đo tính toán làm sao để bản thân được lợi thì cuối cùng lại được lợi. Trái lại, người luôn tìm cách để người khác chịu thiệt thòi mà chiếm lợi về mình thì cuối cùng lại bị mất nhiều hơn. Người ta nói đó là “người tính không bằng trời tính”!

10Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên

Trong “Chu dịch” viết rằng: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật” (Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật). Câu này ý muốn nói rằng, Thượng Thiên ban cho một người hay một quốc gia bao nhiêu vinh hoa phú quý là căn cứ ở việc họ có bao nhiêu đức hạnh.

11Lựa chọn thiện hay ác là vô cùng quan trọng

Con người tại thời khắc mấu chốt có sự lựa chọn khác nhau sẽ đem đến tương lai khác nhau cho bản thân mình. Người xưa tin rằng, vận mệnh của một người là đã sớm được an bài một cách chi tiết và tinh tế. Nếu không đã không thể đoán được vận mệnh của một người. Nhưng họ cũng cho rằng, vận mệnh của một người không phải là vĩnh viễn không thể thay đổi được và sự lựa chọn của một người là vô cùng quan trọng.

12Quân Vương nhân nghĩa là phúc của muôn dân

Người có lòng nhân nghĩa một khi làm việc gì đều sẽ suy xét đến lợi ích của người khác trước lợi ích của bản thân mình, luôn hành thiện và rời xa ác. Cho nên, nếu ở trong phạm vi nhỏ là một tập thể hay phạm vi lớn là một quốc gia, người đứng đầu có lòng nhân nghĩa thì những người bên dưới cũng sẽ được hưởng phúc.

13Làm việc ác bị ác báo, kết cục của tiểu nhân Triệu Cao

Cổ nhân tin rằng: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tục ngữ cổ cũng có câu: “Thiện ác không phải không có báo mà là chưa đến lúc”. Kỳ thực, nhìn lại lịch sử chúng ta có thể thấy, kể từ thời sơ khai đã có vô số những ví dụ về “làm việc ác bị ác báo”.

14Vận mệnh của một người là có thể cải biến được?

Cổ nhân cho rằng, vận mệnh của một người là do trời định nhưng phúc họa của một người lại là do bản thân tự chiêu mời mà đến. Một người có vận mệnh không may mắn nhưng vẫn có thể cải biến được, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người ấy.

Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nayAi cũng có trong mình một báu vật vô giá

Bản thân mỗi người chúng ta đều có một khối bảo vật vô giá. Nếu sử dụng tốt khối bảo vật này, nó có thể khiến cho thiên hạ được an định và bản thân được bình an…

Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nayNguyên tắc làm người của cổ nhân: Vô công không nhận lộc

Người xưa đều tuân thủ nguyên tắc làm người “vô công không nhận lộc”. Đối với người hiện đại ngày nay mà nói, không ít người cho rằng chuẩn tắc đạo đức của người xưa là cổ hủ, lạc hậu. Nhưng kỳ thực, đây mới là tiêu chuẩn chân chính của làm người.

67Cổ nhân dạy: “Nước nguy nhớ đến tướng tài”, người xưa chọn tướng tài như thế nào?

Ngạn ngữ cổ có câu: “Nhà nghèo nhớ đến vợ hiền, nước nguy nhớ đến tướng tài”, để nói rằng người vợ hiền cũng giống như vị tướng tài là vô cùng quan trọng. Họ có thể khiến nhà nghèo, nước nguy thành gia đình hưng thịnh và đất nước phồn vinh.
Vậy ngày xưa, cổ nhân lựa chọn người tài như thế nào để cứu nguy cho đất nước?

78“Nhẫn” là chìa khóa để tránh được tai họa

Một người, khi đứng trước mâu thuẫn mà có thể nhẫn nhịn, “lùi một bước” thì đó không phải làngười yếu nhược mà là thể hiện của tâm đại nhẫn, của người có trí huệ. cao xa.

 13 trường hợp hủy hoại tượng Phật bị báo ứng trong lịch sử

Cổ nhân có câu: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, hay “Đả tăng mạ Đạo, tất có ác báo.” (giết sư phỉ báng Phật Pháp, tất có ác báo). Nhưng, không ít người ngày nay không tin vào “nhân quả báo ứng”, “thiện ác có báo.” Thực tế đã có rất nhiều trường hợp làm việc ác mà bị quả báo ngay lập tức khiến nhiều người tỉnh ngộ.

 2Cách tiến cử nhân tài của người quân tử

Một lần, vua Tấn Bình Công, vị vua thứ 31 nước Tấn hỏi Kỳ Hoàng Dương: “Huyện Nam Dương thiếu một huyện lệnh, khanh xem ai có thể đảm nhận chức này?” Kỳ Hoàng Dương đáp: “Giải Hồ có thể đảm nhận chức này”. Vua Tấn Bình Công nói: “Chẳng phải Giải Hồ là người đối đầu với khanh à? Sao khanh lại tiến cử ông ấy?” Kỳ Hoàng Dương thưa: “Quân vương hỏi ai có thể giữ chức vụ này, không hỏi ai là kẻ thù của thần!”

 3Cổ nhân kết giao: Hiểu rõ đức hạnh của một người là cách tránh tai họa

Cổ nhân giảng rằng, có ba kiểu bạn có ích và ba kiểu bạn có hại. Chúng ta có thể xem hết thảy mọi người đều là bạn bè, thế nhưng phải biết quý trọng sinh mệnh của mình, kết giao với những người có đức hạnh tốt, không thân cận với những người có đức hạnh xấu xa mà gặp phải tai họa đáng tiếc. Vậy, người xưa kết giao bạn bè như thế nào?

 4Chỉ phạm một thứ cũng đủ vong quốc

Thời Đông Chu, Ngô Vương Phù Sai, ngày ngày bầu bạn cùng Tây Thi, thưởng thức mỹ tửu, cuối cùng bị nước Việt tiêu diệt. Trụ Vương bởi vì sủng ái Đát Kỷ xây dựng “Lộc Đài” hùng vỹ, “rượu rót thành bể, thịt treo thành rừng, để nam nữ lõa thể đuổi nhau trong đó, có thể uống suốt đêm dài”, cuối cùng thân mất nước vong. Bởi vậy mà cổ nhân nói: “Tửu, Vị, Sắc, Đài – trong bốn thứ này chỉ mắc phải một thứ cũng đủ khiến quốc gia diệt vong. Ngày nay, bậc Quân vương bốn thứ đó đều đủ cả, không đáng cảnh tỉnh hay sao?”

1Hai câu chuyện lịch sử về “phú quý do Trời định”

“Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều chuyện xảy ra vượt quá tầm kiểm soát và dự đoán của con người. Nếu xuất hiện kết quả không như ý nguyện thì thông thường người ta cho rằng đó là “ngẫu nhiên”. Nhưng kỳ thực, cẩn thận suy ngẫm lại chúng ta sẽ phát hiện ra rằng: “Trên đời này dường như không có chuyện gì là ngẫu nhiên cả!”

2‘Biết hổ thẹn’ là một loại mỹ đức, là ‘người dẫn đường’ của lương tri

“Cổ nhân giảng: “Tri sỉ cận hồ dũng”, người biết xấu hổ thì cũng được xem là người gan dạ, dũng cảm. Một người biết hổ thẹn thì gặp của cải tài vật mới không tham, lâm vào khó khăn mà không bị khuất phục. Cho nên, vô luận là tu dưỡng cá nhân hay là khí tiết của dân tộc thì “sỉ” đều là “người dẫn đường” của lương tri. Chỉ người có tâm hổ thẹn sẽ dám chịu trách nhiệm và không làm việc trái với lương tâm của mình.”

3Bài học lịch sử: Trọng dụng người tài đức thì an, đánh mất người tài đức thì loạn

“Trải qua rất nhiều sự tồn vong của các triều đại trong lịch sử, cổ nhân đúc kết ra một nguyên tắc: “Đất nước có người tài đức thì an bình, đánh mất người tài đức thì thiên hạ loạn lạc”. Nhìn lại lịch sử, việc có được hay đánh mất những người hiền tài có quan hệ mật thiết đối với sự an nguy của quốc gia. Bất kể là trong thời cuộc nào, chỉ cần người cầm quyền kiêu căng, thất đức làm bừa, gần kẻ tiểu nhân xa rời người quân tử, thì sớm muộn gì cũng đi đến diệt vong. Dưới đây là một ví dụ điển hình về một triều đại như thế.”

4Câu chuyện lịch sử: Đời trước hành thiện, đời sau hiển vinh

Trong suy nghĩ của cổ nhân, vòng xoay nhân quả, thiện ác có báo là thiên lý tồn tại khách quan. Nó không thuận theo ý muốn chủ quan của con người mà hoán chuyển. Họ tin tưởng vào luật nhân quả, coi trọng nghĩa mà xem thường lợi ích. Khi người khác cần giúp đỡ thì giúp đỡ họ, dùng lòng từ bi mà đối đãi với tất cả, kết quả được đền bù, phúc đức quảng đại. Đây cũng chính là phúc đức mà người xưa để lại cho con cháu.

1 2Cám dỗ về danh lợi cho biết tiết tháo của một người

Muốn biết ý chí của một người như thế nào, có đáng tin cậy hay không, hãy nhìn vào khả năng của người đó trước sự cám dỗ của danh lợi là có thể biết rõ.

2 2Người ham mê sắc dục sẽ gặp phải những hậu quả gì?

Cổ nhân giảng: “Tham đắm sắc dục sẽ làm thương thân bại đức”. Những kẻ háo sắc, nghĩ là điều đó đem lại cho họ cảm giác sung sướng. Nhưng họ không biết rằng đó chỉ là những cảm giác nhất thời, còn những khổ đau mà nó gây ra thì lại là trong cả cuộc đời.

3 23 trường hợp ác quan hại người cuối cùng thành hại mình

Ác quan Chu Hưng khi được Tuấn Thần hỏi về cách ép người khác nhận tội đã hãnh diện nói: “Việc này không khó, chỉ cần bỏ phạm nhân vào cái chum to rồi châm lửa đốt xung quanh thì lo gì hắn không nhận tội!”. Sau này đến lượt Tuấn Thần xét xử Chu Hưng đã nói: “Đệ phụng theo mật chỉ, nói có người tố cáo huynh mưu phản, mời huynh vào chum!” Chu Hưng vừa nghe bốn chữ “mời huynh vào chum” thì hồn bay phách lạc, toàn thân mềm nhũn, liên tục rập đầu nhận tội…

4 2Kẻ nghèo hèn lấy tư cách gì mà khinh thường người khác?

Một lần Điền Tử Phương gặp Thái tử trên đường, Thái tử liền dừng xe lại để cho xe ngựa của Điền Tử Phương đi trước. Không ngờ, khi xe ngựa đi qua, Điền Tử Phương ngay cả một cái liếc mắt cũng không nhìn về phía Thái tử, thản nhiên đi qua. Thái tử Kích tức giận nói: “Người giàu sang phú quý mới hay kiêu ngạo, khinh thường người khác, còn kẻ nghèo hèn thì lấy tư cách gì mà khinh người khác?…”

5 1Bậc cao nhân xử sự như thế nào khi bị người khác nhục mạ, hãm hại?

Tăng Quốc Phiên, tiến sĩ triều Đạo Quang, một Nho gia lỗi lạc từng căn dặn thuộc hạ và người nhà: “Kẻ sĩ có ba việc không tranh đấu, đó là: Chớ tranh đấu danh với người quân tử, chớ tranh đấu lợi với kẻ tiểu nhân và chớ cùng trời đất so đấu khôn khéo.”

6 1Tiền bạc nhiều bao nhiêu cũng không đủ để đánh đổi danh dự

Tiền bạc nhiều bao nhiêu cũng không đủ để đổi lấy danh dự và lòng trung thực. Tiền bạc không là gì so với danh dự. Danh dự và lòng trung thực mới là cái mà chúng ta không thể để mất.

7 1Kết cục của 3 người làm nhục và đập phá tượng Phật trong lịch sử

Có lẽ, không ít người ngày nay đã không còn tin vào nhân quả báo ứng, “thiện ác có báo” nữa. Nhưng, thực tế đã có rất nhiều trường hợp làm việc ác, đặc biệt là phá hủy những nơi linh thiêng như chùa chiền miếu mạo, tượng Phật, kinh Phật… mà bị quả báo ngay lập tức khiến nhiều người tỉnh ngộ, không thể không tin. Dưới đây xin trích dẫn lại ba trường hợp bị báo ứng vì vũ nhục và phá hủy tượng Phật trong lịch sử.

8Niệm ‘dâm dục’ vừa khởi thì liêm sỉ và luân lý đều mất hết

Thời cổ đại, khi đạo đức con người còn cao thượng, cổ nhân luôn tin rằng, “háo sắc tham dâm”, có ý niệm xằng bậy hay hành vi quan hệ bất chính với người không phải vợ chồng là một việc vi phạm luân thường đạo lý. Tội lỗi ấy là trời không dung đất không tha, khiến Thần linh phẫn nộ. Đối với những người phạm tội tà dâm, người thì bị mất mạng, người thì bị mất chức vị, người thì hủy hoại gia đình và thậm chí bị tuyệt tự…

9Phúc phận của một người đến từ đâu?

Mặc dù có người đã rất cố gắng, nỗ lực, rất phấn đấu nhưng quanh năm suốt tháng vẫn sống trong khó khăn, túng bấn. Ngược lại, có người sinh ra đã no đủ, sung sướng. Đó là bởi vì mỗi người là có “phúc phận” và “phúc khí” khác nhau. Vậy, “phúc phận” và “phúc khí” của một người rốt cuộc là đến từ đâu?

Chuyên đề “Đọc chuyện xưa ngẫm chuyện nay” sẽ tiếp tục được cập nhật.

An Hòa

Xem thêm: