Ngoài 7 người tử nạn, còn 33 người khác bị thương, tất cả đều cư trú ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

sat lo
Hình ảnh sau vụ sạt lở núi ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc cách trước đó (ngày 24/6) khiến hàng trăm người chết và mất tích. (Ảnh chụp video)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ông Trần Đức Quý cho biết chính quyền địa phương đang liên hệ với cơ quan chức năng phía Trung Quốc để hoàn tất thủ tục, sớm đưa các nạn nhân tử vong trong vụ sạt lở đất xảy ra ở huyện Mông Sơn, TP Ngô Châu (khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây – Trung Quốc) về quê mai táng.

Cả 7 nạn nhân đều là người lớn tuổi, trú ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc. 33 người bị thương cũng là người dân huyện Mèo Vạc.

Đại diện UBND tỉnh Hà Giang cho biết chính quyền địa phương cũng đang xác minh có bao nhiêu người ở Khâu Vai và các xã lân cận đi lao động gặp nạn bên Trung Quốc, đến nay vẫn chưa có thông tin cụ thể.

Trước đó, ngày 18/7, Công an khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã gửi công hàm đến Tổng lãnh sứ quán Việt Nam tại Nam Ninh, thông báo danh sách những công dân Việt Nam bị nạn do lũ quét, sạt lở đất tại huyện Mông Sơn, thành phố Ngô Châu (thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc).

Cụ thể có 7 người chết, 33 người bị thương, được cho là sang Trung Quốc làm thuê.

Theo số liệu của  Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang, năm 2011 có 6.170 lượt lao động tự do của Hà Giang sang Trung Quốc làm việc; năm 2012 là 11.898 lượt người; năm 2013 là 15.083 lượt. Độ tuổi dao động từ  20 đến 30, đa số là vượt biên trái phép.

Vì là lao động nhập cư trái phép, điều này khiến những lao động này không được các tổ chức chính trị xã hội bảo vệ (không được cấp phép, không thực hiện việc đăng ký với cơ quan quản lý hai bên, qua biên giới không giấy tờ xuất nhập cảnh), dẫn đến người lao động dễ bị xâm hại (bị quỵt tiền công, bị đuổi về qua đường mòn, bị tai nạn lao động không được bảo vệ quyền lợi, bị chết không được bồi thường…)

Nguyễn Sơn

Xem thêm: